Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 8: Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan)

Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 8: Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan)

I. TÌM HIỂU CHUNG

Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm

1, Tác giả

? Dựa vào chú thích SGK em hãy nêu đôi nét về tác giả ?

Gv chốt ý:

- Tác giả bài thơ QĐN là Bà HTQ cái tên BHTQ được gọi dựa trên chức quan của chồng bà, chồng bà vốn là chi huyện Thanh Quan thuộc Thái Ninh, tỉnh Thái Bình do đó bà mới có tên là BHTQ

- Tên thật của bà vốn là Nguyễn Thị Hinh về lai lịch năm sinh năm mất của bà vẫn còn nhiều tranh cãi chỉ biết rằng bà sống ở tk XIX. Quê của bà ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Bà vốn là người học rộng tài cao, một nữ sĩ tài danh hiếm có thời trung đại. Chính vì mến mộ tài năng đức độ của bà mà vua Minh Mạng đã mời bà vào kinh đô Phú Xuân ở Huế để dữ chức Cung trung giáo tập dạy học cho các công chúa và cung phi.

- Các sáng tác thơ ca của bà cho đến nay số lượng lưu trữ không nhiều nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều thể hiện một đặc điểm thơ nổi bật đó chính là tính chất trang nhã, điêu luyện, mang nặng tâm sự hoài cổ buồn thương da diết.

+ Các con ghi vài nét tiêu biểu của tác giả

• Thi sĩ tiêu biểu ở TK XIX

• Thơ trang nhã, cổ kính

Đó chính là tất cả những thông tin cơ bản nhất về tác giả BHTQ mà chúng ta cần phải ghi nhớ.

 

docx 6 trang bachkq715 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Bài 8: Qua đèo ngang (Bà huyện Thanh Quan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG 
 Bà Huyện Thanh Quan 
Giới thiệu bài: 
 Các em thân mến, nước Việt Nam nổi tiếng có một dải Hoành Sơn hung vĩ trên con đường thiên lý bắc nam, có một Đèo Ngang nghi dấu sự cắt chia đất nước trong suốt hơn thế kỉ và cũng có cả một Đèo Ngang trong thi ca của những thi nhân Đất Việt. Ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu một bài thơ viết về khung cảnh con đèo nổi tiếng ấy đó chính là bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan một nữ sĩ tài danh hiếm có thời trung đại.
 Trước khi đi phân tích chi tiết văn bản chúng ta sẽ cùng cô vào phần 
TÌM HIỂU CHUNG
Chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm 
1, Tác giả 
? Dựa vào chú thích SGK em hãy nêu đôi nét về tác giả ?
Gv chốt ý: 
Tác giả bài thơ QĐN là Bà HTQ cái tên BHTQ được gọi dựa trên chức quan của chồng bà, chồng bà vốn là chi huyện Thanh Quan thuộc Thái Ninh, tỉnh Thái Bình do đó bà mới có tên là BHTQ
Tên thật của bà vốn là Nguyễn Thị Hinh về lai lịch năm sinh năm mất của bà vẫn còn nhiều tranh cãi chỉ biết rằng bà sống ở tk XIX. Quê của bà ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Bà vốn là người học rộng tài cao, một nữ sĩ tài danh hiếm có thời trung đại. Chính vì mến mộ tài năng đức độ của bà mà vua Minh Mạng đã mời bà vào kinh đô Phú Xuân ở Huế để dữ chức Cung trung giáo tập dạy học cho các công chúa và cung phi.
Các sáng tác thơ ca của bà cho đến nay số lượng lưu trữ không nhiều nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều thể hiện một đặc điểm thơ nổi bật đó chính là tính chất trang nhã, điêu luyện, mang nặng tâm sự hoài cổ buồn thương da diết. 
+ Các con ghi vài nét tiêu biểu của tác giả 
Thi sĩ tiêu biểu ở TK XIX
Thơ trang nhã, cổ kính 
Đó chính là tất cả những thông tin cơ bản nhất về tác giả BHTQ mà chúng ta cần phải ghi nhớ.
Tiếp theo chúng ta cùng cô đi vào tìm hiểu những nét khái quát về tác phẩm 
 2. Tác phẩm
 ? Từ tiểu dẫn các con hãy cho cô biết: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể loại thơ gì? Đề tài của bài thơ nói về điều gì? 
HCST
Bài thơ QĐN được st khi bà HTQ trên đường vào kinh đô Phú Xuân nhậm chức Cung trung giáo tập.
( Như chúng ta đã biết BHTQ quê ở Thăng Long ở Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội bà vốn là người Đàng ngoài thuộc chúa Trịnh nhưng mệnh trời chuyển về họ Nguyễn lúc đó bà đã được chúa Nguyễn mời vào cung Phú Xuân ở Huế để nhận chức Trung cung giáo tập dạy học cho các công chúa và cung phi. Trên đường vào kinh đô để phò vua mới thì khi đi qua Đèo Ngang bà đã dừng chân ngắm cảnh và sáng tác nên bà thơ QĐN đó chính là hcst của tác phẩm)
 b, Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
Trên bảng là toàn bộ bài thơ QĐN. Bây giờ chúng ta sẽ cùng cô đọc quan sát để tìm hiểu về đặc điểm thể thơ của bài thơ này. Bài thơ QĐN được sáng tác bằng thể thơ ( Thất ngôn bát cú Đường luật) chúng ta xem bài thơ này có đặc điểm gì khác so với những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay những bài thơ lục bát mà chúng ta đã học. Quan sát chúng ta thấy bài thơ này được sáng tác bằng chữ Nôm, một bài thơ có 8 câu thơ và mỗi một câu thơ gồm có 7 chữ với cách gieo vần niêm luật độc đáo mà các con có thể xem thêm ở phần chú thích sao trong SGK về thể thơ.
Từ đây chúng ta sẽ cùng cô xác định bố cục bài thơ QĐN. Ta đã biết bài thơ QĐN được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường Luật. Bố cục chung của một bài thơ TNBCĐL chia ra làm 4 phần: đề (giới thiệu hoàn cảnh) - thực ( tả thực cảnh ĐN) – luận (nỗi niềm nhà thơ) – kết (tâm trạng tác giả)
c, Đề tài: Hoàng hôn nhớ nước, nhớ nhà
Thơ của bà thường viết nhiều về thiên nhiên vào lúc trời chiều nó gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn buồn, cảnh trông thơ bà như bức tranh thủy mặc được chấm phá được diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ, tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối quê nhà đối với quá khứ vàng son một đi không trở lại của dân tộc. 
(Bây giờ chúng ta cùng cô đi phân tích từng phần 1 của bài thơ này dựa trên bố cục mà chúng ta vừa chia. Trước hết chúng ta đọc văn bản (gv đọc))
Đọc – Hiểu văn bản 
Chúng ta lần lượt phân tích từng phần theo bố cục
Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh 
(đọc 2 câu đề) 
? Các con hãy xác định cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả trong hai câu đề ở thời điểm nào trong ngày và thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? 
Chúng ta thấy cái thời điểm, ko gian và thời gian được lựa chọn ở hai câu đề là những những thời điểm ranh giới giao thoa cụ thể 
+ Không gian: “ Đèo Ngang” chính là con đèo hùng vĩ phân chia ranh giới 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, là ranh giới phân chia Đàng trong và Đàng ngoài ngày xưa, ranh giới giữa hai triều đại đó cũng là ranh giới của hai tâm trạng -> Như vậy không gian này nó gợi lên được sự mênh mông, rộng lớn, hùng vĩ của cảnh vật 
+ Thời gian: được nhắc đến “ bóng xế tà” -> thời điểm dễ gợi nên nỗi buồn cô đơn, trống vắng. Đây là lúc mà trời đã về chiều chuyển giao giữ ngày và đêm, đó là thời khắc của ngày tàn, lúc này bầu trời chỉ còn lại những tia nắng yếu ớt, màn đêm đang dần buông xuống, sau một ngày lao động mệt mỏi cật lực con người và cảnh vật dường như cũng muốn nghỉ ngơi, ngừng mọi hoạt động để về xum vầy bên mái ấm gia đình, bên những người thân yêu nhưng cũng đúng thời điểm đó người thi sĩ mới đặt chân đến vùng đất mênh mong và xa lạ, thời điểm ấy không còn là thời điểm vui tươi rạng rỡ như lúc bình minh sáng sớm mà nó đã xiêu xiêu hoài niệm mơ màng à thời điểm phù hợp với tâm trạng của người lữ khách xa nhà nó gợi buồn, gợi nhớ, gợi sự cô đơn. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong ca dao 
 “ Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
 Trong về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Thời gian và không gian được miêu tả trong hai câu đề chính là yếu tố nghệ thuật để bộc lộ tâm trạng
? Nếu câu thơ đầu tiên gợi nhắc về không gian và thời gian thì câu thơ thứ hai của phần đề đã miêu tả thiên nhiên của ĐN, vậy cảnh ĐN đã được gợi tả qua những từ ngữ nào? 
Chúng ta thấy cảnh vật xuất hiện trong câu thơ thứ hai có “ cỏ, cây, đá, lá, hoa”. Chỉ bằng một câu thơ mà chúng ta thấy có các biện pháp nghệ thuật 
+ Thứ nhất: phép liệt kê, liệt kê hàng loạt các sự vật của cảnh vật để gây ấn tượng về số lượng bề bộn, dày đặc của cảnh vật 
+ Thứ 2: Điệp từ “chen” được lặp lại 2 lần đó chính là biện pháp điệp ngữ “chen” có nghĩa là lẫn vào nhau, lấn nhau đan xen nhau không có hàng lối trật tự nào cả 
Cảnh vật rậm rạp, hoang vắng, chen lấn nhau để tồn tại, thiên nhiên như không có dấu ấn của con người, chưa có sự tác động của bàn tay con người -> cái nhìn cận cảnh với đôi nét chấm phá đã gợi không khí chung của toàn cảnh đó là cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơ, rậm rạp và hắt hiu.
Cái nét tả thực gợi lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không gian vắng lặng, gợi buồn
( như vậy 2 câu mở đầu đã mở ra một thế giới thực tại và thế giới tâm tưởng: thế giới thực tại là thế giới hoang dã, hắt hiu dù đầy sức sống. còn thế giới tâm tưởng chính là nỗi buồn và sự cô đơn trong lòng của nữ sĩ) 
(Chúng ta cùng cô chuyển đến 2 câu thơ thực )
Hai câu thực: Tả thực cảnh Đèo Ngang
(đọc 2 câu thơ)
Nếu như 2 câu thơ đề (1,2) đã miêu tả bao quát cảnh vật thiên nhiên ĐN thì 2 câu thực này lại miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người ở ĐN. 
Người ta thường nói là trên núi nhưng tác giả lại nói dưới núi như vậy điểm nhìn của nv trữ tình đã có sự thay đổi và dịch chuyển. Từ cách nhìn cận cảnh, nhìn gần chỉ thấy đá, lá, hoa chen nhau thì bây giờ nữ sĩ đã phóng tầm mắt ra xa đứng từ trên cao nhìn xuống dưới để bao quát sự vật. Bức tranh tranh ĐN lúc này đã có sự xuất hiện sự sống con người qua hình ảnh “tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà” . “tiều” người đi đốn củi, “ chợ mấy nhà” hình ảnh xóm chợ
Vậy thì chúng ta xem 
? Trong hai câu thơ thực chúng ta có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng trong 2 câu thơ này? 
Chúng ta thấy chỉ bằng 2 câu thơ mà xuất hiện những biện pháp nghệ thuật. Đầu tiên sử dụng từ láy gợi hình “ lom khom” “lác đác” ( lom khom gợi tả hình dáng nhỏ bé của người tiều phu. Lác đác gợi sự thưa thớt, ít ỏi của sự vật xóm chợ) 
Hai từ láy kết hợp với từ “vài” và từ “mấy”, “vài” và “mấy” vốn là lượng từ chỉ lượng ít.
Trong hai câu thơ ta thấy nét độc đáo đó là sử dụng biện pháp đảo ngữ “tiều vài chú” và “ chợ mấy nhà”: đáng đúng trật tự của nó phải là vài chú tiều và mấy nhà chợ nhưng tác giả lại nói “tiều vài chú” “chợ mấy nhà”, đảo tiều và chợ lên trên.
Từ việc sử dụng từ láy gợi hình kết hợp với các lượng từ chỉ lượng ít và phép đảo nó đã khắc họa, nhấn mạnh sự nhỏ bé, thưa thớt, ít ỏi của con người và sự sống con người đồng thời nó cũng làm nổi bật được cái hoang vắng tiêu điều của cảnh vật thiên nhiên một nét chấm phá ước lệ trong thơ cổ, cái dáng vẻ lom khom của chú tiều hái củi đã làm cho con người vốn nhỏ bé nay lại càng nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Và cái chợ vố là cái nơi biểu hiện đời sống của một cộng đồng làng xã lẽ ra nó phải tấp nập đông vui nhưng ở đây nó chỉ là mấy túp lều xơ xác bên sông -> chính cảnh vật thiên nhiên này lại càng gợi ra cho nữ sĩ cảm giác cô đơn, trống trải và nhỏ bé. 
Trong hai câu thơ này ta thấy có một biện pháp nữa đó là biện pháp đối: việc sử dụng phép đối nó tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ và đảm bảo tính chất của thơ Đường (lom khom > < chợ mấy nhà)
 Như vậy ở trong 2 câu thơ thực này khi chúng ta tìm hiểu thì ta đánh giá như thế nào về cuộc sống của con người nơi ĐN này?
đó chính là h/ả con người thưa thớt, một cuộc sống hoang vắng tiêu điều. Con người xuất hiện tưởng chừng như làm cho bức tranh vui tươi sinh động lên nhưng ngược lại nó lại làm bức tranh ĐN trở nên thư thớt, hoang vắng và tiêu điều hơn
như vậy với bốn câu thơ đầu đầu tiên BHTQ đã phác họa được bức tranh phong cảnh nhiên nhiên ở ĐN. Núi đèo bát ngát xanh tươi đâu đó thấp thoáng bóng dáng con người nhưng còn thư thớt, hoang sơ, cảnh được nhìn vào lúc chiều tà tác giả đang trong cảnh xa nhà mang tâm trạng cô đơn nên cảnh vật cũng buồn và hoang vắng. Như nhà thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều của mình đã viết “ cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Và tâm trạng ấy được bộc lộ rõ nhất trong hai câu thơ tiếp theo. 
 chúng ta sẽ cùng cô đến với 2 câu thơ luận 
Hai câu luận: Nỗi niềm nhà thơ 
(đọc 2 câu thơ)
? Các em hãy cho cô biết tâm trạng của tác giả được thiện qua những câu từ nào và em có nhận xét gì về tâm trạng đó trong hai câu thơ này?
Tâm trạng ấy được thể hiện rất rõ qua những câu từ “nhớ nước”, “ thương nhà” dường như trong tâm trí của tác giả hai chữ nước nhà đang đè nặng trong trái tim
+ “nhớ nước” là nhớ về triều đình thủa xa xưa, dưới thời vua Lê. BHTQ vốn là người Đàng ngoài thuộc Lê Trịnh nhưng nay thời thế thay đổi lại thuộc về triều Nguyễn ở Đàng trong vì vậy mà trong tâm tư của bà không khỏi có những ngầm lắng tự thương nhớ và luyến tiếc triều Lê, nỗi nhớ thương này không chỉ của riêng bà mà còn là nỗi nhớ thương của tất cả người dân xứ Đàng ngoài. Nỗi nhớ thương có tính cách lịch sử. 
+ “thương nhà” người lữ khách một mình xa quê nhớ tổ ấm nhớ quê nhà.
? Trong buổi chiều tà hoang vắng đó nhà thơ đã nghe thấy âm thanh gì ?
Đó chính là âm thanh của “con quốc quốc” và “cái gia gia” là âm thanh của tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa. Đặc tính của hai âm thanh này đó là gợi sự triền miên, khắc khoải, da diết đặc biệt ở trong quang cảnh hoang vắng núi đồi ĐN -> đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh (lấy động để tả sự tĩnh lặng. Tiếng kêu khắc khoải của chim quốc, chim đa trong không gian mênh mông rộng lớn ĐN, tiếng kêu nhỏ thôi nhưng tác giả vẫn nghe thấy bởi vì không gian vô cùng tĩnh lặng) -> tiếng chim cũng là yếu tố nghệ thuật có tác dụng gợi tả tâm trạng nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Ta còn thấy nghệ thuật chơi chữ đồng âm: chơi chữ đồng âm qua chữ “ quốc2”, “gia2” mô phỏng tiếng chim hoang dã. Từ “quốc” và từ “gia” vừa gợi được âm thanh tiếng kêu của con chim Quốc chim Đa nhưng đồng thời nó cũng là từ Hán Việt “Quốc” dịch ra có nghĩa là nước “Gia” dịch ra có nghĩa là nhà cái cách chơi chữ đồng âm tạo cách hiểu bất ngờ và hấp đẫn thú vị cho câu thơ. 
> Nhấn mạnh tiếng lòng của tác giả. Tiếng lòng thể hiện tâm trạng buồn nhớ nước thương nhà hoài cổ của BHTQ
4, Hai câu kết: Tâm trạng tác giả
Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ kết 
(đọc thơ) 
?Nghệ thuật bao trùm lên hai câu thơ cuối này gì? đó chính là nghệ thuật đối, đối giữa “ trời, non, nước” với “ một mảnh tình riêng”.
+ “trời, non, nước” gợi không gian bao la, mênh mông, rợn ngợp đến vô cùng của cảnh vật thiên nhiên
+ Nó đối lập hoàn toàn với “một mảnh tình riêng” đó chính là nỗi buồn khéo kín, lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé của nhân vật trữ tình. 
Bài thơ kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”,
? chúng ta hiểu gì về cụm từ này?
 “ta với ta” nhấn mạnh được sự cô đơn tuyệt đối của nhà thơ đó chính là nỗi buồn, nỗi cô đơn không có ai để san sẻ, chỉ ta mới hiểu lòng ta mà thôi vì thế nên sự cô đơn càng tăng lên gấp bội nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực bi lụy mà là tấm lòng đau đáu của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình nó đáng được cảm thông và trân trọng.
 Như vậy hai câu thơ kết bộc lộ trực tiếp tâm trạng cô đơn, trống vắng lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn của nhân vật trữ tình -> bài thơ sử dụng bút pháp độc đáo tiêu biểu ở đây chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình, một bút pháp quen thuộc được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thơ ca trung đại. Ở bà thơ này bút pháp này có hiệu quả độc đáo đặc sắc trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình một cách kín đáo. Tác giả không trực tiếp nói lên nỗi nhớ nước, thương nhà không trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn nhưng nỗi niềm tâm trạng ấy như thấm sâu vào từng câu, từng chữ của bài thơ.
Tổng kết
 1, Nghệ thuật 
Bút pháp miêu tả lấy cảnh ngụ tình điêu luyện, trang nhã
 Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩ gợi
hình, gợi cảm
Sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ hiệu quả trong tả cảnh, tả tình
 2, Nội dung
Bức tranh Đèo Ngang mênh mông, hoang vu, đượm buồn
Bộc lộ tâm trạng nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng và sự
cô đơn của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_7_bai_8_qua_deo_ngang_ba_huyen_thanh_qu.docx