Giáo án Đại số 7 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Đại số 7 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

 Tiết 43+44. §2. ĐƠN THỨC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết các khái niệm đơn thúc, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức.

2. Kỹ năng

- Biết cách xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức.

3. Thái độ

 - Rèn kĩ năng chia sẻ và thái độ tích cực.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu.

2. Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

Ngày giảng: 7A: 15/01/2021

Tiết 43

1. Ổn định tổ chức lớp(1p)

2. Khởi động đầu giờ (3p):

Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi.)

 

docx 66 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Chương trình học kỳ 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2021
CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Tiết 41+42. §1. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ.
GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm biểu thức đại số, giá trị của biểu thức đại số.
2. Kỹ năng
- Tính được giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến.
3. Thái độ
 - Rèn kĩ năng chia sẻ và thái độ tích cực.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu; bảng phụ mục chú ý, bài 2 TL/31.
2. Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày giảng: 7A: 11/01/2021 
Tiết 41
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ (2p): 
Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...)
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
Khởi động (5p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài mới.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 3p hoàn thiện các phép tính của mục A, 
- HS thực hiện, thống nhất, báo cáo và chia sẻ kết quả.
(A= 32; B= 26; C= 17; D= 98)
Từ kết quả mục A, GV đặt vấn đề vào bài
Hoạt động hình thành kiến thức (34p)
Mục tiêu: Biết được khái niệm biểu thức đại số, giá trị của biểu thức đại số.
GV Cho HS cặp đôi 3p thực hiện mục 1a TL/26 
- HS cá nhân thực hiện , sau đó trao đổi kiểm tra kết quả cho nhau 
- GV thống nhất kết quả và thông báo các biểu thức như vậy gọi là biểu thức đại số 
- Yêu cầu HS học phần đóng khung (TL /28) về khái niệm biểu thức đại số
- Thế nào là biểu thức đại số?
HS trả lời, báo cáo, chia sẻ ý kiến
- GV Chốt lại khái niệm biểu thức đại số
- GV cho HS cá nhân thực hiện mục 1c(TL/ 29)
- HS cá nhân thực hiện , báo cáo, chia sẻ
- GV thống nhất kết quả và ghi bảng ví dụ
- GV cho cá nhân thực hiện mục 1d (TL/29) 
HS cá nhân thực hiện và báo cáo kết quả của bản thân
GV: + Gọi HS đọc chú ý
 + Mỗi chú ý GV chốt lại cho HS (Bảng phụ)
- Mục 1e TL/29 yêu cầu HS về nhà làm
GV quay lại bài tập 1c và giới thiệu đâu là biến, đâu là hằng
 - Trong biểu thức đại số biến số là gì?
- GV thông báo cho HS các nội dung trọng mục 2b)chú ý.
Mục 2c TL/30 GV hướng dẫn, HS về nhà thực hiện
- HS Trao đổi trong nhóm nội dung mục 3a,3b
- Muốn tính giá trị của biểu thức đại số ta làm như thế nào ?
- GV chốt cách trình bày các bài toán về tính giá trị của biểu thức đại số tương tự như TL và cho HS ghi vở.
- HS HĐN (4p) thực hiện mục 3c TL/30
- GV yêu cầu 1 nhóm chia sẻ kết quả và các nhóm chấm chéo lẫn nhau.
- GV nhận xét.(Chủ yếu lưu ý cách trình bày)
GV chốt kiến thức cơ bản 
+ Khái niệm hàm số và chú ý
+ Biến số, hằng số và chú ý
+ Cách tính giá trị của biểu thức đại số tại giá trị của biến cho trước
1. Biểu thức đại số
a) Ví dụ mở đầu
C = (5 + 8 ). 2
C = (5 + a ) .2
AB = x + y + 4
b) Khái niệm biểu thức đại số
 (TL/28)
c. Ví dụ
4x; 2.( 5 + a); 3. ( x + y); x2
3x + 4; xy; ; ........ là các biểu thức đại số
d. Chú ý (TL/29)
2. Biến số
a) Khái niệm (TL/29)
b) Chú ý (TL/30)
3. Giá trị của biểu thức đại số
- Để tính giá trị của một biểu thức đại số: 
+Thay các giá trị cho trước vào biểu thức 
+ Thực hiện các phép tính. 
- Vd:
Giá trị của biểu thức 3x+ 2 tại x=1 là 3.1+2= 5.
3c TL/30
+ Thay x = -1 vào biểu thức ta được:
 3.(-1)2 - 5. ( -1) + 1
 = 3 + 5 + 1 = 9
Vậy tại x = - 1 thì biểu thức có giá trị bằng 9
+ Thay x = -4; y = 3 vào biểu thức ta được (-4)2.3 = 16.3 =48
Vậy tại x = - 4; y = 3 thì biểu thức có giá trị bằng 48
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ kiến thức về biểu thức đại số, tính giá trị của biểu thức đại số.
- Hoàn thiện bài tập 1e, 2c vào vở.
- Làm các bài tập C1, 2, 4 TL/31
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị tốt các bài tập, tiết sau chữa bài tập.
Ngày giảng: 7A: 13/01/2021 
Tiết 42
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ (2p): 
Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...)
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
C. Hoạt động luyện tập (39p)
Mục tiêu: Tính được giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 2 TL/ 31 trong 4 phút
HS hoạt động nhóm, báo cáo, chia sẻ ý kiến (bảng phụ)
- GV theo dõi, trợ giúp HS
- GV yêu cầu HS báo cáo
- GV chuẩn xác kết quả đúng, cho HS chấm chéo bài.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm BT 1,4 TL/30+31
HS hoạt động cá nhân, trao đổi kết quả bài 1; 4với bạn, báo cáo, chia sẻ ý kiến.
GV theo dõi, trợ giúp HS
- GV yêu cầu HS báo cáo
- GV chuẩn xác kết quả đúng
- Nếu còn thời gian, GV đưa ra bài tập cho HS làm
Tính giá trị của biểu thức 3x2 - 9x tại x = 1 và x = 
Bài 2 TL/31
1 + e 2 + b 3 + a 
4 + c 5 + d
Bài 1 (TL/30)
a) x + y b) xy 
c) (x + y)(x - y)
Bài 4 (TL/31)
a) Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức 
3m - 2n ta được:
 3.(- 1) - 2.2 = - 3 - 2 = - 5
Vậy tại m = - 1; n = 2 biểu thức có giá trị bằng - 5
b) Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức
 7m + 2n - 6 ta được:
 7.(- 1) + 2.2 - 6 = - 7 + 4 - 6 = - 9
Vậy tại m = - 1; n = 2 biểu thức có giá trị bằng - 9
*Bài tập:
- Thay x = 1 vào biểu thức ta được:
3. 12 – 9.1 = 3 – 9 = -6
Vậy....
-Thay x = vào biểu thức ta được:
3. ()2 – 9. = - 
Vậy....
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Xem và làm lại các BT đã chữa. BTVN bài 3, 5 (TL/31)
D. Hoạt động vận dụng
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc phần D TL/31
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Yêu cầu học sinh Khá, giỏi về nhà làm bài tập 1,2 TL/32
*HD Chuẩn bị bài mới:
Đọc trước §2. “ Đơn thức”. Đơn thức là gì? Đơn thức thu gọn là gì?
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
 .............................	
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
 .............................	
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 07/01/2021
Ngày giảng: 7A: 15/01/2021
 Tiết 43+44. §2. ĐƠN THỨC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết các khái niệm đơn thúc, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức.
2. Kỹ năng
- Biết cách xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức.
3. Thái độ
 - Rèn kĩ năng chia sẻ và thái độ tích cực.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu.
2. Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày giảng: 7A: 15/01/2021
Tiết 43
1. Ổn định tổ chức lớp(1p)
2. Khởi động đầu giờ (3p): 
Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...)
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức (38p)
Mục tiêu: Biết các khái niệm đơn thúc, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức.
- Yêu cầu hs hoạt động nhóm 4p hoàn thiện các yêu cầu của mục 1a TL/33 sau đó chuyển sang mục 1b,c TL/33.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm, báo cáo và chia sẻ kết quả.
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển cho nhóm thực hiện 1a, sau đó GV mời 3 HS lên báo cáo kết quả.
+ Chia sẻ trước lớp kết quả 1a), GV nhận xét, đánh giá.
- HS tự tìm hiểu và trao đổi trong nhóm nội dung các mục 1b,1c 
- Thế nào là đơn thức?
- HS báo cáo chia sẻ và ghi vở KN.
- HS thực hiện 1c vào vở.
+ GV cử 3 HS lên báo cáo kết quả 1c và chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS chốt nội dung kiến thức về đơn thức.
- HS Trao đổi trong nhóm nội dung mục 2a,b TL/34.
- Thế nào là đơn thức thu gọn?
- HS báo cáo chia sẻ và ghi vở KN.
- HS HĐ cặp đôi thực hiện mục 2c TL/34
+ Cử đại diện HS đi kiểm tra chéo nội dung 2c của các nhóm.
 + GV cử 3 HS lên báo cáo kết quả 2c và chia sẻ trước lớp
Gv chốt.
- HS tự tìm hiểu và trao đổi trong nhóm nội dung các mục 2d) 
Gv chốt. 
- HS tự tìm hiểu và trao đổi trong nhóm nội dung các mục 3a,b TL/34
- Thế nào là bậc của đơn thức?
- HS báo cáo chia sẻ và ghi vở KN.
HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu 3c TL/35. Nhóm trưởng điều hành các TV trong nhóm thực hiện-> báo cáo, chia sẻ kết quả trước lớp.
GV quan sát, theo dõi các nhóm HĐ.
GV nhận xét, đánh giá
- HS Trao đổi trong nhóm nội dung mục 4b TL/35
- Muốn nhân hai đơn thức ta làm như thế nào ?
- GV chốt cách nhân hai dơn thức như TL và cho HS ghi vở.
- HS thực hiện 4c TL/36 vào vở và trao đổi nhóm cặp.
- Cử 2 HS lên bảng trình bày 4c và chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
1. Đơn thức
*Khái niệm TL/33
*VD : 5; x; 4y ; 2xyz; .
2. Đơn thức thu gọn
*Định nghĩa: TL/34
*VD: 2xy3z là 1 đơn thúc thu gọn, có hệ số là 2 và phần biến là xy3z.
*Chú ý TL/34
3. Bậc của đơn thức
*Định nghĩa TL/35
VD: -4xyz3 có tổng số mũ của các biến là 5 nên -4xyz3 có bậc là 5.
3c TL/35
* Xác định bậc các đơn thức
Đơn thức
Bậc
x2yz
4
5x
1
0,26
0
-3yz6
7
* Viết ba đơn thức có bậc 10
+ Một biến : - 3x10 ; t10 ; 0,25 y10
+ Hai biến : 2x5t5 ; x2y8 ; - 0,3 x6y4
+ Ba biến:2x5t3z2 ; x4y3t3 ;
 - 0,3 x2y5t3
4. Nhân hai đơn thức
*Chú ý:
- Để nhân hai đơn thức, ta làm như sau:
+ Nhân các hệ số với nhau 
+ Nhân phần biến với nhau
*VD: 
2xy. 3xyz= (2.3).(xy.xyz)=6x2y2z.
4c TL/36
* Tìm tích
x3 . - 8xy2 = [().(-8)].x3.x.y2
 = 16x4y2
*Viết thành tích đơn thức thu gọn
2x2y3(-5)y2x = - 10x3y5
5x4y(-2)xy2(-3)x3z = 30x8y3z
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ kiến thức về đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức, nhân hai đơn thức.
- Làm các bài tập 1, 2, 3 TL/36.
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Làm các bài tập, tiết sau chữa bài tập.
Ngày giảng: 7A /01/2021
Tiết 44
1. Ổn định tổ chức lớp(1p)
2. Khởi động đầu giờ (3p): 
Do ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...)
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
C. Hoạt động luyện tập (38p)
Mục tiêu: Biết cách xác định đơn thức, bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức.
- GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện bài 1, 2, 3TL/36 vào vở 
GV hướng dẫn HS (nếu cần)
Cá nhân HS thực hiện các bài tập 1,2,3 TL/36 vào vở.
+ Gọi HS báo cáo kết quả bài 1,2,3 và chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét, đánh giá.
GV nêu đề bài tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện
HS thực hiện theo HD của GV, báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, chốt kiến thức và cho HS chấm điểm chéo
GV chốt kiến thức toàn bài
Bài 1 TL/36
Đơn thức là biểu thức : 9x2yz ; 17,3
Bài 2 TL/36
Đơn thức 2,5x2y
+ Hệ số là 2,5 
+ Phần biến là x2y.
Đơn thức -0,25x2y2 
+ Hệ số là -0,25 
+ Phần biến là x2y2.
Bài 3 TL/36
a) -1/3x2y.2xy3= -2/3x3y4 (bậc là 7)
b) 1/4x2y.(-2x3y5)= -1/2x5y6 (bậc là 11)
*Bài tập:
Đơn thức
Tích
Bậc
2xy2 và 
-3x3y
-6x4y3
7
-x2y và 
½ xy5
-1/2x3y6
9
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ kiến thức về đơn thức, bậc của đơn thức, tích của đơn thức.
- Xem lại và hoàn thiện các bài tập đã chữa vào vở.
- HS khá giỏi thực hiện bài tập trong phần D TL/37, đọc và tìm hiểu phần E TL/37.
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tìm hiểu trước §3. Đơn thức đồng dạng. Thế nào là đơn thức đồng dạng?
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
	......................................................................................................................................................................................................................................................................................
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
 	...............................................................................................................................	.....
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 15/01/2021
Tiết 45+46. §3. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết khái niệm đơn thức đồng dạng.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các phép cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ
- Rèn kĩ năng chia sẻ và thái độ tích cực, tính toán cẩn thận.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn học, phấn màu.
2. Học sinh: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ngày giảng: 7A: /01/2021
Tiết 45
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ: 
Lồng ghép trong hoạt động khởi động
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
A. Khởi động (5p)
Mục tiêu: Bước đầu tìm hiểu về đơn thức đồng dạng.
Yêu cầu hs chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn” thực hiện yêu cầu của hđ khởi động.
- HS hoạt động cá nhân (1p). Chia hs thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3 bạn lên tham gia trò chơi.
-> GV theo dõi hoạt động của các nhóm và yêu cầu cả lớp nhận xét.
Sau đó yêu cầu 1 HS chỉ ra trong các đơn thức bạn vừa viết, các đơn thức có phần biến giống nhau, chỉ rõ hệ số của từng đơn thức đó.
Hoạt động hình thành kiến thức (36p)
Mục tiêu: Biết được khái niệm đơn thức đồng dạng. Thực hiện được các phép cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu của phần 1a) TL/38
- Các cặp đôi báo cáo kết quả
- GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm về đơn thức đồng dạng. Vd về đơn thức đồng dạng.
- Thế nào là hai đơn thúc đồng dạng?
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của phần 1c) TL/38
- Yêu cầu 1 vài HS báo cáo kết quả
- Yc HS HĐ nhóm (5p) thực hiện yêu cầu ý thứ 2 của 1c) điền dấu “x” vào ô thích hợp.
Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm hoạt động.
GV quan sát, theo dõi HS hoạt động.
Yc 1 nhóm lên báo cáo và chia sẻ kq trước lớp.
Gv nhận xét và chốt.
- Yêu cầu HS HĐ cặp đôi thực hiện các yêu cầu ý thức 3 của 1c) TL/39
GV yêu cầu 1 cặp đôi báo cáo KQ và chia sẻ.
Yêu cầu HS HĐCN làm bài 1 ( HĐ Luyện tập/40) HS báo cáo KQ và chia sẻ.
GV: Mời trưởng ban học tập điều khiển các bạn trả lời câu hỏi: Qua bài học này em đã đc học những kiến thức nào
- Trưởng ban học tập chốt lại các kiến thức đã học trong bài.
- HS Trao đổi trong nhóm nội dung mục 2b TL/39
(?)Để cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào
Yc 1 hs trả lời.
- GV chốt cách cộng ( hay trừ) hai dơn thức đồng dạng như TL và cho HS ghi vở.
- Cử 2 HS lên bảng trình bày 2c và chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
1. Đơn thức đồng dạng
*Khái niệm TL/38
Ví dụ: -3xy và xy là hai đơn thức đồng dạng.
*Chú ý TL/38
Vd: -2 và 5 là hai đơn thức đồng dạng.
1c TL/38
1S; 2S; 3Đ;4Đ; 5Đ; 6S.
Bài 1 TL/40
Nhóm các đơn thức đồng dạng:
N1: 5/3 x2y; -7x2y
N2: xy2; -1/2 xy2;1/4xy2
N3: x3; -5/9x3
2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
*Với a,b là các hệ số khác 0, x là biến số ta có:
 +) ax+bx=(a+b)x
 +) ax- bx=(a-b)x
*VD:
3xy3 - 5xy3= (3-5)xy3= -2xy3
5xyz + 9xyz= (5+9)xyz= 14xyz
2c TL/40
 3/4xyz2+ (-1/4)xyz2 = ½ xyz2
xy3+ 5xy3+(-7) xy3 =- xy3.
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
– Ghi nhớ khái niệm đơn thức đồng dạng, cách cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
– Xem và làm lại các ví dụ, bài tập đã chữa.
– Làm các bài tập 2, 3 4, 5 TL/40
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
– Làm các bài tập, tiết sau chữa bài tập.
Ngày giảng: 7A: /01/2021
Tiết 46
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ (3p): 
Do trưởng ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...).
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
Hoạt động luyện tập (38p)
Mục tiêu: Thực hiện được các phép cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện bài 2 TL/40 trong 5p
HS HĐN thực hiện, báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, đánh giá, cho HS chấm điểm chéo giữa các nhóm
- Cá nhân HS thực hiện bài tập 3 TL/40 vào vở.
+ Gọi HS báo cáo kết quả bài 3 và chia sẻ kết quả trước lớp
- GV quan sát hỗ trợ (nếu cần)
- GV nhận xét.
GV yêu cầu HS HĐ cặp đôi 5p thực hiện bài 4 TL/40
GV HD học sinh (nếu cần)
HS HĐ cặp đôi thực hiện, báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, sửa sai cho HS
Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS thực hiện bài 5 TL/40.
Bài 2 TL/40
Bài 3 TL/40
a) 12xy2z3 + (-6)xy2z3+ 20 xy2z3
=[12+ (-6)+20]xy2z3= 26 xy2z3
b) -x2yz + 12 x2yz+ (-10) x2yz+ x2yz
=[-1+12+(-10) + 1] x2yz= 2x2yz
Bài 4 TL/40
a) 3x2y + X= 5x2y
 X= 5x2y- 3x2y
 X= 2x2y
b) X- 2x2= -7x2
 X= -7x2 + 2x2
 X= -5x2
c) - 4x5 + (- 3x5 ) + 8x5
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ khái niệm đơn thức đồng dạng, cách cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
- Xem lại các bài tập đã chữa và hoàn thiện vào vở (nếu chưa làm xong).
- HS khá, giỏi làm bài tập trong phần D.E TL/41.
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Ôn tập các kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng để tiết sau luyện tập.
 *)Nhận xét, đánh giá học sinh:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
.............................................................................................................................................
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 26/01/2021
Ngày giảng: 7A: 01/02/2021
Tiết 47. LUYỆN TẬP VỀ ĐƠN THỨC, ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Củng cố cho học sinh kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng.
2. Kĩ năng
- Xác định được bậc của một đơn thức, nhân hai đơn thức, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực, cẩn thận, tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Hệ thống bài tập trên bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ (3p): 
Do trưởng ban văn nghệ điều hành (hát hoặc chơi trò chơi...).
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
C. Hoạt động luyện tập (38p)
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng. Xác định được bậc của một đơn thức, nhân hai đơn thức, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện bài 1 (đề bài trên bảng phụ)
GV hướng dẫn học sinh 
HS thực hiện, lên bảng báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, đánh giá, cho HS đổi vở chấm điểm chéo
GV nêu đề bài 2 (trên bảng phụ) 
GV hướng dẫn học sinh
- Chỉ ra các đơn thức đồng dạng?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện tính tổng, hiệu các đơn thức đồng dạng
GV gọi đại diện các nhóm lên báo cáo, chia sẻ kết quả.
HS các nhóm lên bảng trình bày, chia sẻ
GV nhận xét, sửa sai cho HS
GV chốt kiến thức
Bài 1. Thu gọn các đơn thức sau rồi chỉ ra hệ số và cho biết bậc của chúng:
a) 5x2.3xy2= (5.3).(x2.xy2)=15x3y2
- Hệ số: 15; Bậc: 5
- Hệ số: -1/2; Bậc: 7
- Hệ số: -6; Bậc: 7
- Hệ số: -6=3; Bậc: 9
Bài 2. Hãy xếp các đơn thức sau thành nhóm các đơn thức đồng dạng và tính tổng, hiệu các đơn thức đồng dạng đó:
Nhóm 1: 
+) 
+)
Nhóm 2: 
+)
+)
Nhóm 3: 
+)
+)
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ kiến thức đã học về đơn thức, nhân hai đơn thức, đơn thức đồng dạng, cách cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng.
- Xem lại các bài tập đã chữa và hoàn thiện vào vở (nếu chưa làm xong).
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tìm hiểu trước §4. Đa thức. Thế nào là đa thức? Bậc của đa thức?
 *)Nhận xét, đánh giá học sinh:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 26/01/2021
Ngày giảng: 7A: 03/02/2021
Tiết 48. §4. ĐA THỨC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết khái niệm đa thức, bậc của đa thức, nhận dạng và lấy được ví dụ về đa thức trong các trường hợp cụ thể.
- Biết thế nào là bậc của đa thức.
2. Kĩ năng
- Thu gọn được đa thức, tìm được bậc của đa thức.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ: 
Lồng ghép trong hoạt động khởi động.
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
Hoạt động khởi động (4p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài mới.
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
+ HS cá nhân đọc yêu cầu của trò chơi
+ Yêu cầu các nhóm thực hiện trong thời gian 2 phút ( lưu ý 1 thành viên trong nhóm vi phạm luật chơi thì nhóm đó thua cuộc
GV đặt vấn đề vào bài mới
Hoạt động hình thành kiến thức (29p)
Mục tiêu: Biết khái niệm đa thức, bậc của đa thức, nhận dạng và lấy được ví dụ về đa thức trong các trường hợp cụ thể. Biết thế nào là bậc của đa thức.
GV: yêu cầu HS đọc các biểu thức đại số (TL/42)
 HS cá nhân tìm hiểu TL, báo cáo, chia sẻ ý kiến.
+ Từ ví dụ GV thông báo các ví dụ đó được gọi là đa thức
GV: Cho HS tìm hiểu về định nghĩa đa thức, kí hiệu và quy ước (TL/42)
? Phát biểu định nghĩa đa thức
? Kí hiệu cho đa thức ntn
? Đơn thức có được gọi là đa thức không
GV chốt khái niệm cơ bản về đa thức, và hướng dẫn cụ thể trên ví dụ minh họa.
GV: +Cho HS cá nhân thực hiện làm bài tập 1c 
(TL/42)
HS: thực hiện theo yêu cầu và báo cáo
 + Gọi đồng thời 2 HS lên bảng thực hiện 
GV: +Cùng HS nhận xét bài làm của 2 HS 
 + Chốt kiến thức về đa thức
1. Đa thức
a. Ví dụ
- Các biểu thức đại số
 + x2 + y2
3x2 - y2 + xy - 7x
x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy - + 5
là các đa thức
b. Định nghĩa đa thức, kí hiệu, quy ước
 (TL/42)
*Ví dụ 
A = 3x2y - xy2 + xy - 7x3y (các hạng tử 3x2y; - xy2 ; xy ; - 7x3y 
1c TL/42
GV: cho HS cá nhân làm mục 2a 
(TL/42) (Thay đổi đề bài)
GV Cùng thực hiện cùng HS
A = -2x2y3 - xy +3x2y3- 13 + 2xy - x - 1
 = (-2x2y3 + 3x2y3) + (2xy - xy ) +[(- 13) +(- 1)] + ( - x )
 = x2y3 + xy + ( - 14)+ ( - x )
= x2y3 - xy- x -14
 + Thông báo cách làm như trên gọi là thu gọn đa thức
GV: Cho HS cặp đôi thực hiện mục 2c (TL/43), thay đổi đề bài.
GV: + Bao quát các cặp đôi thực hiện và giúp đỡ cặp còn lúng túng
 + Mời 1 cặp lên báo cáo và chia sẻ
 + Thống nhất kết quả 
 + Chốt về các bước thu gọn đa thức
GV: cho HS cá nhân làm mục 3a
 (TL/43)
GV: + Bao quát các HSthực hiện
 + Cho HS báo cáo chia sẻ
 + Thống nhất kết quả 
 + Thông báo trong đa thức bậc cao nhất của hạng tử trong đa thức gọi là bậc của đa thức
 + Yêu cầu HS tìm hiểu định nghĩa bậc của đa thức
HS: cá nhân thực hiện đọc (TL/43)
GV: Chốt kiên thức về 
+ Bậc của đa thức
+ Chú ý với đa thức 0
+ Tìm bậc của đa thức (đa thức phải được thu gọn)
2. Thu gọn đa thức
a. Ví dụ: 
Xét đa thức 
A = -2x2y3 - xy +3x2y3- 13 + 2xy 
 - x - 1
+ Các hạng tử của đa thức A là 
-2x2y3 ; - xy ; 3x2y3 ; - 13 ; xy ; - x; - 1
+ Các đơn thức đồng dạng của đa thức A là: -2x2y3 và 3x2y3; - xy và 2xy; - 13 và - 1
+ Thực hiện phép cộng các đơn thức đồng dạng
-2x2y3 + 3x2y3 = x2y3
 - xy + 2xy = xy
- 13 + (- 1) = - 14
b. Thu gọn đa thức
A= x2y3 - xy- x -14
*2c (TL/43)
Thu gọn đa thức
Q = 7x2y - 2xy + 2x2y - xy + 11xy - 3x + 3 + 2x - 6
=(7x2y +2x2y) - (2xy+ xy -11xy)
+(3x + 2x ) + (3 - 6)
= 9x2y +8xy +5x - 3
3. Bậc của đa thức
a. Ví dụ
Xét đa thức M= x2y5 - xy4 + y6 + 1
+ Các hạng tử và bậc của nó
x2y5 có bậc 7 ; - xy4 có bậc 5
y6 có bậc 6 1 có bậc 0
+ Bậc cao nhất là bậc 7 của x2y5 
b. Bậc của đa thức (TL/43)
c. Chú ý (TL/43)
Hoạt động luyện tập (8p)
Mục tiêu: Thu gọn được đa thức, tìm được bậc của đa thức.
- GV yêu cầu HS cá nhân thực hiện BT 1,2
Thay đổi đề bài BT1
HS hoạt động cá nhân bài 1;2 (TL/43), báo cáo, chia sẻ ý kiến.
- GV theo dõi, trợ giúp (nếu cần)
- GV yêu cầu HS báo cáo
- GV chốt câu trả lời đúng.
GV chốt kiến thức toàn bài
Bài 1. Tìm bậc của đa thức:
a) 4x3 - 2x + 5 - 2x + x3
 = 5x3 - 4x + 5 có bậc 3
b) 5x2 + 11x3 - 3x3 + 8x3 - 3x2 
= 16x3 +2x2 có bậc 3
Bài 2. Thu gọn đa thức:
M = x3 + y3+z3 + x3- y3 + z3 + x3 + y3 - z3 
= 3x3 + y3 + z3 
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Học và ghi nhớ về đa thức, bậc của đa thức, cách thu gọn đa thức, xem lại các BT đã chữa.
- BTVN: Bài 3 (TL/43); BT3 phần D (TL/44)
*HD chuẩn bị bài mới:
Tìm hiểu trước §5. “Cộng, trừ các đa thức”. Muốn cộng (trừ) đa thức ta làm như thế nào?
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
*) Điều chỉnh kế hoạch dạy học:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
Trung Lèng Hồ, ngày tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Hoàng Văn Quỳnh
Ngày soạn: 03/02/2021
Tiết 49+50. §5. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được thế nào là cộng, trừ đa thức.
2. Kĩ năng
- Tìm được tổng, hiệu của hai đa thức.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ mục 1c, 2c -TL/45+46 điền khuyết thiếu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Ngày giảng: 7A: / /2021
Tiết 49
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ: 
Lồng ghép trong hoạt động khởi động.
3. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Nội dung
Hoạt động khởi động (5p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài mới.
- Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chọn 2 bạn lĩnh thưởng thông qua hộp quà bí mật.
Câu 1: Viết một đa thức có bậc 4 có hai biến x; y
Câu 2: Viết một đa thức có bậc 6 có ba biến x ; y; z
- GV: Từ kết quả của 2 HS GV đặt vấn đề vào bài
Hoạt động hình thành kiến thức (36p)
Mục tiêu: Biết được thế nào là cộng, trừ đa thức.
GV giới thiệu cho HS nội dung 1b TL/45 về quy tắc cộng hai đa thức, sau đó lấy ví dụ để HS làm theo các bước.
- GV hướng dẫn HS thực hiện cộng 2 đa thức: P = x3y2 - 2x2 + 2 
và Q = -x2yz - 4x3y2 +2x2 +5 
GV: Cho HS cặp đôi thực hiện mục 1c (TL/45)
GV: + Bao quát các cặp đôi thực hiện và giúp đỡ cặp còn lúng túng
 + Mời 1 cặp lên báo cáo và chia sẻ (bảng phụ)
 + Thống nhất kết quả 
 + Chốt về các bước cộng hai đa thức
GV đưa ra quy tắc trừ hai đa thức như mục 2b TL/45
GV hướng dẫn HS thực hiện ví dụ trong mục 2a TL/45 (có thay đổi số liệu)
GV cho HS cặp đôi thực hiện mục 2c
 (TL/46)
GV: + Bao quát các cặp đôi thực hiện và giúp đỡ cặp còn lúng túng
 + Mời 1 cặp lên báo cáo và chia sẻ (bảng phụ)
 + Thống nhất kết quả 
 + Chốt về các bước trừ hai đa thức
1. Cộng hai đa thức
*Quy tắc cộng hai đa thức
 (TL/45)
*Ví dụ: Thực hiện cộng hai đa thức P và Q:
P + Q = ( x3y2 - 2x2 + 2 ) + (-x2yz - 4x3y2 +2x2 +5 ) 
 = x3y2 - 2x2 + 2 - x2yz - 4x3y2 +2x2 +5 
 = - 3x3y2 - x2yz+7
*1c (TL/45)
- Điền vào chỗ trống
- Tính tổng
 A + B = (5x2y - 5xy2+ xy) + ( xy - x2y2 + 5xy2)
= 5x2y -5xy2+ xy + xy - x2y2 + 5xy2
= 5x2y-(5xy2-5xy2)+(xy+xy) - x2y2 
= 5x2y + 2xy - x2y2
2. Trừ hai đa thức
*Quy tắc trừ hai đa thức 
(TL/45)
a. Ví dụ
P - Q = ( x3y2 - 2x2 +1 ) - (x2yz - 4x3y2 +2x2 +5 ) 
= x3y2-2x2+1- x2yz + 4x3y2 -2 x2 - 5 = 5x3y2 - 4x2 - x2yz-4 
*2c (TL/46)
- Điền khuyết
- Tính hiệu
 A - B = (5x2y - 5xy2+ xy) - ( xy - x2y2 + 5xy2)
=5x2y - 5xy2+ xy - xy + x2y2 - 5xy2
= 5x2y-(5xy2+5xy2)+ (xy-xy) - x2y2
 = 5x2y - 10xy2 - x2y2
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Học và ghi nhớ về cách cộng, trừ hai đa thức.
- Xem lại và hoàn thiện lại các BT đã chữa vào vở.
- Làm các bài tập 1,2,3, 4, 5 TL/46
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Làm các bài tập, tiết sau chữa bài tập.
Ngày giảng: 7A: / /2021
Tiết 50
1. Ổn định tổ chức lớp (1p)
2. Khởi động đầu giờ (3p): 
Trưởng ban văn nghệ cho các bạn khởi động (hát hoặc chơi trò chơi....)
3. Nội dung:
Hoạt động của gióa viên- học sinh
Nội dung
Hoạt động luyện tập (38p)
Mục tiêu: Tìm được tổng, hiệu của hai đa thức.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện Bài 1 TL/46 cộng các đa thức
GV theo dõi, hướng dẫn HS
GV Gọi 2 HS lên bảng trình bày cách làm và chia sẻ kết quả trước lớp.
GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng, lưu ý những lỗi sai thường gặp về dấu và kết quả 
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện Bài 2 TL/46 về cộng, trừ các đa thức
GV theo dõi, hướng dẫn HS
GV yêu cầu 3HS lên bảng báo cáo, chia sẻ ý kiến
GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng, lưu ý những lỗi sai thường gặp về dấu và kết quả
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện Bài 3a TL/46 
GV theo dõi, hướng dẫn HS
HS hoạt động nhóm: cá nhân thực hiện, trao đổi thống nhất trong hóm, báo cáo chia sẻ ý kiến
GV yêu cầu HS báo cáo, chia sẻ GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Bài 3b HS về nhà thực hiện tương tự.
GV hướng dẫn HS thực hiện Bài 4a TL/46 (GV thay số liệu đơn giản hơn)
? Để tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào?
HS: Thu gọn biểu thức -> thay giá trị đã cho vào biểu thức và tính toán.
Bài 1 TL/46
a) P+Q=(x2y+x3-xy2+3)+(x3+xy2-xy-6)
= x2y+x3-xy2+3+ x3+xy2-xy-6
=2x3+ x2y- xy-3
b)M+N=( x2y+0,5xy3-7,5x3y2+x3)+
(3xy3-x2y+5,5 x3y2)
= x2y+0,5xy3-7,5x3y2+x3 +3xy3-x2y+5,5 x3y2
= x3+3,5xy3-2 x3y2
Bài 2 TL/46
M= 3xyz-3x2+5xy-1
N= 5x2+xyz-5xy+3-y
M+N= (3xyz-3x2+5xy-1)+(5x2+xyz-5xy+3-y)
= 3xyz-3x2+5xy-1+5x2+xyz-5xy+3-y
=4xyz+2 x2+2-y.
M-N=(3xyz-3x2+5xy-1)-(5x2+xyz-5xy+3-y)= 3xyz-3x2+5xy-1-5x2-xyz+5xy-3+y
=2xyz+10 xy-8 x2-4+y
N - M = 8x2 - 2xyz - 10xy + 4 - y
Bài 3 TL/46
a) P + ( x2 - 2y2 ) = x2 - y2 + 3y2 - 1
 P = (x2 - y2 + 3y2 - 1) - ( x2 - 2y2 ) 
 = x2 - y2 + 3y2 - 1 - x2 + 2y2 = 4y2 - 1
Bài 4a TL/46
a) x2 + 2xy - 3x3 + 2y3+3x3 - y3
= x2 + 2xy + y3
Thay x = 2; y = 1 vào đa thức 
x2 + 2xy + y3 ta được 22 + 2.2.1 + 13 
= 4+4+1 = 9
Vậy tại x = 2; y = 1 đa thức
 x2 + 2xy - 3x3 + 2y3+3x3 - y3 có giá trị bằng 9
Hướng dẫn về nhà (3p)
*Hướng dẫn học bài cũ:
- Học và ghi nhớ về cách cộng, trừ hai đa thức.
- Hoàn thiện lại các BT đã chữa vào vở.
- Làm các bài tạp còn lại.
- HS khá, giỏi tìm hiểu mục D.E TL/47.
*HD chuẩn bị bài mới:
Xem trước §6.“ Đa thức một biến”. ? Thế nào là đa thức một biến?
*)Nhận xét, đánh giá học sinh:
........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_7_chuong_trinh_hoc_ky_2_nam_hoc_2020_2021.docx