Kế hoạch dạy học môn Đại số Lớp 7 - Chủ đề: Lũy thừa của một số hữu tỉ

Kế hoạch dạy học môn Đại số Lớp 7 - Chủ đề: Lũy thừa của một số hữu tỉ

I. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Tên chủ đề: LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ

Thời lượng: 03 tiết.

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm luỹ thừa của một số hữu tỉ

 - Biết các quy tắc về cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; luỹ thừa của một tích; luỹ thừa của một thương.

2. Về kỹ năng

- Biết cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; biết cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa.

3. Về thái độ

- Sau bài học, rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các kiến thức về tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; luỹ thừa của một tích; luỹ thừa của một thương

- Rèn luyện thái độ hợp tác, chính xác, kiên trì trong giải toán.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: Năng lực tư duy toán học, năng lực giao tiếp, năng lực độc lập giải quyết bài bài toán thực tiễn.

- Năng lực chuyên biệt :Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học, SGK, SBT, thước thẳng, máy chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Học và làm bài cũ, đọc bài mới.

- Ôn lũy thừa của một số tự nhiên.

Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học – Tổ chức dạy học

IV. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH

 

docx 15 trang sontrang 7301
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Đại số Lớp 7 - Chủ đề: Lũy thừa của một số hữu tỉ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
Nhóm: Chiềng Cọ, Chiềng Cơi, Chiềng An, Tô Hiệu
Bước 1: Xây dựng chủ đề
I. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề: LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
Thời lượng: 03 tiết.
Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm luỹ thừa của một số hữu tỉ
	- Biết các quy tắc về cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; luỹ thừa của một tích; luỹ thừa của một thương.
2. Về kỹ năng
- Biết cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; biết cách tính tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa.
3. Về thái độ
- Sau bài học, rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các kiến thức về tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa; luỹ thừa của một tích; luỹ thừa của một thương
- Rèn luyện thái độ hợp tác, chính xác, kiên trì trong giải toán.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: Năng lực tư duy toán học, năng lực giao tiếp, năng lực độc lập giải quyết bài bài toán thực tiễn. 
- Năng lực chuyên biệt :Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học, SGK, SBT, thước thẳng, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học và làm bài cũ, đọc bài mới. 
- Ôn lũy thừa của một số tự nhiên.
Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học – Tổ chức dạy học
IV. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
*) Chuỗi các hoạt động học
Tiết 1: 	 Ngày dạy: Dạy lớp: 7A
* Ổn định lớp
 Kiểm tra sỹ số: 7A: ..../32. Vắng.........................................
1) Hoạt động khởi động (5’) 
GV: Giao nhiệm vụ: 
Hoạt động cặp đôi điền vào các ô trống dưới đây theo mẫu: 
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
23
2
3
23 = 2.2.2 = 8
(-2)4
(-0,1)3
HS: Thực hiện ô trống. Đại diện 1 - 3 nhóm báo cáo.
GV: Nhận xét.
GV: Các lũy thừa (-2)4; ; (-0,1)3 là lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ. Cách tính giá trị của lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ; tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số, lũy thừa của một lũy thừa, lũy thừa của một tích, lũy thừa của một thương như thế nào? Ta cùng nghiên cứu chủ đề: 
LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Phát biểu và viết công thức TQ của định nghĩa lũy thừa của một số tự nhiên đã học ở lớp 6?
2. Từ kết quả bài tập trên và tương tự như ĐN lũy thừa của một số tự nhiên. Em hãy nêu định nghĩa luỹ thừa bậc n (với n là một số tự nhiên lớn hơn 1) của số hữu tỉ x.
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
HS: HĐ nhóm trả lời các câu hỏi
GV: KTKQ: KT kết quả của một số nhóm.
 Dự kiến KQ:
1. Lũy thừa bậc n của một số a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
2. Lũy thừa bậc n của số hữu tỉ x là tích của n thừa số x (n là một số tự nhiên lớn hơn 1).
* Định nghĩa: (Sgk/17)
GV: + Giới thiệu cách đọc: xn đọc là x mũ n hoặc x luỹ thừa n hoặc luỹ thừa bậc n của x.
 + Giới thiệu quy ước. 
 x: gọi là cơ số
 n: gọi là số mũ.
* Quy ước: xn = x
 x0 = 1 (x 1)
? Nếu viết SHT x dưới dạng thì có thể tính như thế nào? Từ đó tính 
HS: Với 
Vậy
GV: Lấy ví dụ và hướng dẫn HS cách đọc.
Ví dụ: ; 
đọc là “2 phần 3, lũy thừa n” hay “2 phần 3, mũ n” trong đó là cơ số, n là số mũ.
Ví dụ: ; 
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân điền vào chỗ chấm trong bảng dưới đây và đối chiếu kết quả với bạn.
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
...
...
...
...
...
...
...
HS: Thực hiện làm bài và đối chiếu kết quả với bạn cùng bạn.
GV: Đánh giá HĐ và cho HS ĐG nhau.
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi thực hiện bài ?1 SGK/17) và rút ra nhận xét về dấu của luỹ thừa với số mũ chẵn và dấu của luỹ thừa với số mũ lẻ của một số hữu tỉ âm?
HS: HĐ cặp đôi để trả lời các câu hỏi
GV: KTKQ: HS báo cáo kết quả
 Dự kiến KQ:
+) 
+) 
? 1 (Sgk/17)
+) 
+) 
+) 
+) 
+) Nhận xét: 
Luỹ thừa bậc chẵn của một số hữu tỉ âm là một số dương.
Luỹ thừa bậc lẻ của một số hữu tỉ âm là một số âm.
+) 
+) 
GV: Đánh giá HĐ, ý thức làm việc của HS.
GV: Chốt lại kiến thức phần 1:
+ Luỹ thừa bậc n của 1 số hữu tỉ là tích của n thừa số x. 
+ Với thì 
+ Luỹ thừa bậc chẵn của một số hữu tỉ âm là một số dương.
+ Luỹ thừa bậc lẻ của một số hữu tỉ âm là một số âm.
Hoạt động 2: Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm thực hiện phiếu học tập 1:
2. Tích và thương hai luỹ thừa cùng cơ số 
HS: HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập.
GV: KT kết quả. HS báo cáo KQ
Dự kiến KQ:
1. am. an = am + n am: an = am - n
2.a)
 Suy ra: 
 Suy ra:
3. Nhận xét: cách tính tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số với cơ số là số hữu tỉ cũng tương tự cách tính tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số với cơ số là số tự nhiên.
GV: Đánh giá HĐ, ý thức học tập của các nhóm HS.
? Từ kết quả thực hiện phiếu học tập 1 em hãy nêu quy tắc tính tích và thương hai lũy cùng cơ số với cơ số là số hữu tỉ?
* Quy tắc: (SGK- 18)
 xm. xn = xm+n 
 xm : xn= xm-n ( x 0; mn)
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân làm ?2 (SGK/18).
? 2 (Sgk/18)
HS: HĐ cá nhân. 2HS lên bảng làm ?2.
KTĐG: HS đánh giá HS; GV đánh giá bài làm của HS.
a, (-3)2. (-3)3 = (-3)5 + 3 = (-3)5
b, (- 0,25)5 : (- 0,25)3 = (- 0,25)5 - 3
 = (- 0,25)2
Hoạt động 3: Lũy thừa của lũy thừa
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân thực hiện ?3 (SGK/18).
3. Lũy thừa của lũy thừa
? 3 (Sgk/18)
HS: 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp HĐ cá nhân.
a, (22)3 và 26
Ta có: (22)3 = 22.22.22 = 26
Vậy (22)3 = 26
b, và 
 Ta có:
Vậy = 
? Qua ví dụ cho biết (xm)n = ? (x Q; m, nN)?
? Từ CT đó hãy phát biểu thành lời?
* Công thức: (xm)n = xm.n
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân làm ?4 (SGK/18).
HS: Làm ?4.
KQ: như bên
KTĐG: HS nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
GV: Nhận xét đánh giá HS
6
? 4 (Sgk/18)
a)
2
b) =
3. Củng cố - Luyện tập - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
a) Củng cố - Luyện tập 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân làm bài tập 1:
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân làm bài 27 và 28 (SGK/19)
HS: HĐ cá nhân. 2HS lên bảng làm bài.
Bài 27 (SGK/19)
; 
;
GV: Cho HS nhận xét đánh giá bài làm trên bảng.
KQ: như bên
GV: Đánh giá HĐ, ý thức học tập của HS.
Bài 28 (SGK/19)
; ; ; 
Nhận xét: Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là một số dương; Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là một số âm.
b) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
 - Học lí thuyết: Định nghĩa luỹ thừa của một số hữu tỉ, quy tắc nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số, công thức tính luỹ thừa của luỹ thừa.
- Làm bài tập: 29; 30; 31; 33 (sgk/19)
- Hướng dẫn 
+ Bài 30: Áp dụng qui tắc nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số để tìm x.
+ Bài 31: Sử dụng công thức luỹ thừa của luỹ thừa đưa cơ số dưới dạng tích các thừa số 0,5 theo yêu cầu.
- Đọc trước bài luỹ thừa của một số hữu tỉ (tiếp).
Tiết 2: 	 Ngày dạy: Dạy lớp: 7A
Hoạt động khởi động
 * Câu hỏi: 
 Câu 1. Nêu định nghĩa và viết công thức luỹ thừa bậc n của số hữu tỉ.
Hãy tính: 
 Câu 2. Bài 1: Xác định tính đúng (Đ) hay sai (S) của các câu sau:
a) 22 .23 = (22) 3 
b) 22 .23 = 32 . 23 
c) 22 .22 = (22)2 
d) 12 .13 = 12. 3 
e) (xm)n = xm .xn 
* Yêu cầu trả lời
 Câu 1. Luỹ thừa bậc n của 1 số hữu tỉ x. Ký hiệu xn là tích của n thừa số x (n là 1số tự nhiên lớn hơn 1)
Công thức: 
Bài tập: 
 Câu 2: 
a) Sai. Sửa sai: 22 .23 = 22+3 = 25 
b) Sai. Sửa sai: 22 .23 = 22+3 = 25 
c) Đúng 
d) Đúng
e) Sai. Sửa sai: (xm)n = xm.n 
ĐVĐ: Các em đã biết định nghĩa luỹ thừa của một số hữu tỉ, cách tính tích và hai luỹ thừa cùng cơ số, công thức tính luỹ thừa của luỹ thừa. Vậy tính nhanh tích (0,125)3.83 như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Luỹ thừa của một tích (15')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cặp đôi làm ?1
4. Luỹ thừa của một tích
? 1 (Sgk/21): 
HS: HĐ nhóm làm ?1
GV: KTKQ: Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày; các nhóm dưới lớp đổi bài kiểm tra chéo.
a) (2,5)2 và 22.52
Có (2,5)2 = 102 = 100
 22.52 = 4.25 = 100
Vậy (2,5)2 = 22.52
Dự kiến KQ: như bên
HS: nhận xét bài của nhóm bạn.
GV: Nhận xét, đánh giá HĐ học tập của HS.
b) và 
Có 
Vậy 
?: Qua 2 ví dụ trên hãy rút ra nhận xét: Muốn tính lũy thừa của 1 tích ta thực hiện như thế nào ?
 (x.y)n = ? với 
* Công thức: (x.y)n = xn.yn 
 HS: Luỹ thừa của 1 tích bằng tích các luỹ thừa. 
GV: Giới thiệu: Công thức trên ta có thể c/m như sau: 
 Với n > 0
GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân làm ?2.
HS: HĐ cá nhân làm ?2. Hai HS lên bảng làm bài.
Dự kiến KQ: Như bên.
HS nhận xét bài làm của HS.
GV nhận xét HĐ học tập của HS.
? 2 (Sgk/21): Giải:
GV: Ở ?2 ta đã áp dụng công thức theo chiều từ phải sang trái vậy công thức được áp dụng theo cả 2 chiều: 
Luỹ thừa của một tích
(x.y)n = xn.yn 
 Nhân 2 luỹ thừa cùng số mũ.
Hoạt động 2: Luỹ thừa của một thương (12')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm bàn làm ?3
5. Luỹ thừa của một thương
? 3 (Sgk/21): 
HS: HĐ nhóm làm ?3; 
GV: KTKQ: Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày; các nhóm dưới lớp đổi bài kiểm tra chéo.
Dự kiến KQ: như bên
HS: nhận xét bài của nhóm bạn.
GV: Nhận xét, đánh giá HĐ học tập của HS.
Giải:
a) và 
Vậy: 
b) và 
Ta có:
Vậy . 
? Tính: 
* TQ: 
GV: Giao nhiệm vụ: Tương tự cách chứng minh công thức lũy thừa của một tích hãy hoạt động cá nhân chứng minh công thức lũy thừa của một thương.
HS: HĐ cá nhân trả lời.
Dự kiến KQ:
GV: Nhấn mạnh có thể sử dụng công thức này theo cả hai chiều: luỹ thừa của một thương và chia hai luỹ thừa cùng số mũ. 
Luỹ thừa của một thương
 Chia 2 luỹ thừa cùng số mũ.
GV: HĐ cá nhân làm ?4 và ?5
? 4 (Sgk/21): 
HS: 4 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp HĐ cá nhân.
Dự kiến KQ: như bên.
HS nhận xét bài làm của HS.
GV đánh giá, nhận xét HĐ học tập của HS.
a) 
b) 
c) 
? 5 (Sgk/22): Giải
a) (0,125)3. 83 = (0,125.8)3
 = 13 
 = 1
b) (-39)4: 134 = (-39:13)4
 = - 34 
 = 81
3. Củng cố - Luyện tập - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
a) Củng cố - Luyện tập 
? Hãy tổng kết lại các công thức của lũy thừa của một số hữu tỉ mà em đã được học.
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: ( 0,125) 4 . 84 =
A.1000 
B.100 
C.10 
D.1
Câu 2: Số 224 viết dưới dạng lũy thừa có số mũ 8 là:
A.88 
B.98 
C.68 
Một đáp số khác 
Câu 3: Cho 20n : 5n = 4 thì :
A.n = 0 
B.n = 1 
C.n = 2 
D.n = 3
HS: HĐ cá nhân làm bài
KTĐG: HS đứng tại chỗ chọn phương án đúng (có giải thích cách làm).
Dự kiến KQ:
Câu 1.D
Câu 2. A
Câu 3. B
HS nhận xét bài của HS.
GV: Đánh giá hoạt động học của HS.
b) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Học lí thuyết: Ôn tập các quy tắc và công thức về luỹ thừa 
- Làm bài tập: 35; 36; 37(Sgk/22); 
- Hướng dẫn bài tập 37 (Sgk/22): Đưa về cùng cơ số, áp dụng công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa, luỹ thừa của 1 thương để làm.
Tiết 3: 	 Ngày dạy: Dạy lớp: 7A
1. Hoạt động khởi động
GV: Tổ chức chơi trò chơi “ Tìm bạn” 
	Thể lệ: Có 16 miếng bìa trên đó có ghi sẵn các phép tính và kết quả tương ứng. 16 bạn HS sẽ chọn cho mình một miếng bìa và đi tìm bạn cầm miếng bìa có kết quả tương ứng với kết quả ghi trên miếng bìa của mình.
	Nội dung 16 miếng bìa như sau
Cặp 1
Cặp 2
Cặp 3
98.28
188
98 : 38
38
52.53
55
Cặp 4
Cặp 5
Cặp 6
(52)3
56
(-0,2)2
0,04
(-7)10 : (-7)7
(-7)3
Cặp 7
Cặp 8
(-7)4.(-7)3
(-7)7
52 . 253
58
	16 HS tham gia trò chơi. Các HS dưới lớp làm giám khảo.
 Thời gian “tìm bạn” là 3 phút. Sau 3 phút các cặp tìm được đúng bạn của mình là các cặp giành chiến thắng ( nhận được phần thưởng là 1 tràng pháo tay).
	GV: hỏi 1 trong các cặp: Em đã áp dụng công thức nào đã học để tính giía trị phép tính ghi trên miếng bìa.
	HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Trong tiết học trước chúng ta đã được nghiên cứu các quy tắc về luỹ thừa của một số hữu tỉ. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng các quy tắc đó vào giải một số bài tập.
2. Nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Dạng 1: So sánh hai luỹ thừa (8')
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân làm bài 38 (SGK/22).
Gợi ý: 
?: Để viết dưới dạng luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào?
HS: Vận dụng quy tắc luỹ thừa của luỹ thừa theo chiều ngược lại.
HS: Làm bài 38.
KTĐG: 1 HS lên bảng trình bày.
HS đánh giá HS.
GV đánh giá, nhận xét HĐ học tập của HS.
1) Bài tập 38(SGK/22)
Giải:
a) Ta có: 227 = 23.9 = 89
 318 = 32.9 = 99
b)
 Vì 89 < 99 nên 227 < 318
?: Để so sánh hai luỹ thừa ta làm như thế nào? có mấy cách?
HS: Có 3 cách:
+ Tính giá trị của mỗi luỹ thừa rồi so sánh.
+ Viết chúng dưới dạng 2 luỹ thừa cùng cơ số rồi so sánh 2 số mũ.
+ Viết chúng dưới dạng 2 luỹ thừa cùng số mũ rồi so sánh cơ số.
GV: Giao nhiệm vụ: Tương tự cách làm bài 38 (SGK/22) hãy làm bài 43 (SBT/9)
HS: 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp HĐ cá nhân làm bài 43 (SBT/9)
Dự kiến KQ: Như bên
2) Bài tập 43 (SBT/9)
Giải:
Ta có: 2225 = 275.3 = (23)75 = 875
 3150 = 375.2 = (32)75 = 975
 Vì 8 < 9 suy ra 875 < 975
HS nhận xét bài làm của HS.
GV đánh giá, nhận xét HĐ học tập của HS.
Nhấn mạnh: Muốn so sánh 2 lũy thừa cần biến đổi 2 lũy thừa về cùng cơ số để so sánh 2 số mũ. Hoặc biến đổi 2 lũy thừa về cùng số mũ để so sánh 2 cơ số.
Dạng 2: Tính giá trị của biểu thức (15')
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân làm bài 40(sgk - 23)
3) Bài tập 40 (SGK/23)
HS: 4 HS lên bảng làm đồng thời.
Giải:
Dự kiến KQ: Như bên.
HS nhận xét bài làm của HS.
GV đánh giá, nhận xét HĐ học tập của HS.
a) ( + )2= ()2= 
b) 
GV: Đối với bài toán có nhiều phép tính thì ta thực hiện trong ngoặc trước sau đó đến phép toán luỹ thừa .
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm bàn làm bài 40(sgk - 23)
4) Bài tập 43(Sgk - 23)
Gợi ý: 
?: Để tính nhanh tổng trên áp dụng kiến thức nào?
HS: áp dụng tính chất của phân phối của phép nhân đới với phép cộng (đặt nhân tử chung là 22)
HS: Thảo luận theo nhóm bàn làm bài. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Dự kiến KQ: như bên.
Giải:
a) Ta có: 
S = 22 + 42 + 62 + ... + 202
 = 1.22 + 22 .22 + 22 .32 + .... + 22 .102 
 = 22 (1 + 22 + 32 + ... + 102 )
 = 22 . 385 = 1540
HS đánh giá HS.
GV đánh giá, nhận xét HĐ học tập của HS.
Dạng 3: Tìm số mũ của một luỹ thừa (8')
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân nghiên cứu bài 42.
5) Bài tập 42 (sgk - 23)
? Đề bài yêu cầu gì?
Giải:
? Đây thuộc dạng bài toán nào?
Nêu cách giải dạng bài tìm số mũ của một luỹ thừa?
Gợi ý: xem tính chất thừa nhận ở bài 35(sgk - 22). AD tính chất này để giải.
Để áp dụng tính chất đó trước hết cần phải làm gì?
Biến đổi luỹ thừa ở 2 vế về cùng cơ số.
 GV: Giao nhiệm vụ: HĐ nhóm làm bài 42.
HS: HĐ nhóm làm bài 42.
KTĐG: 3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm còn lại đổi bài kiểm tra chéo và nêu nhận xét.
GV: Đánh giá HĐ học tập của các nhóm HS.
a) 
c) 8n : 2n = 4 (8 : 2)n = 4 4n = 4
 n = 1
GV: Hướng dẫn HS tìm cách giải khác
Cách 2
a) 
c) 8n : 2n = 4 => 23n : 2n = 22 => 22n = 22 	=> 2n = 2 => n = 1
3. Củng cố - Luyện tập - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
a) Củng cố - Luyện tập 
GV: Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1: Cho 20n : 5n = 4 thì
A. n = 0 B. n = 3 
C. n = 2 D. n = 1
Bài 2: Cho biểu thứcChọn khẳng định đúng
 A. A > 1 B. A < 1 
 C. A > 2 D. A = 1
HS: HĐ cá nhân làm bài.
Dự kiến KQ:
Câu 1: Chọn đáp án D.
Câu 2: Chọn đáp án B.
b) Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng
GV: Giao nhiệm vụ: Đọc phần đọc thêm tìm hiểu câu chuyện thử tài Fi - bô - na - xi (SGK/20.
HS: HĐ cá nhân đọc phần đọc thêm.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu lũy thừa với số mũ nguyên âm (SGK/23)
c) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK, ôn lại các quy tắc về luỹ thừa.
- Làm bài tập 47, 48, 52 (SBT/11,12)
- Ôn lại các khái niệm tỷ số của 2 số hữu tỉ x và y ( với y 0), định nghĩa hai phân số bằng nhau: 
- Cách viết tỉ số giữa 2 số thành tỉ số hai số nguyên.
- Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài Tỉ lệ thức.
Bước 4. Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện chủ đề (Ưu điểm- Tồn tại)
1) Phân chia thời gian : .
2) Phương pháp : ..
3) Nội dung : 
4) Học sinh : 
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Điền vào chỗ trống ... để được khẳng định đúng.
Cho a N; m, n N ; m n thì 
 am. an = .... am: an = ...
2. Thực hiện các phép tính sau theo mẫu:
a) 
 Suy ra: ..........................................
 Suy ra: .............................................
3. So sánh cách tính tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số với cơ số là số hữu tỉ với cách tính tích và thương hai lũy thừa cùng cơ số với cơ số là số tự nhiên và rút ra nhận xét:
.............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_dai_so_lop_7_chu_de_luy_thua_cua_mot_so.docx