Giáo án Đại số 7 - Tiết 19: Đại lượng tỷ lệ thuận

Giáo án Đại số 7 - Tiết 19: Đại lượng tỷ lệ thuận

1. Kiến thức:

- Bước đầu thấy được quan hệ tỉ lệ thuận của hai đại lượng

- HS nhận biết công thức biểu diễn mối quan hệ của 2 đại lư¬ợng tỉ lệ thuận

2. Năng lực

- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học: Giao tiếp toán học. NL tư duy: logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học. NL tính toán; NL mô hình hóa toán học

-Năng lực chuyên biệt: Biết phân tích để nhận biết mối quan hệ của hai đại lượng trong bài toán cụ thể

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, hợp tác

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 19: Đại lượng tỷ lệ thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II : HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Tiết 19.Bài 1 .ĐẠI LƯỢNG TỶ LỆ THUẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu thấy được quan hệ tỉ lệ thuận của hai đại lượng
- HS nhận biết công thức biểu diễn mối quan hệ của 2 đại lượng tỉ lệ thuận
2. Năng lực 
- Năng lực chung: NL sử dụng ngôn ngữ toán học: Giao tiếp toán học. NL tư duy: logic, khả năng suy diễn, lập luận toán học. NL tính toán; NL mô hình hóa toán học
-Năng lực chuyên biệt: Biết phân tích để nhận biết mối quan hệ của hai đại lượng trong bài toán cụ thể
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, hợp tác
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Sgk, Sgv, các dạng toán thực tế...
2 - HS : Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a) Mục tiêu: Kích thích tính ham học hỏi của học sinh và bước đầu hình thành kiến thức mới.
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh làm ?1 .Hoạt động cá nhân
Hãy viết các công thức tính:
a, Quãng đường đi được s (km) theo thời gian t (h) của một chuyển động đều với vận tốc 15km/h.
b, Khối lượng m (kg) theo thể tích V (m3) của thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng D (kg/m3). ( Chú ý: D là hằng số khác 0).
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời bài tập GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn giải bài toán như sau
 ?1. Các công thức tính:
a, Công thức tính quãng đường.
s = v.t = 15.t ( km )
b, Công thức tính khối lượng.
m = V.D ( kg )
*Nhận xét. 
 Các công thức trên đều có điểm giống nhau là: Đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một số khác 0.
Nếu ta kí hiệu chung cho quãng đường và khối lượng là y, còn vận tốc và thể tích kí hiệu chung là x, các số đã biết kí hiệu là k thì công thức liên hệ giữa hai đại lượng trong ?1 có chung công thức nào ? Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 23 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về định nghĩa 
a) Mục tiêu: Hs biết thế nào là đại lượng tỉ lệ thuận
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Từ ?1câu a nếu thay S là y ; số đã biết ký hiệu là k ; t thay là x ta được công thức nào?
GV: Giới thiệu hai đại lượng tỉ lệ thuận và công thức
- Yêu cầu HS làm ? 2 sgk 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?3
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Trả lời các câu hỏi của GV
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS báo cáo kết quả
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
1) Định nghĩa:SGK
y tỉ lệ thuận với x nếu y = k.x 
k là hằng số khác 0; k gọi là hệ số tỉ lệ
?2 y tỉ lệ thuận với x theo hệ số 
Nên ta có y = x => x = y. 
Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số 
Chú ý: Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k thì x sẽ tỉ lệ thuận với y theo hệ số là 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất
a) Mục tiêu: Hs biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS làm ?4 
- Nêu tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Trả lời các câu hỏi của GV
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS báo cáo kết quả
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
2) Tính chất
?4 a) Vì y tỉ lệ thuận với x nên 
y = k x 
Þ k = y : x = 6 : 3 = 2
Do đó ta có công thức: y = 2.x
b) y2 = 2.4 = 8 ; y3 = 2.5 = 10 ;
 y4 = 6.2 = 12 
c) 
Từ đó ta có: 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
a) Mục tiêu: Bước đầu vận dụng được định nghĩa của hai đại lượng tỉ lệ thuân 
b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập theo nhóm
Bài tập 1: cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận và khi x = - 4 thì y = 12.
a, Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x.
b, Hãy biểu diễn y theo x.
c, Tính giá trị của y khi x = - 2
d, Tính x khi y = 1
Hướng dẫn giải:
x, y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên y = kxÞ k = y : x = 12 :( - 4) = -3
y = - 3x
Thay x = - 2 vào công thức ở câu b : y = -3.(-2) =6
Thay y = 1 vào công thức ở câu b : 1 = -3.x Þx = -1/3
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập 1 
d) Tổ chức thực hiện: 
GV : Gọi Hs lần lượt giải các bài tập
HS : Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a) Mục tiêu:Biết vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuân để giải vài bài toán có nội dung thực tế
b) Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập :
Bài tập 1. Cứ xay xát 50 kg thóc thì được 36 kg gạo. Hỏi nếu xay xát 175 kg thóc thì được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
Bài tập 2. Một ô tô chạy quãng đường 225 km trong 4,5 giờ. Với vận tốc đó thì xe chạy 150 km trong bao lâu ?
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập 1 ; bài tập 2
d) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS làm các bài tập được giao
HS Hoàn thành các bài tập
Bài tập 1. Tóm tắt đề bài :
Khối lượng thóc
50 kg
175 kg
Khối lượng gạo
36 kg
x kg ?
Khi xay xát thì khối lượng gạo thu được tỉ lệ thuận với khối lượng thóc đem xay xát.
Vậy nếu xay xát 175 kg thóc thì được 126 kg gạo.
Bài tập 2. Một ô tô chạy quãng đường 225 km trong 4,5 giờ. Với vận tốc đó thì xe chạy 150 km trong bao lâu ?
Giải
Tóm tắt đề bài :
Quãng đường
225 km
150 km
Thời gian
4,5 giờ
x giờ ?
Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian xe chạy là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
* Hướng dẫn về nhà (2 phút) 
- Học bài cũ, định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
 - Hoàn thành các bài tập 1 và 3 SGK/54; Giải thêm bài tập sau
Bài tập. Mua 6 gói kẹo thì hết 45 000 đồng. Khi đó với 60 000 đồng thì mua được mấy gói kẹo như thế ?
 - Chuẩn bị bài mới : Xem trước bài ‘Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận’

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_19_dai_luong_ty_le_thuan.doc