Giáo án Đại số 7 - Tiết 21: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

Giáo án Đại số 7 - Tiết 21: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận trong bài toán có lời văn

- Vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải toán

2. Kĩ năng

- Kĩ năng phân tích đề

- Kĩ năng tính toán, trình bày

3. Thái độ

Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

Năng lực chung:

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.

Năng lực toán học:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

Về phẩm chất:

- Chăm chỉ, chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào thực hiện, làm bài tập.

- Trung thực

II. Chuẩn bị

1. Giao viên: SGK, trò chơi, phần mềm hồ trợ

2. Học sinh: SGK, máy tính cầm tay ,vở

Xem trước bài theo yêu cầu

II. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 21: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/11/2021
TIẾT 21. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận trong bài toán có lời văn 
- Vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải toán 
2. Kĩ năng
- Kĩ năng phân tích đề 
- Kĩ năng tính toán, trình bày
3. Thái độ 
Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
Năng lực chung:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.
Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, chú ý lắng nghe, đọc, vận dụng kiến thức vào thực hiện, làm bài tập.
- Trung thực 
II. Chuẩn bị 
1. Giao viên: SGK, trò chơi, phần mềm hồ trợ
2. Học sinh: SGK, máy tính cầm tay ,vở
Xem trước bài theo yêu cầu 
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động (6ph)
Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước, đặt vấn đề 
Giáo viên
Học sinh 
GV: Lấy ví dụ về 2 đại lượng tỉ lệ thuận 
GV: Nêu lại 2 tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận
GV đặt vấn đề: Đại lượng tỉ lệ thuận được ứng dụng như thế nào vào giải toán?
HS trả lời 
HS dự đoán 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Bài toán 1 (15ph)
Mục tiêu: 
-HS nhìn ra được 2 đại lượng tỉ lệ thuận xuất hiện trong bài toán có lời văn, viết được công thức liên hệ giữa các đại lượng và sử dụng tính chất để trả lời câu hỏi đề bài. 
Giáo viên
Học sinh
Nội dung hoạt động
-GV chiếu đề bài toán.
-GV: Đề bài cho những đại lượng nào? Chúng có quan hệ gì?
- GV: Gọi khối lượng hai thanh chì lần lượt là , dựa vào đề bài, điền vào bảng tóm tắt (phiếu học tập) 
-GV mời HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV nhận xét, chiếu tóm tắt, yêu cầu HS quan sát chữa vào phiếu.
-GV: Quan sát bảng tóm tắt, dựa vào tính chất tỉ lệ thuận, hãy lập các tỉ số bằng nhau, từ đó bài toán giống bài toán nào đã học?
- GV chiếu lời giải đầy đủ.
-GV: Quan sát lời giải, hãy nêu các bước đã làm để giải bài toán có ứng dụng đại lượng tỉ lệ thuận? 
- GV chốt lại: 4 bước, lập bảng tóm tắt ra nháp để viết đúng các tỉ số bằng nhau. 
- HS đọc đề bài
 HS trả lời
- HS điền vào bảng
-HS trả lời
-HS quan sát, chữa bài. 
-HS quan sát, trả lời
-HS quan sát. 
-HS trả lời. 
-HS quan sát, ghi vở. 
1. Bài toán 1 
Đề bài: sgk/54
Tóm tắt
Khối lượng
Thể tích 
12
17
 Và: 
Gọi khối lượng hai thanh chì là (gam)
Do khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên:
 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy hai thanh chì nặng 135,6g và 192,1g 
- GV yêu cầu HS làm ?1 sgk/55.
- GV chiếu bảng tóm tắt, yêu cầu học sinh điền rồi làm bài vào vở. 
- GV yêu cầu HS nhận xét bài bạn: 
-GV nhận xét và cho điểm. 
-GV chú ý: Đề bài toán ?1 có thể được rút gọn thành: Chia số 225,5 thành hai phần tỉ lệ với 10 và 15.
- HS đọc đề bài
- HS cùng làm bảng tóm tắt với GV
- HS làm vào vở. 
1 HS làm bài
-HS nhận xét và chữa bài.
-HS ghi chú ý sgk/55.
?1 sgk/55
Hoạt động 2.2: Bài toán (14ph)
Mục tiêu: 
HS vận dụng được kiến thức về tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải toán 
Giáo viên
Học sinh
Nội dung hoạt động
-GV chiếu đề bài bài toán 2. 
- GV: Bài toán giống bài toán nào mà chúng ta đã học?
-GV chiếu lại 4 bước làm.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm ?2 trong 7p 
-GV nhận xét đánh giá
-GV chốt lại các bước làm. 
-HS đọc đề bài
-HS trả lời: Giống các bài toán có áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau. 
- HS nhắc lại 4 bước làm. 
-HS thực hiện theo yêu cầu 
-Đại diện nhóm trả lời . Các nhóm khác nhận xét, đánh giá 
- HS lắng nghe, quan sát. 
Bài toán 2.
Đề bài sgk/55)
?2 sgk/55
Gọi số đo góc A, B, C lần lượt là a, b, c ( a, b, c>0)
Theo đề bài
Số đo góc A, B, C tỉ lệ với 1;2;3 nên 
Tổng số đo ba góc là 180 nên °
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
Vây số đo góc A, B, C lần lượt là 30°, 60°, 90°. 
Hướng dẫn về nhà (5 phút)
GV yêu cầu HS học bài theo SGK và vở ghi. 
Hoàn thành các bài tập BTVN: 5,6 SGK/56 
Đọc và chuẩn bị tiết sau: Luyện tập, lập bảng tóm tắt bài 7, đọc trước và lập dãy tỉ số bằng nhau ở bài 8. 
IV.Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn 8/11/2021
TIẾT 22. LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận trong bài toán có lời văn 
- Vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận để giải toán 
2. Kĩ năng
Kĩ năng tính toán, trình bày
3. Thái độ 
Học sinh tích cực chủ động, tính toán cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất 
Năng lực chung:
- Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác: Học sinh biết phối hợp, chia sẻ trong các hoạt động tập thể.
Năng lực toán học:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Làm bài theo yêu cầu của GV, thực hiện đủ các nhiệm vụ học tập trong tiết học 
- Trung thực 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh: SGK, máy tính cầm tay ,vở
Ghi nhớ các nội dung đã học ở tiết trước 
II. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Mở đầu (5 ph)
 Mục tiêu: 
Nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước 
Giáo viên
Giáo viên
Nội dung 
Gv cho HS chơi trò chơi để nhớ lại về đại lượng tỉ lệ thuận và một số kiến thức liên quan 
HS tham gia trò chơi 
Hoạt động 2. Luyện tập – Vận dụng (37ph)
Mục tiêu: 
-Vận dung kiến thức đã học để giải bài tập
- Củng cố kiến thức đã học về đại lượng tỉ lệ thuận 
Giáo viên
Học sinh
Nội dung hoạt động
-GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt bài 7 (sgk)
-Khi làm mứt, khối lượng dâu và khối lượng đường có quan hệ như thế nào?
-Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x?Vậy bạn nào nói đúng ?
GV nhận xét đánh giá
-GV gọi HS nhắc lại các bước giải toán 
-HS trả lời theo phần chuẩn bị ở nhà 
-HS: Là hai đại lượng tỉ lệ thuận
-HS tính toán và trả lời: Bạn Hạnh nói đúng
HS khác nhận xét. 
Bài 7 (sgk/)
Kg dâu
2
2,5
Kg đường 
3
?
Khối lượng dâu và khối lượng đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận, nên ta có:
Vậy cần 3,75 kg đường để ngâm 2,5 kg dâu
-GV yêu cầu học sinh đọc và làm bt 9 (sgk)
- GV giao hoạt động cá nhân trong 5p để làm bài 
- GV chiếu bài của 1 HS 
-GV nhận xét, đánh giá, chữa bài 
-Học sinh đọc đề bài và tóm tắt bài tập 9 (sgk)
- HS trả lời.
-2 HS nộp bài theo yêu cầu
HS khác nhận xét đánh giá 
Bài 9 (sgk)
Gọi khối lượng của Niken, kẽm và đồng lần lượt là x, y, z
Theo bài ra ta có:
 và 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy khối lượng của Niken, kẽm và đồng lần lượt là 22,5; 30; 97,5 (kg)
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và tóm tắt bài tập 10 (sgk)
GV giao hoạt động nhóm 4 trong 7p để làm bài 
GV gọi đại diện nhóm trình bày bài
GV nhận xét, đánh giá 
GV chốt lại các lưu ý khi làm bài. 
HS tự tóm tắt bài vào
HS thực hiện theo yêu cầu 
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét. 
HS hoàn thiện bài. 
Bài 10 (sgk)
Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác lần lượt là a, b, c (cm)
Theo bài ra ta có
 và 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy độ dài 3 cạnh của tam giác lần lượt là 10, 15, 20 cm
Hướng dẫn về nhà (2p)
-BTVN: 13,14, 15, 17 SBT 
-Chuẩn bị bài tiết sau: Nghiên cứu SGK bài đại lượng tỉ lệ nghịch và soạn bài theo hướng dẫn 
Các nội dung chính của bài?
Công thức liên hệ của hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
Lấy 3 ví dụ gồm cả công thức và diễn đạt bằng lời 
IV.Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_7_tiet_21_mot_so_bai_toan_ve_dai_luong_ti_le.docx