Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương I - Bài 5: Thực hành Tính tiền điện

Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương I - Bài 5: Thực hành Tính tiền điện

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản.

-Hiểu được ý nghĩa của việc thực hành tiết kiệm điện.

-Trân trọng những thành quả đạt được của nước ta về sản xuất điện.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.Sử dụng công cụ toán học.Các năng lực này thể hiện thông qua:

- Nhận xét, đánh giá yêu cầu bài tập và hình thành bài giải.

- Lựa chọn phương pháp thích hợp trong tính toán tiền điện cũng như thuế GTGT.

- Phân tích, lập luận tìm lời giải khi giải quyết bài toán ứng dụng thực tiễn.

3. Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực

- Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao

- Trách nhiệm ý thức , tích cực thực hiện nhiêm vụ

- Trung thực khi nhận xét đánh giá kết quả bài làm của bạn

 

docx 4 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương I - Bài 5: Thực hành Tính tiền điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN
(số tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản.
-Hiểu được ý nghĩa của việc thực hành tiết kiệm điện.
-Trân trọng những thành quả đạt được của nước ta về sản xuất điện.
Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học.Sử dụng công cụ toán học.Các năng lực này thể hiện thông qua:
- Nhận xét, đánh giá yêu cầu bài tập và hình thành bài giải.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp trong tính toán tiền điện cũng như thuế GTGT.
- Phân tích, lập luận tìm lời giải khi giải quyết bài toán ứng dụng thực tiễn.
Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực
Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao
Trách nhiệm ý thức , tích cực thực hiện nhiêm vụ
Trung thực khi nhận xét đánh giá kết quả bài làm của bạn
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập, bảng phụ, 4 hóa đơn đóng tiền điện
2 - HS : SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1- Mục tiêu
- HS bước đầu hình dung về số tiền điện phải trả trong mỗi tháng thông qua các hóa đơn đóng tiền điện .
- Gợi tâm thế, tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá những vấn đề thực tiễn
2-Nội dung hoạt động
Bài tập khởi động:
- Hs: quan sát hóa đơn đóng tiền điện rồi trả lời các câu hỏi của Gv 
GV: Đưa câu hỏi và nhận xét, đánh giá câu trả lời
3-Sản phẩm
1) Số tiền điện khách hàng phải trả là : 511.730 đồng
Số tiền đó được tính như sau 50.1549 +50.1600+100.1858+72.2340
2)Số tiền thuế GTGT:51.173 đồng
Tiền thuế được tính : 511730.10%
3)Tổng số tiền phải thanh toán 562903 đồng
Được tính bằng cách 511173 + 51173=
4-Tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
Quan sát hóa đơn tính tiền điện rồi trả lời các câu hỏi sau
1)Số tiền điện khách hàng phải trả là bao nhiêu? Được tính như thế nào?
2)Số tiền thuế GTGT là bao nhiêu? Được tính như thế nào?
3)Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán là bao nhiêu? Được tính như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs chia lớp thành 4 nhóm
Hs quan sát hóa đơn thảo luận nhóm trong 5 phút.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Sau 5 phút
Nhóm 1:Trả lời câu hỏi 1)
Nhóm 2 : Trả lời câu hỏi 2)
Nhóm 3 :Trả lời câu hỏi 3)
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của học sinh. Giới thiệu nội dung bài thực hành và ý nghĩa của việc thực hiện bài thực hành
-Giúp các em vận dụng kiến thức các phép tính về số hữu tỉ để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
-Giúp các em có ý thức tiết kiệm điện để tiết kiệm kinh phí cho gia đình nói riêng và tránh lãng phí nguồn năng lượng nói chung.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : THỰC HÀNH TÍNH TIỀN ĐIỆN
1- Mục tiêu
-Vận dụng kiến thức về số hữu tỉ vào việc tính tiền điện và thuế giá trị gia tăng với các trường hợp đơn giản.
2-Nội dung hoạt động
Hs: Thực hiện bài thực hành tính tiền điện SGK/26
GV: nhận xét , đánh giá kết quả hoạt động
3-Sản phẩm
Tiền điện tháng 9 nhà bạn Dung phải trả :
50.1678+ 50.1734+54.2014 =279 356 đồng
Tiền thuế: 279 356.10%=27 935,6 đồng
Tổng số tiền nhà ban Dung phải thanh toán:
279 356 + 27 935,6 =307 291,6 đồng
Kết luận: 
Tiền điện là a đồng. thuế VAT là 10%.
Tiền thuế : a. 10%
4-Tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện tính tiền điện thông qua bài toán SGK/26
-GV giao mỗi nhóm 1 phiếu học tập có đề bài thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs chia lớp thành 4 nhóm
Hs thảo luận nhóm thực hiên hoạt động trong 10 phút.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Sau 10 phút
 Hs1: đọc đề
Hs2: Phân tích đề. Nói rõ đề cho gì? yêu cầu làm gì?
Đại diện nhóm 1:Trình bày két quả thảo luận của nhóm
Đại diện nhóm 2 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm
Đại diện nhóm 3 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm
Đại diện nhóm 4 : Trình bày két quả thảo luận của nhóm
Hs khác nêu ý kiến bổ sung ( nếu có)
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của mỗi nhóm.
Gv cho Hs tự nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm thông qua các tiêu chí sau:
RUBRIC ĐÁNH GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG 
STT
Tiêu chí đánh giá
MỨC ĐỘ
Mức độ 1
(0 điểm)
Mức độ 2
(1điểm)
Mức độ 3
(2điểm)
Mức độ 4
(3điểm)
1
Thực hiện hoạt động 
Chưa tích cực
30% -40%
thành viên tích cực
50% -80% thành viên tích cực
90%- 100% 
Thành viên tích cực
2
Biết cách tính tiền điện
Không biết
Biết nhưng chưa hiểu cách tính
Biết nhưng thiếu tính chính xác
Biết, hiểu và tính chính xác
3
Biết cách tính tiền thuế
Không nắm được công thức
Biết áp dụng nhưng không hiểu
Biết, hiểu nhưng thiếu tính chính xác
Biết, hiểu và tính chính xác
Gv đưa câu hỏi; học sinh trả lời
Hỏi : Cho biết tiền điện là a đồng. thuế VAT : 10%. Hãy nêu công thức tính tiền thuế?
Hỏi: Các em phải làm thế nào để tiết kiệm điện?
GV cho học sinh quan sát một số công trình sản xuất điện của nước ta : Thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời thông qua các hình ảnh trên bảng phụ
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Gv yêu cầu học sinh thực hiện các phần việc sau:
Xem lại kiến thức trọng tâm của chương 1
Giải các bài tập cuối chương 1 SGK/27,28
Chuẩn bị ôn tập chương 1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_chuong_i_bai_5_thuc_hanh_tinh_tien_dien.docx