Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23 đến 37 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23 đến 37 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

 - Học sinh biết giải các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ.

2/ Kỹ năng: Biết cách giải

- Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

- Bài toán về chia một số thành những phần tỉ lệ thuận với các số cho trước

3/ Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.

4/ Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: Bảng nhóm, thuộc bài.

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số

2. Hoạt động khởi động (5 phút)

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hãy điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

 

docx 50 trang sontrang 5270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 23 đến 37 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
TIẾT 23 : ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận y = ax (a 0). 
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không? Biết được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận: ; .
2/ Kỹ năng:
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia
3/ Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: Bảng nhóm. 
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp (1 phút) : kiểm tra sĩ số lớp
2. Bài mới (43 phút)
* Giới thiệu tổng quan chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động khởi động (5 phút)
1. a) Đọc ví dụ rồi ghi kết quả vào chỗ trống (...) trong bảng sau:
Ví dụ: Một người đi xe máy trung bình mỗi giờ đi được 25 km. Hãy cho biết quãng đường người đó đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
4 giờ
Quãng đường 
đi được
... km
... km
... km
... km
b) Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được.
2. Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các đại lượng có trong các ví dụ dưới đây.
a) Chu vi và cạnh của hình vuông.
b) Số tiền phải thanh toán khi mua hàng và giá của mặt hàng đó.
c) Tiền công nhận được và số tháng làm việc (với một mức lương cố định nhận theo tháng).
d) Diện tích và cạnh của hình vuông.
1. Trả lời:
a) 25km; 50km; 75km; 100km
b) Mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được là: S = 25t (km).
2. Trả lời:
a) Khi số đo cạnh của hình vuông càng lớn thì chu vi hình vuông càng lớn.
b) Khi giá của mặt hàng càng lớn thì số tiền phải thanh toán khi mua hàng càng nhiều.
c) Khi số tháng làm việc càng nhiều thì tiền lương nhận được càng lớn.
d) Khi số đo cạnh hình vuông càng lớn thì diện tích hình vuông càng lớn. 
Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động 1: Định nghĩa 
Gv nêu một số ví dụ về hai đại lượng tỷ lê thuận mà Hs đã biết như: quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều, Chu vi và cạnh của hình vuông 
Làm bài tập?1
Nêu nhận xét?
Làm bài tập?2
Nêu kết luận chung về hệ số tỷ lệ khi x và y tỷ lệ với nhau?
Làm bài tập?3
a/ S : quãng đường đi được.
 t : thời gian vật chuyển động đều.
 v = 15km/h
Công thức: S = 15 . t
b/ m : khối lượng (kg)
 V : thể tích 
 D : khối lượng riêng của vật.
Công thức: m = V .D
Các công thức trên có điểm giống nhau là đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0.
Khi y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k = thì x tỷ lệ với y theo hệ số tỷ lệ k = vì:
y = 
Hs nêu kết luận rút ra từ ví dụ trên.
Hs nhìn hình vẽ và bảng khối lượng để nêu kết luận.
I/ Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k .x (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ thuận với x theo hệ số tỷ lệ k.
VD:
a/ Trong chuyển động thẳng đều ta có công thức tính quãng đường là:
 S = v .t
b/ Công thức tính khối lượng của một thể:
 m = V .D
với: V : thể tích của vật 
 D : khối lượng riêng của vật 
 Chú ý:
a/ Khi y tỷ lệ thuận với x thì ta cũng có x tỷ lệ thuận với y và ta nói x và y tỷ lệ thuận với nhau.
b/ Nếu thì .(k# 0)
Hoạt động 2: Tính chất 
Làm bài tập?4
Gv treo bảng phụ có ghi bảng?4.
Yêu cầu Hs xác định hệ số tỷ lệ của y đối với x?
Xác định các đại lượng y còn lại trong bảng?
Nêu nhận xét về tỷ số giữa hai đại lượng tương ứng?
Gv tổng kết các nhận xét trong ví dụ trên thành các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận.
a/ Vì x và y là hai đại lượng tỷ lệ thuận nên y1 = k.x1.
=> k = 
Vậy hệ số tỷ lệ là k = 2.
b/ => y2 = k.x2 = 2.4 = 8
 y3 = k.x3= 2.5 = 10
 y4 = k.x4 = 2.6 = 12
c/ 
II/ Tính chất
Nếu hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau thì:
Tỷ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
Tỷ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng tỷ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Hoạt động luyện tập (5 phút)
-GV yêu cầu HS làm bài tập 1 sgk/53
-GV gọi HS lên bảng trình bày, HS khác nhận xét, GV nhận xét và chốt kiến thức
-HS làm bài cá nhân và lên bảng trình bày
-HS khác nhận xét
Bài 1/ 53SGK: 
a)Vì x và y tỉ lệ thuận nên y = kx.
Thay x = 6; y= 4 ta có:
4 = k. 6 k= ; 
Hoạt động vận dụng (5 phút)
-GV yêu cầu HS hđ nhóm làm bài 2 sgk/54 vào bảng nhóm
-GV nhận xét bài của nhóm làm nhanh nhất
-HS nhận nhiệm vụ
Bài 2/54 SGK: 
Ta có x4 = 2; y4 = -4. Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên y4 =k.x4 
 k = y4 : x4 = -4 : 2= -2
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (8 phút)
Trong “Tiêu chuẩn thiết kế các ngôi nhà dân dụng” của Ủy ban kế hoạch Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1961 (công văn số 76-UB/CQL), chiều cao của một tầng nhà là chiều cao tính từ mặt sàn của tầng đó đến mặt sàn của tần trên, hay đến mặt xà trần (đối với tầng cuối cùng). Theo đó, chiều cao các tầng nhà của một số loại kiến trúc được quy định như sau:
Loại kiến trúc
Chiều cao tầng nhà (m)
1. Loại nhà ở
3,30
2. Loại cơ quan: Chung
3,30
3. Trụ sở các bộ, Ủy ban và đoàn thể Trung ương
3,60
4. Loại trường học
3,90
5. Loại cửa hàng
3,90
Theo quy định trên, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1) Nhà của bố mẹ bạn Hồng có 4 tầng, vậy ngôi nhà này cao bao nhiêu mét? Nhà cô Thúy có 5 tầng, hỏi chiều cao của ngôi nhà này là bao nhiêu mét?
(2) Trường Trung học phổ thông Hà Nội – Amsterdam có một tòa nhà 5 tầng và rất nhiều tòa nhà 4 tầng, em hãy cho biết chiều cao của các tòa nhà 5 tầng và 4 tầng này.
Bài làm:
Nhà của bố mẹ bạn Hồng và nhà cô Thúy đều thuộc loại nhà ở, nên chiều cao một tầng theo quy định là 3,30 (m)
T Ta có: chiều cao của ngôi nhà = chiều cao của một tầng thuôc loại nhà ở × số tầng của ngôi nhà.
GọiGọi h là chiều cao của ngôi nhà, x là số tầng thì h = 3,30x (m).
VậyVậy, chiều cao của nhà bố mẹ bạn Hồng là: h = 3,30.4 = 13,2 (m).
 Chiều cao của nhà cô Thúy là: h = 3,30.5 = 16,5 (m).
 Trường Trung học phổ thông Hà Nội - Amsterdam thuộc loại trường học, nên chiều cao của 1 tầng theo quy định là 3,90 (m).
 Vậy, chiều cao của các dãy nhà 4 tầng là: h = 3,90.4 = 15,6 (m).
 Chiều cao của dãy nhà 5 tầng là: h = 3,90.5 = 19,5 (m).
4. Hướng dẫn (1 phút) : 
- Học thuộc bài và làm các bài tập 3; 4/ 54; 1, 7/ SBT.
 - Hướng dẫn: Bài tập về nhà giải tương tự bài tập áp dụng trên lớp.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
 ..
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 24 : MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I/ MỤC TIÊU: 
1/ Kiến thức:
 - Học sinh biết giải các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ.
2/ Kỹ năng: Biết cách giải
- Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
- Bài toán về chia một số thành những phần tỉ lệ thuận với các số cho trước
3/ Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
- Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: Bảng nhóm, thuộc bài.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Hoạt động khởi động (5 phút) 
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hãy điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
x
-4
-0,5
2,5
y
6
-2,25
-7,5
Trả lời:
x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận mà khi x=−4 thì y=6, nên y=−32x hay x=−23y.
Từ đó, ta có bảng sau:
x
-4
-0,5
1,5
2,5
5
y
6
0,75
-2,25
-3,75
-7,5
3. Bài mới: Vận dụng định nghĩa và tính chất của hai địa lượng tỷ lệ thuận vào bào toán ntn?
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
Hoạt động 1:
I/ Bài toán 1:
Gv nêu đề bài.
Đề bài cho biết điều gì? Cần tìm điều gì?
+ Vận dụng tính chất của tỷ lệ thức để giải?
+ Kết luận
Làm bài tập?1.
+ Hs tóm tắt đề bài
 và m2 – m1 = 56,5
Vận dụng tính chất của tỷ lệ thức 
I/ Bài toán 1:
Tóm tắt: m2 – m1 = 56,5
m
m1
m2
V
12
17
 Giải:
Do khối lượng và thể tích của vật là hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau nên 
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau, ta có:
 => m1 = 11,3.12 = 135,6 
 m2 = 11,3.17 = 192,1.
Vậy khối lượng của hai thanh chì là 135, 6g và 192,1g
Hoạt động 2:
II/ Bài toán 2:
Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm.
Gv kiểm tra hoạt động của mỗi nhóm.
Yêu cầu các nhóm trình bày cách giải.
Gọi Hs nhận xét bài giải của nhóm.
Gv kiểm tra và nhận xét.
Hs đọc kỹ đề bài.
Tiến hành giải theo nhóm.
Các nhóm trình bày bài giải của nhóm mình.
Một Hs nhận xét bài làm của các nhóm.
II/ Bài toán 2:
 DABC có số đo các góc A,B, C lần lượt tỷ lệ với 1:2: 3.Tính số đo các góc đ ự?
Giải:
Gọi số đo các góc của DABC là A,B,C , theo đề bài ta có:
 và A +B+C = 180°.
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
Vậy số đo các góc lần lượt là:
ÐA = 30°.1 = 30°.
ÐB = 30°.2 = 60°.
ÐC = 30°.3 = 90°.
Hoạt động luyện tập (8 phút)
-Yêu cầu HS hđ cặp đôi tìm lời giải bài 6 sgk/55
-Gọi HS lên bảng làm bài
-Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
-HS thực hiện
Bài 6sgk/55
Khối lượng y (g)
 25
4,5kg
Chiều dài x (m)
 1
 ?
Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên:
a/ y = k.x
Theo đề bài ta có y = 25 thì x = 1, thay vào công thức ta được:
25 = k.1 => k = 25 :1 = 25
Vậy y = 25.x
b/ Vì y = 25.x nên khi y = 4,5kg = 4500g thì x = 4500 : 25 = 180m
Hoạt động vận dụng và tìm tòi – mở rộng (5 phút)
Bài tập: Cho biết z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k = 0,8 và y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ h = 5. Chứng tỏ rằng z tỉ lệ thuận với x và tìm hệ số tỉ lệ giữa chúng.
- HS suy nghĩ và đưa ra cách làm
Bài làm:
z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k=0,8 ⇒ z=0,8y.
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ h=5 ⇒ y=5x.
Ta có: z=0,8y=0,8.(5x)=4x.
Vậy z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a = 4.
4. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 5; 6;7 / 55.
- Xem lại các dạng bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận đã chữa trên lớp
 IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 25 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
 - Học sinh làm được các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ.
2/ Kỹ năng:
 - Vận dụng tốt các tính chất của dãy tỷ số bằng nhau vào bài tập.
 - Biết một số bài toán thực tế.
3/ Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
- HS: Bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ sỗ
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong phần chữa bài tập
3. Nội dung bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động khởi động (5 phút)
Hoạt động 1: chữa bài tập: 
Gọi Hs sửa bài tập về nhà.
Bài tập 6.
Hs lên bảng sửa
a/ Giả sử x mét dây nặng y gam, ta có: y = 25.x (gam)
b/ Thay y = 4,5kg = 4500gam.
4500 = 25.x
x = 180 (m)
vậy cuộn dây dài 180 mét.
I/ Chữa bài tập: 
Bài tập 6.
a/ Giả sử x mét dây nặng y gam, ta có: y = 25.x (gam)
b/ Thay y = 4,5kg = 4500gam.
4500 = 25.x
x = 180 (m)
vậy cuộn dây dài 180 mét.
Hoạt động luyện tập – vận dụng ( 30 phút)
Hoạt động 2: Luyện tập: 
Bài 1: (Bài 7B)
Gv nêu đề bài .
Tóm tắt đề bài?
Bài 2: (Bài 8 - sgk)
Gv nêu đề bài trên bảng phụ.
Yêu cầu Hs đọc kỹ đề, phân tích xem bài toán thuộc dạng nào?
Nêu hướng giải?
Gọi Hs lên bảng giải, các Hs còn lại làm vào vở.
Kết luận?
Gv nhắc nhở Hs việc trồng cây và chăm sóc cây là góp phần bảo vệ môi trường.
Bài 3: (Bài 9)
Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs đọc kỹ và phân tích đề bài.
Yêu cầu làm việc theo nhóm?
Gọi một Hs của một nhóm lên bảng nêu lại cách giải.
Gv nhận xét, đánh giá.
2 kg dâu => 3 kg đường.
2, 5 kg dâu => ? kg đường.
Dâu và đường là hai đại lượng tỷ lệ thuận. .
Bạn Hạnh đúng.
Hs đọc đề.
Do số cây xanh tỷ lệ với số học sinh nên ta có bài toán thuộc dạng chia tỷ lệ.
Gọi số cây trồng của ba lớp lần lượt là x,y, z thì x,y, z phải tỷ lệõ với 32; 28; 36.
Dùng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để giải.
Hs lên bảng giải.
Hs nêu kết luận số cây của mỗi lớp.
Bài toán thuộc dạng chia tỷ lệ.
Khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt tỷ lệ với 3; 4 và 13.
Các nhóm thảo luận và giải bài toán.
Trình bày bài giải lên bảng.
Một Hs lên bảng trình bày cách giải của nhóm mình.
Hs khác nhận xét.
II/ Luyện tập:
Bài 7 (SGK): Gọi x (kg) là lượng đường cần cho 2, 5 kg dâu. Ta có:
 kg
Vậy bạn Hạnh nói đúng.
Bài 8(SGK):
Gọi số cây trồng của ba lớp lần lượt là x; y; z ta có:
; x + y + z = 24
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
=> x = 32.= 8; y= 28.
 z = 36. = 9
Vậy số cây trồng của lớp 7A là 8 cây, của lớp 7B là 7 cây, của lớp 7C là 9 cây.
Bài 9(SGK):
Gọi khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là x,y,z (kg)
Theo đề bài ta có:
 và x +y +z = 150.
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
=> x = 3. 7,5 = 22,5 (kg)
 y = 4 . 7,5 = 30 (kg)
 z = 13. 7,5 = 97,5(kg)
Vậy khối lượng của niken cần dùng là 22,5 kg, của kẽm là 30 kg và của đồng là 97,5 kg.
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (8 phút)
- GV yêu cầu HS đọc đề và hoạt động cá nhân
- Công thức tính chu vi của tam giác
- Cho HS trình bày bài làm, nhận xét
- Nếu không còn thời gian thì giao bài tập về nhà hoàn thành
- HS đọc đề
- Chu vi của một tam giác bằng tổng 3 cạnh của một tam giác đó.
- HS hoạt động cá nhân
- HS lên bảng làm bài 
- Từng cặp đôi kiểm tra chéo bài làm. Báo cáo GV
Gọi x, y, z lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác. Theo đề bài ta có:
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Vậy 3 cạnh của tam giác là 10; 15; 20.
4. Hướng dẫn (1 phút) : 
- Làm bài tập 10; 11.
- Hướng dẫn bài 11: Khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút quay 12 vòng và 
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 26 : ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỷ lệ nghịch. Nhận biết hai đại lượng có tỷ lệ nghịch hay không.
2/ Kỹ năng:	
- Nắm được các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
- Biết cách tìm hệ số tỷ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỷ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3/ Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT
- HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn địnhl lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động khởi động (8 phút)
1. a) Đọc rồi ghi kết quả vào bảng sau:
Có 100 kg gạo được chia đều vào các bao. Hãy cho biết số bao gạo có được sau khi chia hết số gạo đó vào các bao, mỗi bao đựng 5 kg, 10 kg, 20 kg, 25 kg, 50 kg.
Số kilogam gạo ở mỗi bao
5 kg
10 kg
20 kg
25 kg
50 kg
Số bao gạo
20 bao
 bao
 bao
 bao
 bao
b) Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa số kilogam gạo ở mỗi bao và số bao gạo cần để đựng.
2. Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đại lượng có trong các ví dụ dưới đây.
a) Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên một quãng đường nhất định.
b) Tiền công được nhận sau khi hoàn thành một công việc và số người tham gia làm việc (với tổng mức khoán đã được cố định).
c) Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật khi diện tích của hình chữ nhật là không đổi.
d) Chu vi và bán kính của một bánh xe.
1. Trả lời:
a) 10 bao; 5 bao; 4 bao; 2 bao
 b) Nhận xét: Số kilogam gạo ở mỗi bao càng lớn thì số bao gạo cần để đựng càng nhiều.
2. Trả lời:
a) Khi vận tốc chuyển động của vật càng lớn thì thời gian chuyển động của vật càng nhỏ.
b) Nếu số lượng người tham gia công việc càng nhiều thì tiền công nhận được càng ít.
c) Khi diện tích của hình chữ nhật không thay đổi thì chiều dài càng lớn thì chiều rộng càng bé.
d) Bán kính của bánh xe càng lớn thì chu vi của bánh xe càng lớn.
Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động 1: Định nghĩa
Yêu cầu Hs làm bài tập?1
Hai đại lượng y và x của hình chữ nhật có S = 12cm2 như thế nào với nhau?
Tương tự khi số bao x tăng thì lượng gạo y trong mỗi bao sẽ giảm xuống do đó x và y cũng là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Các công thức trên có điểm nào giống nhau?
Từ nhận xét trên, Gv nêu định nghĩa hai đại lượng tỷ lệ thuận.
a/ .
x và y là hai đại lượng tỷ lệ nghịch vì khi x tăng thì y giảm và ngược lại.
b/ y.x = 500
c/ .
Điểm giống nhau là: đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia.
Hs nhắc lại định nghĩa hai đại lượng tỷ lệ thuận.
I/ Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ a.
VD: Vận tốc v (km/h) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 16 km là: .
Hoạt động 2: Tính chất
Làm bài tập?3
Nhận xét gì về tích hai gía trị tương ứng x1.y1, x2.y2 ?
Giả sử y và x tỷ lệ nghịch với nhau: y = .Khi đó với mỗi giá trị x1; x2; x3 của x ta có một giá trị tương ứng của y là y1
Do đó x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = x4.y4.
Có x1.y1 = x2.y2 => 
Gv giới thiệu hai tính chất của đại lượng tỷ lệ nghịch.
a/ Hệ số tỷ lệ: a = 60.
b/ x2 = 3 => y2 = 20
 x3 = 4 => y3 = 15
 x4 = 5 => y4 = 12
c/ x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = x4.y4
= hệ số tỷ lệ.
II/ Tính chất:
Nếu hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau thì:
- Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỷ lệ)
- Tỷ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỷ số hai đại lượng tương ứng của đại lượng kia.
Hoạt động luyện tập( 10 phút)
1/ Cho biết hai đại lượng x và tỷ lệ nghịch với nhau và khi x = 87 thì y = 15.
a/ Tìm hệ số tỷ lệ?
b/ Hãy biểu diễn x theo y?
c/ Tính giá trị của y khi x = 6 ; x = 10 ?
2/ Làm bài tập 13/ 58.
Xác định hệ số a?
a/ Vì x và y tỷ lệ nghịch nên:
. Thay x = 8 và y = 15, ta có: a = x.y = 8. 15 =120.
b/ 
c/ Khi x = 6 thì y = 20
 Khi x = 10 thì y = 12.
Điền vào ô trống:
x
0,5
-1,2
4
y
1,5
a = x.y = 4.1,5 = 6
3. Luyện tập
a/ Vì x và y tỷ lệ nghịch nên:
. Thay x = 8 và y = 15, ta có: a = x.y = 8. 15 =120.
b/ 
c/ Khi x = 6 thì y = 20
 Khi x = 10 thì y = 12.
Điền vào ô trống:
x
0,5
-1,2
4
y
1,5
a = x.y = 4.1,5 = 6
Hoạt động vận dụng và tìm tòi – mở rộng (5 phút)
Bài tập: Trung bình 8 người gặt bằng tay, gặt xong một cánh đồng lúa trong 4 ngày (mỗi ngày 8 giờ). Một máy gặt đập liên hợp có công suất tương đương 128 người gặt. Hỏi máy gặt đập liên hợp gặt hết cánh đồng đó trong bao lâu?
- HS quan sát đề bài
- Suy nghĩ và làm theo hướng dẫn của GV
Bài làm:
Đổi: 4 ngày làm việc = 32 giờ làm việc
Số người gặt x và thời gian gặt xong y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Hệ số tỉ lệ là: a=8.32=256.
Máy gặt đập liên hợp có năng suất tương đương 128 người gặt, nên thời gian làm việc của máy gặt đập liên hợp là: 128.x = a = 256 ⇒ x=256128=2 (giờ).
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) 
- Học thuộc lý thuyết
- Làm bài tập 14; 15 / 58
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 27 : MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Học sinh thực hiện được các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ nghịch.
2/ Kỹ năng: Biết cách giải:
- Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
- Bài toán về chia một số thành những phần tỉ lệ nghịch với các số cho trước
3/ Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, giáo an, sách tham khảo, bảng phụ, thước thẳng
- HS: bảng nhóm, SGK, dụng cụ học tập
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Hoạt động khởi động (5 phút)
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau
X
0,5
1,2
4
6
y
3
-2
1,5
Trả lời:
Hệ số tỉ lệ: a = 4.1,5 = 6
X
0,5
1,2
2
-3
4
6
y
12
5
3
-2
1,5
1
3. Bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động hình thành kiến thức (25 phút)
I/ Bài toán 1:
Gv nêu đề bài toán 1.
Yêu cầu Hs dọc đề.
+ HD hs tóm tắt đề bài.
Gv nhắc lại: Vì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch nên tỷ số giữa hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo tỷ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Với vận tốc v1 thì thời gian là t1, với vận tốc v2 thì thời gian là t2. vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch và 
v2 = 1,2.v1 ; t1 = 6h. Tính t2 ?
 mà , t1 = 6 
=> t2.
Thời gian t2 = 6 : 1,2 = 5 (h).
Vậy với vận tốc sau thì thời gian tương ứng để ôtô đi từ A đến B là 5giờ.
I/ Bài toán 1:
Gọi vận tốc trước của ôtô là v1(km/h).
Vận tốc lúc sau là v2(km/ h).
Thời gian tương ứng là t1(h) và t2(h). Theo đề bài:
 t1 = 6 h ; v2 = 1,2 v1
Do vận tốc và thời gian của một vật chuyển động đều trên cùng một quãng đường là hai đại lượng tỷ lệ nghịch nên:
 mà , t1 = 6 
=> 
Vậy với vận tốc mới thì ôtô đi từ A đến B hết 5 giờ.
II/ Bài toán 2:
Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs tóm tắt đề bài.
Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là a,b,c,d, ta có điều gì?
Số máy và số ngày quan hệ với nhau ntn?
Aựp dụng tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch ta có các tích nào bằng nhau?
Biến đổi thành dãy tỷ số bằng nhau? Gợi ý: .
Áp dụng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để tìm các giá trị a,b,c,d?
Ta thấy: Nếu y tỷ lệ nghịch với x thì y tỷ lệ thuận với vì 
Hs đọc đề.
Bốn đội có 36 máy cày 9cùng năng suất, công việc bằng nhau)
Đội 1 hoàn thành công việc trong 4 ngày.
Đội 2 hoàn thành trong 6 ngày
Đội 3 hoàn thành trong 10 ngày.
Đội 4 hoàn thành trong 12 ngày.
Ta có: a + b + c + d = 36
Số máy và số ngày là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau.
Có: 4.a = 6.b = 10.c = 12.d
Hay : 
Hs tìm được hệ số tỷ lệ là 60.
=> a = 15; b = 10; c = 6; d = 5.
Kết luận.
II/ Bài toán 2:
Giải:
Gọi số máy của bốn đội lần lượt là a,b,c,d.
Ta có: a + b + c+ d = 36
Vì số máy tỷ lệ nghịch với số ngày hoàn thành công viếc nên: 4.a = 6.b = 10. c = 12.d
Hay : 
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau, ta có:
=> a = 15, b = 10, c = 6, d = 5
Vậy số máy của mỗi đội lần lượt là 15; 10; 6; 5.
Hoạt động vận dụng và tìm tòi – mở rộng (8 phút)
Cho ba đại lượng x, y, z. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai đại lượng x và z, biết rằng:
a) x và y tỉ lệ nghịch, y và z cũng tỉ lệ nghịch;
b) x và y tỉ lệ nghịch, y và x tỉ lệ thuận.
Bài làm:
Gọi hệ số tỉ lệ giữa x và y là a, giữa y và z là b.
a) + x và y tỉ lệ nghịch, suy ra: y = ax.
+ y và z tỉ lệ nghịch: suy ra: z = by.
Suy ra: z = by = bax = bax, hay z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ ba.
b) + x và y tỉ lệ nghịch, suy ra: y = ax.
+ y và z tỉ lệ thuận: suy ra: z = by.
Suy ra: z = by = bax = abx, hay z tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ ab.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
- Xem lại các dạng bài đã chữa
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 28 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
 - Thông qua tiết luyện tập học sinh được củng cố các kiến thức về đại lượng tỷ lệ thuận, đại lượng tỷ lệ nghịch.
2/ Kỹ năng:
 - Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.
 - Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế.
3/ Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
 - Kiểm tra 15’ để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ, đề bài kiểm tra.
- HS: bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động 1: Chữa bài tập: 
1/ Nêu định nghĩa hai đại lượng tỷ lệ nghịch?
Làm bài tập 16?
2/ Nêu tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch?
Làm bài tập 18?
Hs phát biểu định nghĩa.
a/ x và y tỷ lệ nghịch với nhau
b/ x và y không tỷ lệ nghịch.
Phát biểu tính chất.
12 người làm trong:
 6.3:12 = 1,5(h)
I/ Chữa bài tập: 
Bài 16 (SGK):
a/ x và y tỷ lệ nghịch với nhau
b/ x và y không tỷ lệ nghịch.
Bài 18 (SGK):
12 người làm trong:
 6.3:12 = 1,5(h)
Hoạt động luyện tập – vận dụng ( 30 phút)
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 (bài 19)
Với cùng một số tiền để mua 51 mét vải loại I có thể mua được bao nhiêu mét vải II?
Biết vải loại I bằng 85% vải loại II?
Lập tỷ lệ thức ứng với hai đại lượng trên?
Tính và trả lời cho bài toán?
Bài 2: (bài 21b)
Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs đọc kỹ đề, xác định các yếu tố đã biết, các yếu tố chưa biết?
Nêu quan hệ giữa số máy và thời gian hoàn thành công việc?
Viết công thức biểu thị mối quan hệ đó?
Yêu cầu các nhóm thực hiện bài giải?
Gv nhận xét, đánh giá.
Bài 3: (bài 34sbtb)
Gv treo bảng phụ có ghi đề bài trên bảng.
Yêu cầu Hs đọc và phân tích đề bài?
Nêu mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian trong bài tập trên?
Viết công thức biểu thị mối quan hệ đó?
Thực hiện phép tính ntn? 
Nêu kết luận cho bài toán?
Gv nhận xét bài giải của Hs.
Cùng một số tiền mua được:
51m vải loại I giá ađ /m
x m vải loại II giá 85%.ađ /m
Số mét vải mua được và giá tiền mỗi mét là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Hs tìm x.
Sau đó nêu kết luận cho bài toán.
Hs đọc kỹ đề bài.
Phân tích đề:
S như nhau.
Số máy của đội một nhiều hơn của đội hai 2 máy.
Biết số ngày hoàn thành công việc của mỗi đội.
Tính số máy của mỗi đội?
Số máy và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Do đó: 4.a = 6.b = 8.c
và a – b v = 2.
Các nhóm thực hiện bài giải.
Trình bày bài giải trên bảng.
Hs đọc đề và phân tích:
Thời gian đi của hai xe là 80’ và 90’.
Vận tốc xe thứ nhất hơn vận tốc xe máy thứ hai là 100m/ph
Tính vận tốc của mỗi xe?
Vận tốc và thời gian trong bài toán này là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Ta có: 80.v1 = 90. v2
Hs giải bài toán trên vào vở.
Một Hs lên bảng giải.
Viết kết luận.
II/ Luyện tập:
Bài 19 (SGK):
Gọi a (đ)là số tiền mua 51 mét vải loại I.l
x là số mét vải loại II giá 85%.a (đ)/mét.m
Số mét vải và số tiền một mét vải là hai đại lượng tỷ lệ nghịch, do đó ta có:
Vậy với cùng số tiền có thể mua 60m vải loại II.
Bài 21 (SGK):
Gọi số máy của mỗi đội lần lượt là a, b, c.
Ta có số máy và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỷ lệ nghịch, nên:
4.a = 6.b = 8.c và a – b = 2.
Suy ra:
Vậy: Số máy của ba đội lần lượt là 6; 4; 3 máy.
Bài 34 (SBT):
Đổi: 1h20’ = 80’.
 1h30’ = 90’
Gọi vận tốc của xe máy thứ nhất là v1(m/ph).
Vận tốc của xe máy thứ hai là v2(m/ph)
Theo đề bài ta có:
80.v1 = 90.v2 và v1 – v2 = 100.
Hay :
vậy: v1 = 90.10 = 900(m/ph)
 v2 = 80.10 = 800(m/ph)
Vậy vận tốc của hai xe lần lượt là 54km/h và 48km/ h.
Hoạt động tìm tòi – mở rộng (8 phút)
Bài tập: Hai bánh xe nối với nhau bởi một dây tời. Bánh xe lớn có bán kính 25 cm, bánh xe nhỏ có bán kính 15 cm. Một phút bánh xe lớn quay được 60 vòng. Hỏi một phút bánh xe nhỏ quay được bao nhiêu vòng?
- HS đọc kĩ đề bài, lắng nghe GV hướng dẫn và làm BT
Gọi số vòng mà bánh xe nhỏ quay được trong 1 phút là x (vòng).
Vì số vòng quay trong 1 phút của bánh xe tỉ lệ nghịch với bán kính của bánh xe, mà bánh xe nhỏ và bánh xe lớn được nối với nhau bằng 1 dây tời, nên ta có:
25.60=15.x suy ra: x=25.6015=100 (vòng).
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Để giải các bài toán về tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch, ta phải:
Xác định đúng quan hệ giữa hai đại lượng.
Lập được dãy tỷ số bằng nhau và giải được .
- Làm bài tập 30; 31/ 47.
- Bài tập về nhà giải tương tự như các bài tâp vừa giải.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
TIẾT 29 : HÀM SỐ
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
 - Học sinh phát biểu được khái niệm hàm số.
 - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia không thông qua các ví dụ cụ thể.
2/ Kỹ năng: Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3/ Thái độ: Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập.
4/ Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tính toán. 
 Phẩm chất: Sống trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.
II/ Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, thước thẳng.
- HS: thước thẳng, bảng nhóm.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
3.Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các đại lượng khác, ví dụ như quãng đường trong chuyển động đều mối liên quan đó được gọi là hàm số.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động khởi động (7 phút)
Đọc các ví dụ rồi điền vào dấu ( ) cho thích hợp
Ví dụ 1: Độ tuổi và chiều cao của loài hươu cao cổ có mối liên hệ như trong bảng dưới đây:
Độ tuổi (năm)
Chiều cao (m)
14
4,25
18
4,40
20
4,85
21
5,00
Nhận xét: Chiều cao của loài hươu cao cổ phụ thuộc vào ...
Ví dụ 2: Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ (T0C) tại các thời điểm (t giờ) trong cùng một ngày như sau:
t (giờ)
0
4
8
12
16
20
T (0C)
20
18
22
26
24
21
Nhận xét:
a) Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào ...
b) Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của ...
Ta nói: T là hàm số của t.
* Ví dụ 1
Trả lời:
Chiều cao của loài hươu cao cổ phụ thuộc vào độ tuổi của nó.
* Ví dụ 2
Trả lời:
a) Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào thời gian trong ngày.
b) Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của nhiệt độ T.
Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút)
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số
I/ Một số ví dụ về 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_23_den_37_nam_hoc_2020_2021_nguyen.docx