Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 64, Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến - Nguyễn Thanh Thủy

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 64, Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến - Nguyễn Thanh Thủy

Môn toán, lớp 7 (01 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được khi nào một số a là nghiệm của đa thức một biến.

- Biết chú ý về số nghiệm của đa thức một biến.

- Biết cách kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức không. Cách tìm nghiệm của đa thức một biến.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hổi tích cực trong giao. tiếp. Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

* Năng lực bộ môn toán:

- Năng lực tư duy toán học: Biết suy luận, lập luận.

- Năng lực toán học: Biết thực hiện tính được biểu thức số.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi trong tiết học.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.

- Chăm chỉ: Luôn nỗ lực vươn lên để tiến bộ trong học tập.

- Trung thực : Khách quan, công bằng.

- Trách nhiệm: Quan tâm hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài giảng, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Nhóm: Bảng nhóm, phấn trắng, phấn mầu.

- Cá nhân: Máy tính cầm tay, sách, vở ghi, vở soạn.

 

docx 8 trang sontrang 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 64, Bài 9: Nghiệm của đa thức một biến - Nguyễn Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: THCS KIM ĐỒNG
 Tổ: Tự nhiên
Họ và tên GV: Nguyễn Thanh Thủy
TIẾT 64 - § 9: NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
Môn toán, lớp 7 (01 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được khi nào một số a là nghiệm của đa thức một biến.
- Biết chú ý về số nghiệm của đa thức một biến.
- Biết cách kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức không. Cách tìm nghiệm của đa thức một biến.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hổi tích cực trong giao. tiếp. Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.
* Năng lực bộ môn toán: 
- Năng lực tư duy toán học: Biết suy luận, lập luận.
- Năng lực toán học: Biết thực hiện tính được biểu thức số.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Trả lời được các câu hỏi trong tiết học.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.
- Chăm chỉ: Luôn nỗ lực vươn lên để tiến bộ trong học tập.
- Trung thực : Khách quan, công bằng.
- Trách nhiệm: Quan tâm hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài giảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Nhóm: Bảng nhóm, phấn trắng, phấn mầu.
- Cá nhân: Máy tính cầm tay, sách, vở ghi, vở soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
- HS được ôn lại cách tính giá trị của đa thức một biến và tiếp cận được kiến thức.
b) Nội dung
- HS trả lời 4 câu hỏi 
Câu 1: Giá trị của đa thức Q(x) = x2- 1 tại x = -1
Q(-1)= -2
Q(-1)= 0
Q(-1)= 2
Q(-1)= 3
Câu 2: Cho đa thức C = . Đa thức C = 0 khi:
F =
F = 0
F = -32
F = 32
Câu 3: Cho đa thức G(x) = x2 + 1. Để chứng tỏ G(x) > 0 với mọi x. 
Bạn Hồng làm như sau:
Vì x2 0 với mọi x
 x2 + 1 0 + 1 > 0 với mọi x
Theo em bạn Hồng giải đúng hay sai?
Sai.
Đúng.
Câu 4: Giá trị của đa thức P(x) = 2x + 1 tại x = là:
P 
P 
P 
P 
c) Sản phẩm của học sinh
- HS trả lời đúng các đáp án và biết giải thích các đáp án đã chọn.
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: B
Câu 4: C
d) Tổ chức hoạt động
- Gv lần lượt trình chiếu các câu hỏi. Hs hoạt động nhóm ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng vào bảng nhóm trong 15 giây.
- Sau khi hs trả lời xong câu hỏi thứ 4, gv dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
- Hình thành được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
b) Nội dung
- Học sinh tự nghiên cứu sgk và trả lời xem nước đóng băng ở bao nhiêu độ F.
- Học sinh phát hiện được khái niệm nghiệm của đa thức một biến.
c) Sản phẩm của học sinh
- Học sinh trả lời được: x = a là nghiệm của đa thức P(x) ó P(a) = 0
d) Tổ chức hoạt động
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từ công thức đổi từ độ F sang độ C, thay F bằng x ta thu được đa thức là P(x) = (x – 32)
- Từ kết quả bài toán, đa thức P(x) = 0 khi nào? Từ đó giáo viên chốt x= 32 là nghiệm của đa thức P(x)
- Tổng quát x=a là nghiệm của đa thức P(x) khi nào => khái niệm: sgk/ tr 47
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được một số là nghiệm của đa thức từ các câu hỏi ở phần mở đầu.
b) Nội dung
- Học sinh tự nghiên cứu ví dụ (sgk/47 ) trả lời câu hỏi để hoàn thành bảng sau:
TT
Đa thức
Nghiệm của đa thức
Số nghiệm của đa thức
Bậc của đa thức
1
P (x)= 
2
P(x) = 2x+1
3
Q(x)= x2 - 1
4
G(x)= x2 + 1
c) Sản phẩm học sinh
- Hoàn thành được bảng trên 
TT
Đa thức
Nghiệm của đa thức
Số nghiệm của đa thức
Bậc của đa thức
1
P (x)= 
32
1
1
2
P(x) = 2x+1
1
1
3
Q(x)= x2 - 1
1; -1
2
2
4
G(x)= x2 + 1
Không có nghiệm
0
2
d) Tổ chức thực hiện
- Học sinh tự nghiên cứu ví dụ (sgk/47) trả lời câu hỏi để hoàn thành bảng trên.
- Học sinh phát biểu được chú ý (sgk/47) theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
- Học sinh biết kiểm tra một số có phải là nghiệm của đa thức một biến hay không?
- Học sinh biết cách tìm nghiệm của đa thức một biến.
b) Nội dung 
- Học sinh nêu được cách kiểm tra một số có phải là nghiệm của một đa thức một biến hay không.
- Học sinh nêu được cách tìm nghiệm của đa thức một biến?
Bài 1: Ghép đa thức ở cột A với các nghiệm ở cột B
Cột A
Cột B
Đa thức
Các nghiệm
P(x) = 2x + 
-1
Q(x) = x2 -2x- 3
1
A(x) = x3- x
0
Q(y) = y4+2
Không có nghiệm
3
Bài 2: Kiểm tra xem mỗi số x = 1 và x = - 3 có phải là một nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 2 không?
Bài 3: Tìm nghiệm của đa thức P(y) = 3y + 6
c) Sản phẩm của học sinh
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời được bài tập 1.
- Học sinh hoạt động cá nhân làm được bài tập 2 và 3.
Bài 1: 1-e; 2-a, f; 3- a, b, c; 4- d.
Bài 2: 
x = 1 là nghiệm của đa thức P(x) vì P(1) = 2.1 – 2= 0.
x = -3 không phải là nghiệm của đa thức P(x) vì P(-3) = 2.(-3) – 2= -8 ≠ 0.
Bài 3: Cho P(y) = 0 hay 3y + 6 = 0
	 3y = -6
	y = -2
Vậy y = -2 là một nghiệm của đa thức P(y). 
d) Tổ chức thực hiện:
Bài 1: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành bài 1.
- Học sinh ghi kết quả vào bảng nhóm (thời gian 7 phút). 
- Giáo viên trình chiếu đáp án biểu điểm, yêu cầu các nhóm đổi chéo chấm bài theo biểu điểm giáo viên đã đưa ra.
Bài 2: 
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, gọi 2 học sinh lên bảng làm bài và chữa bài.
Bài 3: 
- Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh nghiên cứu bài 3: cách tìm nghiệm của đa thức P(y).
- 1 học sinh lên bảng làm trình bày bài làm, các học khác khác thực hiện vào vở. 
- Giáo viên tổng kết.
* Hướng dẫn bài về nhà:
- Giáo viên giao yêu cầu về nhà cho học sinh đọc và ghi trong SBT/ tr 27.
- Học lí thuyết.
- Làm bài tập: 54 (SGK/48), 44, 49 (SBT/26). 
- Tóm tắt kiến thức chương IV bằng sơ đồ tư duy. Tiết sau “ Ôn tập chương IV”.
- Hướng dẫn bài 49 (SBT/27): Chứng tỏ rằng đa thức A(x)= x2+ 2x+ 2 không có nghiệm
Hướng dẫn
Ta có: A(x) = x2 + 2x + 2
	= x2 + 2x + 1+ 1
	= (x2 + x) + (x+ 1)+ 1
	= x(x + 1) + (x+ 1) + 1
	= (x+1) (x+1) + 1
	= (x+1)2 + 1
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_64_bai_9_nghiem_cua_da_thuc_mot_bi.docx