Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề : Luyện kĩ năng viết các phần của bài văn biểu cảm

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề : Luyện kĩ năng viết các phần của bài văn biểu cảm

Lý do chọn chuyên đề

 Trong phân môn tập làm văn của chương trình ngữ văn 7. Thì phần tập làm bài văn biểu cảm thì phần lý thuyết được biên soạn theo trình tự:

 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

 - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

 - Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm

 - Cách lập ý của bài văn biểu cảm

 - Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người

 - Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

 - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

 - Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

 - Ôn tập văn bản biểu cảm.

 Trình tự trên tương đối chi tiết cụ thể. Nhưng trong thực tế dạy học hiện nay, với phần đông học sinh cần có một hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ hơn để các em có khả năng thực hành nhanh hơn thì giáo viên nên xây dựng một dàn ý chi tiết hơn so với sách giáo khoa về 2 kiểu bài văn biểu cảm: biểu cảm về sự vật, con người và biểu cảm về tác phẩm văn học.

 Trong tiết ngoại khóa (học thêm) này tôi sẽ cụ thể hóa một dàn ý chi tiết bài văn biểu cảm về sự vật, con người (biểu cảm về đối tượng trong đời sống), giúp học sinh thực hành tốt hơn.

 

docx 5 trang sontrang 7730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 - Chuyên đề : Luyện kĩ năng viết các phần của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : 
LUYỆN KĨ NĂNG 
VIẾT CÁC PHẦN CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 
- - - o O o - - -
	Lý do chọn chuyên đề
	Trong phân môn tập làm văn của chương trình ngữ văn 7. Thì phần tập làm bài văn biểu cảm thì phần lý thuyết được biên soạn theo trình tự:
 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
 - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
 - Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
 - Cách lập ý của bài văn biểu cảm
 - Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
 - Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
 - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
 - Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
 - Ôn tập văn bản biểu cảm.
	Trình tự trên tương đối chi tiết cụ thể. Nhưng trong thực tế dạy học hiện nay, với phần đông học sinh cần có một hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ hơn để các em có khả năng thực hành nhanh hơn thì giáo viên nên xây dựng một dàn ý chi tiết hơn so với sách giáo khoa về 2 kiểu bài văn biểu cảm: biểu cảm về sự vật, con người và biểu cảm về tác phẩm văn học. 
	Trong tiết ngoại khóa (học thêm) này tôi sẽ cụ thể hóa một dàn ý chi tiết bài văn biểu cảm về sự vật, con người (biểu cảm về đối tượng trong đời sống), giúp học sinh thực hành tốt hơn.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- nắm được bố cục, dàn bài và cách viết một bài văn biểu cảm.
- Dàn ý khái quát của bài văn biểu cảm.
- Dàn ý chi tiết khi làm văn biểu cảm về đối tượng đời sống.
- Thực hành viết mở bài và kết bài bài văn biểu cảm về đối tượng đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh khả năng nhận biết, thực hành viết từng phần bài văn biểu cảm.
3. Tư tưởng, thái độ
- Học sinh yêu thích môn văn và thấy được quan trọng của việc học cách viết một bài văn.
4. Năng lực cần hướng tới 
	- Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi
Kỹ thuật dạy học nêu vấn đề
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập, sgk
2. Học sinh: bảng phụ, đồ dùng học tập, sgk
IV. Tiến trình bài mới
A. Hoạt động khởi động
- GV gọi 2 học sinh nêu bố cục và dàn ý khái quát bài văn biểu cảm về đối tượng trong đời sống và biểu cảm về một tác phẩm văn học (trình bày trên bảng phụ)
- Dự kiến sản phẩm:
 * Dàn ý khái quát bài văn biểu cảm về đối tượng trong đời sống
	+ Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm
	+ Thân bài: 	- Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng 
	- Đối tượng trong đời sống con người
	- Đối tượng trong cuộc sống của em
	+ Kết bài: Tình cảm của em với đối tượng đó
 * Dàn ý khái quát bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học 
+ Mở bài: 	Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
	+ Thân bài: 	Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên	
	+ Kết bài: 	Ấn tượng chung về tác phẩm
B. Hoạt động hình thành kiến thức
GV: Từ dàn ý khái quát của học trò giáo viên bổ sung thêm các chi tiết và cách trình bày kiểu bài văn biểu cảm về đối tượng trong đời sống:
 	+ Mở bài: 	- Nêu đối tượng biểu cảm
	- Tình cảm ban đầu của em với đối tượng
	- Lý do, hoàn cảnh tiếp xúc với đối tượng 
	(Nêu ngắn gọn, rõ ràng)
	+ Thân bài: 	- Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng 
	(Miêu tả một vài đặc điểm nổi bật của đối tượng 
=> nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng của em do đặc điểm đó gợi ra)
	- Đối tượng trong đời sống con người
	(Chỉ ra vai trò của đối tượng trong đời sống nói chung.
Đối tượng đó có ảnh hưởng gì đến ai, cái gì và ảnh hưởng như thế nào?)
	- Đối tượng trong cuộc sống của em
(Nêu tình cảm, mối quan hệ giữa em với đối tượng và ngược lại giữa đối tượng với em. Có thể kể một kỉ niệm của em với đối tượng để từ đó hình thành mối quan hệ và tình cảm)
	+ Kết bài: Tình cảm của em với đối tượng đó
(Khẳng định lại tình cảm của em với đối tượng. Nêu mong ước hứa hẹn có liên quan đến đối tượng)
C. Hoạt động luyện tập
- GV ra đề bài cụ thể yêu cầu học sinh áp dụng để lập dàn ý chi tiết 
	Đề bài: Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu
- Hình thức hoạt động: Học sinh làm bài theo 4 nhóm 
- Dự kiến sản phẩm:
+ Mở bài: 	- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học
	- Em rất yêu quý và tự hào về trường em
	- Ở trường em được học những điều mới mẻ 
+ Thân bài: 	* Các đặc điểm gợi cảm của ngôi trường 
- trường nhỏ bé, có vẻ cổ kính => em thấy rất gần gũi, thân thương
- Sân trường nhiều cây và hoa => xinh xắn, rực rỡ nhiều màu sắc => em thấy chúng em giống như đàn ong chăm chỉ
- Trường có ba dãy nhà nằm nép mình dưới những tán cây => trầm mặc, suy tư 
* Ngôi trường trong đời sống con người
- Vị trí của ngôi trường trong lòng người dân quê em, cũng như trong suy nghĩ tình cảm của các thế hệ đi trước 
- Trường được các tổ chức, cơ quan, cá nhân nào quan tâm và quan tâm như thế nào?
	* Mối quan hệ, tình cảm của em với ngôi trường.
- Ở trường em thường làm gì, với ai? Sự việc, chi tiết nào làm em nhớ nhất hoặc gây ấn tượng tình cảm sâu sắc đối với em? Tại sao?
(Ví dụ: Ngay từ ngày mới vào trường, trong buổi lao động đầu tiên em được cô giáo hoặc bác lao công hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng. Em đã tự mình trồng một cây, rồi hàng ngày chăm sóc cho cây, yêu quý cây, cẩm thấy cây như người bạn của mình. Gắn bó với cây, với trường, ngộ nhận cây như của riêng mình )
+ Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với ngôi trường.
	- Em mong muốn gì về ngôi trường trong tương lai.
	- Em sẽ làm gì cho trường trong hiện tại cũng như mai này.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Gv yêu cầu học sinh viết hoàn chỉnh phần mở bài và kết bài theo dàn ý đã lập
- Hình thức hoạt động: mỗi nhóm gồm 2 em
	+ 5 nhóm viết phần mở bài
	+ 5 nhóm viết phần kết bài
- Yêu cầu sản phẩm: 	Nội dung rõ ràng.
	Lời văn mạch lạc, trong sáng...
- Gv gọi 4 nhóm trình bày bài của mình; 2 nhóm trình bày phần mở bài; 2 nhóm trình bày phần kết bài, sau đó thu bài, nhận xét, bổ sung, sửa chữa để có đoạn văn đạt yêu cầu về nội dung và hình thức.
(Tiêu chí nhận xét: Mở bài đã nêu được đối tượng biểu cảm, xác định được tình cảm biểu cảm chưa? Dùng từ, đặt câu đã rõ ràng mạch lạc chưa?...) 
E. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà: Học bài cũ, viết hoàn chỉnh phần thân bài.
- Chuẩn bị dàn ý chi tiết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nghiên cứu trước đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_7_chuyen_de_luyen_ki_nang_viet.docx