Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Khái niệm liệt kê.

- Các kiểu liệt kê

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

- Phân tích giá trị của phép liệt kê.

- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước

 2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 6440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH
Ngày soạn: /4/2021
Ngày dạy: /4/2021
Lớp dạy: Tiết:
Trường dự thi: THCS 
Người dạy: 
Đơn vị: 
Tiết : Tiếng việt: LIỆT KÊ
MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Khái niệm liệt kê.
- Các kiểu liệt kê
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
- Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước 
 	2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
 	 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 	 - Kích thích HS tìm hiểu k/n và tác dụng của phép liệt kê. Phân loại LK
2. Phương thức thực hiện: HĐ nhóm.
3. Yêu cầu sản phẩm: trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: GV cho cả lớp chơi trò chơi “Ai thông minh hơn” theo câu hỏi trong phiếu học tập, thời chiếu 3 phút : GV chiếu trên máy 
Xác định biện pháp tu từ trong các VD sau? Vì sao em lại xác định như vậy?
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
 c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. 
 d. Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi, em đã sống!
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em, người con gái anh hùng! 
- Học sinh tiếp nhận - Thực hiện nhiệm vụ
+ HS hoạt động nhóm:– đại diện trả lời- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ Dự kiến sản phẩm:
 a. So sánh: gợi tiếng suối trong trẻo . 
 Điệp ngữ: gợi sự quấn quit, hòa quyện của .
 b. Ẩn dụ: chỉ Bác Hồ 
c. Nhân hóa: Trò chuyện xưng hô với vật như với người
d. ( hs có thể không trả lời được hoặc TL ko đầy đủ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
 Câu thơ: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê. Tại sao lại gọi là liệt kê và biện pháp này có tác dụng gì chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
 I. Thế nào là phép liệt kê: 
1. Mục tiêu: HS
Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp 
3.Sản phẩm hđ: Vở ghi HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chiếu ví dụ gọi HS đọc và thảo luận nhóm theo câu hỏi C1-2 SGK / 104
? Nhận xét cấu tạo của các bộ phận in đậm trong câu. Các cụm từ có ý nghĩa gì ?
? Việc miêu tả hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy có t/d gì? 
* Học sinh tiếp nhận - Thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
- Kết cấu cú pháp, cụm danh từ, danh từ tương tự được sắp xếp nối tiếp nhau liên tiếp:
+ Bát yến hấp đường phèn
+ Tráp đồi mồi hình CN để mở
+ Nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, chạm
+ Trầu vàng, cau đậu rễ tía
+ Ngoáy tai, ví thuốc, ..bông
-Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
-T/d: Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
* Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Việc sử dụng hàng loạt các cụm từ có kết cấu và ý nghĩa tương tự như vậy gọi là phép liệt kê. Em hiểu thế nào là phép liệt kê?
->Gv chốt ghi nhớ
 Hs đọc lại
 GV chiếu một số loại đàn cho hs chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”: Nhìn tranh đoán nhạc cụ. Thảo luận bằng cặp đôi: cặp nào ghi đúng được nhiều loại đàn cặp đó chiến thắng. Các loại đàn này các em được tìm hiểu qua văn bản “Ca Huế trên sông hương”
Xác định phép liệt kê trong câu văn sau:
Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp.
 II. Các kiểu liệt kê: 
1. Mục tiêu: HS phân biệt được các kiểu liệt kê.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm
3. Sản phẩm hoạt động
- Vở ghi HS và HS trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*GV chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc ví dụ và thảo luận nhóm theo câu hỏi sgk 
?Nhận xét về cấu tạo các phép liệt kê ở VD 1a, 1b?
?Vì sao câu a có thể thay đổi vị trí các từ liệt kê mà câu b không thay đổi được
* Học sinh tiếp nhận - Thực hiện nhiệm vụ- Báo cáo kết quả- Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả
- Dự kiến sản phẩm:
*VD1:
a. tinh thần, lực lượng , tính mệnh, của cải -> phép liệt kê không theo từng cặp
b tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải -> Sử dụng liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ và)
*VD2:
a-Tre, nứa , trúc, mai vầu 
 è Với câu a có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê vì chúng có ý nghĩa ngang bằng nhau
b- hình thành và trưởng thành gia đình, họ hàng, làng xóm 
è Với câu b, không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Có mấy căn cứ để phân loại LK?Có mấy kiểu LK? 
->Giáo viên ->Gv chốt ghi nhớ
 Hs đọc
? Qua hai ví dụ em hãy vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê
P. loại liệt ke
Cấu tạo
Ý nghĩa
Theo cặp
Tăng tiến
 Không tăng tiến
Không theo cặp
GV cho HS làm theo cặp 
Hãy quan sát bức tranh sau và đặt câu có sử dụng phép liệt kê theo hai kiểu trên 
1.Các bạn học sinh chơi rất nhiều trò chơi như cầu lông, nhảy dây, đá bóng...
-> (liệt kê theo cặp, tăng tiến từ trò chơi đôi, đến tập thể nhỏ, đến tập thể lớn)
2. Trên sân trường, có đủ các màu sắc của quần áo: xanh, trắng, vàng, đen...
 -> (liệt kê không theo cặp, không tăng tiến)
I. Thế nào là phép liệt kê:
Ví dụ: SGK/104
2. Nhận xét:
+ Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu
 tương tự nhau.
+ Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
->Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió
=> Phép liệt kê
3. Kết luận: Ghi nhớ1: sgk (105 ).
II. Các kiểu liệt kê:
1. Ví dụ: SGK / 105
2. Nhận xét
- Xét theo cấu tạo:
 + kiểu liệt kê theo từng cặp
 + kiểu liệt kê không theo từng cặp
- Xét theo ý nghĩa: 
 + kiểu liệt kê tăng tiến 
 + kiểu liệt kê không tăng tiến.
3. Kết luận: Ghi nhớ 1,2 sgk/tr105
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: 
1. Mục tiêu: Vận dụng phép LK khi nói hoặc viết
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày vào vở 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* GV chuyển giao nhiệm vụ 
Bài 1: a. Nghe bài hát sau và trả lời câu hỏi? Bài hát có tên là gì? Ai là tác giả của bài hát trên?
 b.Tìm phép liệt kê trong lời bài hát đó. 
Bài 2: 
Viết một đoạn văn khoảng 100 chữ về thông điệp trên trong đó có sử dụng phép liệt kê đã học.
*Học sinh tiếp nhận - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết qủa
- Dự kiến sản phẩm:
Bài 1: a. Tên bài hát là “Em yêu trường em” của nhạc sĩ
 b. Phép liệt kê có trong bài hát là: Nào mực, nào bút, nào phấn, nào bảng
Bài 2: Thông điệp 5K: 
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số người nhiễm bệnh và tử vong trên toàn cầu ngày càng tăng. Để chủ động phòng chống dịch Covid-19, vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, kêu gọi mọi người cùng nhau thực hiện việc chung sống an toàn với dịch bệnh.
Thầy hi vọng bằng những hình ảnh và sự chia sẻ từ chính các em sẽ tạo sự lan tỏa đến các bạn trong trường THCS nói riêng và tỉnh ta nói chung, chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 các em nhéTiết học hôm nay các em cần hiểu:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠOTÌM TÒI, MỞ RỘNG: 
1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày vào vở 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Giáo viên đánh giá vào tiết sau.
5. Tiến trình hoạt động:
*GV chuyển giao nhiệm vụ 
- Tìm những câu văn, câu thơ có phép LK 
*Học sinh tiếp nhận - Thực hiện nhiệm vụ- Báo cáo kết quả- Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà sưu tầm.
- Học thuộc hai ghi nhớ
- Soạn: Phần luyện tập .
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_du_thi_giao_vien_day_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_7_nam.docx