Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1: Ôn tập - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu rõ kiến thức cơ bản của pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân
- Trách nhiệm của công dân đối với một số quyền mà pháp luật đã quy định
2. Kĩ năng: Xử lý tốt các tình huống thường gặp trong cuộc sống, từ đó rèn luyện hành vi bản thân
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp
- Thaûo luaän
- Tổ chức trò chơi
- Xử lý tình huống
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Bảng phụ
- Câu chuyện tình huống
- Hiến pháp 1992
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút)
Nhắc nhở HS phương pháp học tập
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1phút)
Để nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt để vào chương trình GDCD 7, các em sẽ ôn lại nội dung từ bài Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đến bài quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
TIẾT 1 Ngày soạn: 12-9-2021 TUẦN 1 Ngày dạy : 13-92021 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu rõ kiến thức cơ bản của pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân - Trách nhiệm của công dân đối với một số quyền mà pháp luật đã quy định 2. Kĩ năng: Xử lý tốt các tình huống thường gặp trong cuộc sống, từ đó rèn luyện hành vi bản thân 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân II. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp - Thaûo luaän - Tổ chức trò chơi - Xử lý tình huống III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Bảng phụ - Câu chuyện tình huống - Hiến pháp 1992 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 4 phút) Nhắc nhở HS phương pháp học tập 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1phút) Để nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt để vào chương trình GDCD 7, các em sẽ ôn lại nội dung từ bài Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em đến bài quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. b) Cấu trúc giáo án: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em (6 phút) * Mục tiêu: Xác định được việc làm thực hiện quyền trẻ em * Cách tiến hành: - Vấn đáp GV giới thiệu Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em H: Kể tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? Nêu 2 việc làm thực hiện quyền trẻ em? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ quyền trẻ em? Gv chốt lại: Trước sự quan tâm của Nhà nước trẻ em phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình - 4 nhóm: + Nhóm quyền sống còn + Nhóm quyền bảo vệ + Nhóm quyền phát triển + Nhóm quyền tham gia - Một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em + Quyền được nuôi dưỡng được chăm sóc sức khỏe + Quyền không bị phân biệt đối xử khi bị bóc lột và xâm hại +Quyền được học tập, vui chơi giải trí + Quyền được bày tỏ ý kiến nguyện vọng - Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn - Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em àNhà nước quan tâm đảm bảo quyền trẻ em - Trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý nhà nước (6 phút) * Mục tiêu: Xác định công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam * Cách tiến hành: - Vấn đáp - Tổ chức trò chơi Cho HS nắm: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước Công dân Việt Nam là ai? Cho Hs nêu một số quyền và nghĩa vụ của công dân Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? Cho Hs thảo luận Học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước Gv chốt lại: Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước, có như vậy quyền công dân mới được bảo đảm - Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam - Chia lớp thành 2 đội thi nhau nêu - Vì mỗi công dân đều được hưởng các quyền công dân mà pháp luật qui định - HS thảo luận theo bàn 2 phút + Rèn luyện trong học tập , trau dồi, nắm chắc kiến thức + Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan. 2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hoạt động 3: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ CD về trật tự, an toàn giao thông (6 phút) * Mục tiêu: Hiểu những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông * Cách tiến hành: - Thảo luận bàn - Vấn đáp Cho HS tìm hiểu nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông Nêu một số biển báo thông dụng? Pháp luật qui định như thế nào đối với người đi bộ? H:Vì sao chúng ta phải chấp hành tốt việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ? Bản thân em làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông? GV chốt lại: Để an toàn giao thông là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân và của toàn xã hội - Tín hiệu đèn: tín hiệu xanh được đi, tín hiệu đỏ là cấm đi, tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp -Biển báo: + Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. +Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành. - Người đi xe đạp:không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng ô, điện thoại, không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, chở vật cồng kềnh, không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh - Đối với trẻ em: trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy àBảo đảm an toàn giao thông cho mình và mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người - Bảo đảm cho giao thông thông suốt, tránh ùn tắc gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt của xã hội. - HS thảo luận bàn thời gian 2 phút - Học và thực hiện đúng qui định - Tuyên truyền cho mọi người trong gia đình và bạn bè - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện - Lên án tình trạng cố tình vi phạm - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người - Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông , ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội 3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông Câu Tín hiệu giao thông và một số biển báo thông dụng. 4Những quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp và trẻ em. 5Vì sao chúng ta phải chấp hành tốt việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ? Hoạt động 4: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục (5 phút) * Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản quyền và nghĩa vụ học tập * Cách tiến hành: - Vấn đáp Cho HS nắm quyền và nghĩa vụ của công dân, việc học tập rất quan trọng ?Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được pháp luật qui định như thế nào? Việc học tập có ý nghĩa như thế nào? Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, chúng ta phải làm gì? Tình huống: Nam là một học sinh chăm ngoan, nhà em nghèo lắm, sau nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em. Câu hỏi: Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? GV chốt lại: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân + Quyền: Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, sau đại học; có thể học bất kỳ ngành nghề nào học bất kỳ hình thức nào thích hợp với bản thân; tuỳ điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. + Nghĩa vụ: Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. àĐối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội -Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. - Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. > - Phải say mê, kiên trì và tự học - Phải có phương pháp học tập tốt àNếu là Nam trong hoàn cảnh đó chấp nhận nghỉ học để có thời gian lao động giúp bố và nuôi các em. Em sẽ tự học vào những lúc rãnh rỗi - Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình. 6 Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được pháp luật qui định như thế nào? * Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Hoạt động 5: Tìm hiểu các quyền tự do, dân chủ của công dân (5 phút) * Mục tiêu: Nắm được nội dung cơ bản của các quyền tự do, dân chủ * Cách tiến hành: - Xử lý tình huống Cho HS nêu thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Cho Hs đọc tình huống a) Theo em Tuấn đã vi phạm gì? b) Trong trường hợp đó, Hải có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất? Gv chốt lại: Đối với con người thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất ? Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Nêu một số hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân Gv chốt lại: Chúng ta thực hiện đúng những qui định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - HS nêu - HS đọc tình huống -Tuấn vi phạm pháp luật: Xâm phạm danh dự, thân thể, sức khỏe của Hải - HS tự nêu + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. + Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác .Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở - Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép àTự ý vào nhà lục lọi đồ của người khác - Tự ý khám xét chỗ ở của người khác - Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ 7. Trình bày quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 8. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được pháp luật qui định như thế nào ? Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Hoạt động : (5phút) * Mục tiêu: * Cách tiến hành: - Xử lý tình huống , làm bài tập trắc nghiệm Câu 9 : Tình huống : “Nam và Sơn là 2 học sinh lớp 6 ngồi cạnh nhau, một hôm Sơn bị mất chiếc bút máy tìm mãi không thấy .Sơn đổ cho Nam là người lấy cắp. Sau đó Sơn và Nam tiếng qua tiếng lại với nhau. Tức quá Nam đánh Sơn chảy máu đầu, cô giáo đã kịp thời mời 2 bạn lên Hội đồng kỷ luật của nhà trường.” 1/ Em hãy nhận xét cách ứng xử của 2 bạn?. 2/ Nếu ở trường hợp như hai bạn, em sẽ làm gì Câu 10: Tình huống: Nhà bà Ba gần nhà bà Tám. Hai nhà từ lâu đã có xích mích về chuyện làm ăn. Một hôm khi bà Ba đi vắng, người đưa thư đến không gặp nên nhờ bà Tám chuyển hộ bức thư cho bà Ba. Bà Tám bóc thư ra xem với ý định dò xét quan hệ làm ăn của bà Ba, sau đó không đưa thư cho bà Ba mà đốt đi. Không may đó lại là thư hẹn của bạn hàng, vì không nhận được thư nên bà Ba đã bỏ lỡ mất một hợp đồng quan trọng và bị thiệt hại đáng kể. Câu hỏi : 1/ Hành vi của bà Tám vi phạm quyền gì của công dân ? Cụ thể đã vi phạm gì ? 2/ Chúng ta rút ra bài học gì qua tình huống trên ? - Cho HS làm bài tập TN (BS) TL: 1/ - Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ gì mà khẳng định Nam ăn cắp. Như vậy là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn Nam. - Nam sai: Vì không khéo léo giải thích cho Sơn mà đi đánh Sơn như vậy Nam đã xâm phạm bất hợp pháp đến thân thể sức khoẻ, tính mạng của Sơn. 2/ - Là sơn :Phải tìm hiểu đúng sự việc báo cô giáo. Là Nam : bình tĩnh giải thích cho bạn hiểu,bạn còn nghi thì báo cô giáo TL: 1/ Hành vi của bà Tám vi phạm Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Cụ thể bà Tám đã chiếm đoạt, tự ý đọc thư và huỷ thư của bà 2/ Chúng ta rút ra bài học phải tôn trọng thư từ, điện thoại của người khác ; phải có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ quyền của mình cũng như của người khác 3/ Củng cố: (5p ) HS vận dụng bài tập TN Câu 1:Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa gì ? A. Thể hiện quyền và bổn phận của mình. B. Tôn trọng và quan tâm đến trẻ em vì tương lai của đất nước. C. Thể hiện trách nhiệm của công dân. D. Thể hiện trách nhiệm của mọi người dân. Câu 2: Đối tượng không phải công dân Việt Nam là A. người Việt nam đã nhập quốc tịch nước ngoài. B. người Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thời hạn. C. người Việt Nam phạm tôi bị phạt tù. D. người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Câu 3: Công dân nước Việt Nam là người có A. quốc tịch Việt Nam sống tại nước ngoài. B. quốc tịch nước ngoài sang Việt Nam làm việc. C. quốc tịch Việt Nam sống tại Việt nam. D. quốc tịch Việt Nam sống và làm việc trong và ngoài nước. Câu 4: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm ? A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam. Câu 5: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo: A. Đường dành cho người đi bộ. B. Người đi bộ không được phép đi. C. Nguy hiểm cho người đi bộ. D. Chỉ dẫn cho người đi bộ. Câu 6: Người trong độ tuổi nào dưới đây được phép lái xe gắn máy? A. Mọi công dân dưới 15 tuổi . B. Mọi công dân dưới 16 tuổi. C. Công dân đủ 15 tuổi. D. Công dân đủ 16 tuổi trở lên. Câu 7: Những hành vi nào dưới đây là không an toàn khi tham gia giao thông ? A. Đi bộ sát mép đường. B. Điều khiển xe đạp vượt xe phía trước về bên trái. C. Đá bóng, thả diểu dưới lòng đường. D. Đi xe đạp vào phần đường bên phải trong cùng . Câu 8: Câu tục ngữ nào không nói vê ý nghĩa của việc học tập ? A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. D. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Câu 9: Theo em, hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân ? A. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ. C. Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người. D. Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chồ ở của công dân ? A. Công an khám xét nhà dân khi có lệnh của cơ quan chức năng. B. Cưỡng chế giải toả những nhà xây dựng trái phép trên đất công C. Xây nhà lấn chiếm sang đất vườn nhà hàng xóm. D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy. 4/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút ) Xem và soạn bài 1 sgk gdcd 7 : Sống giản dị 1. Truyện đọc: Học sinh tự đọc *Rút kinh nghiệm . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_1_on_tap_nam_hoc_2021_2022.doc