Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22+23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (2 tiết) - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22+23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (2 tiết) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

2. Về kĩ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

 4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học.- Năng lực tự giải quyết vấn đề.- Năng lực hợp tác.

 - Năng lực sáng tạo.- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác, giải quyết vấn đề xã hội.

 NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường. Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

- Kĩ năng tư duy phê phán đới với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo và biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

 

docx 5 trang sontrang 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 22+23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (2 tiết) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02/2021
Ngày dạy: 22/02/2021
 Tiết PPCT: 22+23 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
Về kiến thức: 
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. 
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Về kĩ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
 4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học.- Năng lực tự giải quyết vấn đề.- Năng lực hợp tác.
	- Năng lực sáng tạo.- Năng lực tự quản lí.
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác, giải quyết vấn đề xã hội.
² NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình môi trường. Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Kĩ năng tư duy phê phán đới với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo và biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II. Tài liệu và phương tiện: 
- Tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
- SGK, SGV GDCD 7.
- Luật bảo vệ môi trường và Luật bảo vệ và phát triên rừng.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Hoạt động khởi động:
Nêu nội dung của quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN.
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội như thế nào? 
 - Môi trường là gì? Môi trường gồm những gì? 
 - Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? 
 - Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người như thế nào?
 B. Hoạt động hình thành kiến thức: 
GV: Trong cuộc sống của mỗi con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tác động rất to lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sức khỏe của bản thân cũng như đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó chính là nội dung bài học hôm nay. 
@Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
1. Tìm hiểu thông tin, sự kiện 
- GV: Cung cấp cho HS thông tin về tình trạng xâm hại rừng (phá rừng, đốt rừng, ...) gây ảnh hưởng xấu tới môi trường ở nước ta hiện nay. 
- HS: Theo dõi, trả lời câu hỏi:
 + Nêu tác dụng của rừng đối với cuộc sống con người. 
- GV: Tiếp tục cung cấp một số sự kiện về tình hình lũ lụt ở nước ta trong năm vừa qua.
- HS: Theo dõi, trả lời câu hỏi:
 + Nêu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiên tai xảy ra tại địa phương nói riêng, nước ta nói chung.
- HS: Thảo luận nhóm, trình bày.
- GV: Nhận xét. Tổng kết ý kiến. 
@Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
2. Nội dung bài học
a) Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- GV: Yêu cầu HS kể ra các yếu tố tồn tại xung quanh con người.
- GV: Yêu cầu HS làm việc theo cặp:
+ Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? 
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 
b) Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 + Môi trường gồm những gì? Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? 
 - Các yếu tố của môi trường bao gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường sá, khói bụi, ...
- Các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên: rừng cây, động thực vật, nước, khoáng sản, ...
c. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên?
Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.
Cho một số ví dụ cụ thể về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. 
à Ví dụ về ô nhiễm môi trường: 
à Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên: 
d) Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
+ Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người như thế nào?
- HS: Phát biểu.
- GV: Nhận xét. Tổng kết.
- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. 
 Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại được.
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
@Hoạt động 1: Tìm hiểu những quy định của pháp luật và các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
đ) Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- GV: Cung cấp cho HS các qui định của pháp luật.
- GV: Pháp luật có những quy định gì về bảo vệ môi trường và TNTN?
- HS: - Là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- GV: Giới thiệu một số điều ở luật bảo vệ MT
- Một số quy định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động - thực vật quý hiếm.
@Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp về bảo vệ môi trường và TNTN.
e. Bảo vệ môi trường và TNTN: 
- GV: Thế nào là Bảo vệ môi trường và TNTN ? Để bảo vệ TNTN chúng ta cần phải làm gì?
- HS: Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và thường xuyên tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
- GV: Kể tên một số TNTN có thể phục hồi được?
- HS: Rừng, đất, động-thực vật, 
- GV: Nhận xét, bổ sung.
g. Các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
- GV: Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì?
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch, ...
- HS: Nêu những việc làm góp phần bảo vệ môi trường (K/n tư duy, phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường): Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định; hạn chế dùng các chất khó phân hủy: như nilon, nhựa 
- GV: Em hãy kể một số hoạt động dẫn đến ô nhiễm môi trường và cách khắc phục? (Kn tư duy, sáng tạo): Đánh cá bằng mìn, điện, thải chất thải công nghiệp vào nguồn nước 
- GV: Hãy nhận xét việc bảo vệ môi trường ở gia đình và địa phương? Thử nêu biện pháp khắc phục?(Kn tư duy, sáng tạo)
- HS: Cần thực hiện giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .
C. Hoạt động luyện tập :
+ Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? 
+ Môi trường gồm những gì? Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? 
+ Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên?
+ Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người như thế nào?
- GV: Nêu yêu cầu bài tập: Khoanh tròn chữ cái trước đáp án nói về các hành vi gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt TNTN 
Đổ nước thải ra đường. 
Giữ vệ sinh nhà mình, vứt rác ra hè phố. 
Tự ý đúc ống dẫn nước để sử dụng. 
Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch. 
Dùng thuốc nổ để đánh bắt cá. 
Trả động vật hoang dã về rừng. 
Xả khói, bụi bẩn ra không khí. 
Đổ dầu thải ra ống thoát nước. 
 - HS: Làm việc cá nhân. Lên bảng trình bày.
 - GV: Nhận xét, cho điểm. Kết bài.
 à Đáp án: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt TNTN: a. b. c. e. g. h.
 D. Hoạt động vận dụng:
- GV: Cho HS làm bài tập tình huống. (Kn giải quyết vấn đề)
 Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
1. Trên đường đi học về, thấy bạn vứt rác xuống đường.
2. Đến lớp học thấy bạn ăn quà xả rác bừa bãi.
3. Thấy người khác đỗ rác thải, chất bẩn xuống sông.
- HS: Làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài bằng sơ đồ tư duy.
 E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
 - Học thuộc nội dung bài học.
 - Làm bài tập d, đ, e, g /47 SGK.
 - Chuẩn bị bài mới: “Bảo vệ di sản văn hóa”. Tìm hiểu di sản văn hóa ở địa phương và trong nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_2223_bao_ve_moi_truong.docx