Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Phạm Thị Thu Thuỷ

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Phạm Thị Thu Thuỷ

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

 2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống.

 3. Thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

 4. Định hướng phát triển năng lực.

 Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 

docx 5 trang bachkq715 5490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Phạm Thị Thu Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn: 03/09/2019	 Ngày dạy: 
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 2. Kỹ năng: 
- Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống.
 3. Thái độ: 
- Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
 4. Định hướng phát triển năng lực.
 Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Thảo luận nhóm
- Động não
- Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải
- Phương pháp thuyết trình
- Sắm vai
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 7
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD
- Tình huống
 2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Đọc trước truyện trong SGK, nội dung bài học.
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Kiểm tra sách vở của học sinh.
 3. Dạy bài mới
 3.1. Giới thiệu bài mới (2 phút)
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Bài 1: Sống giản dị.
3.2. Tổ chức dạy học bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (10 phút)
GV: Cho HS đọc truyện đọc trong SGK: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện :
1. Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác
2. Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc?
- GV: nhận xét, chốt lại: Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng luôn luôn sống giản dị, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Sự giản dị đó không làm tầm thường con người Bác, mà làm cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Bác giản dị trong lời nói, văn phong, cử chỉ, trang phục...
3. Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác.
Câu hỏi dành cho HS khuyết tật: 
? Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết.
GV: nhận xét, chốt ý.
- Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị.
HS đọc truyện.
Học sinh trả lời.
- Bác ăn mặc đơn sơ, giản dị.
- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
- Ví dụ:
+ Trong ăn uống
“Sáng ra bờ xuối tới vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
+ Nhà ở.
+ Tự làm hầu hết mọi việc.
- HS trả lời.
I. Tìm hiểu truyện đọc
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”
1. Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người.
- Thái độ của Bác: Thân mật như người cha đối với các con.
- Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
2. Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân
- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (20 phút)
GV: Đặt câu hỏi:
? Em hiểu thế nào là sống giản dị?
GV: nhận xét, kết luận. 
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra câu hỏi cho các nhóm:
Nhóm 1+2: Tìm những biểu hiện của lối sống giản dị.
Nhóm 3+4: Tìm những biểu hiện trái với giản dị.
GV: nhận xét, kết luận một số biểu hiện của sống giản dị.
GV: Sống giản dị mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống? 
GV: nhận xét, kết luận.
Câu hỏi giành cho HS khuyết tật: 
? Bản thân em là một người có lối sống giản dị không?
GV: Theo em, HS cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?
- HS trả lời.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi đáp án.
HS: Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
HS trả lời: Có hoặc không.
HS cần phải biết thực hiện giản dị trong cuộc sống như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền, quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ; thẳng thắn khi nói năng, không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp ..
II.Nội dung bài học 
 1. Khái niệm: 
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
2. Biểu hiện: 
Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
3. Ý nghĩa: 
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
GV yêu cầu học sinh làm bài tập a, b SGK
GV nhận xét, kết luận.
Học sinh làm bài tập a, b SGK
III.Bài tập 
a, Bức tranh thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường?
 Tranh 3
b. Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5)
4. Hoạt động củng cố (3 phút)
GV: Hệ thống lại nội dung bài học.
GV: Tæ chøc HS ch¬i trß ch¬i s¾m vai.
HS: Ph©n vai ®Ó thùc hiÖn.
GV: Cho HS nhËp vai gi¶i quyÕt t×nh huèng:
TH1: Anh trai cña Nam thi ®ç vµo tr­êng chuyªn THPT cña tØnh, cã giÊy nhËp häc, anh ®ßi bè mÑ mua xe m¸y. Bè mÑ Nam rÊt ®au lßng v× nhµ nghÌo chØ ®ñ tiÒn ¨n häc cho c¸c con, lÊy ®©u tiÒn mua xe m¸y!
TH2: Lan hay ®i häc muén, kÕt qu¶ häc tËp ch­a cao nh­ng Lan kh«ng cè g¾ng rÌn luyÖn mµ suèt ngµy ®ßi mÑ mua s¾m quÇn ¸o, giµy dÐp, thËm chÝ c¶ ®å mÜ phÈm trang ®iÓm.
GV: NhËn xÐt c¸c vai thÓ hiÖn vµ kÕt luËn:
- Lan chØ chó ý ®Õn h×nh thøc bªn ngoµi.
- Kh«ng phï hîp víi tuæi häc trß.
- Xa hoa, l·ng phÝ, kh«ng gi¶n di.
Lµ HS chóng ta ph¶i cè g¾ng rÌn luyÖn ®Ó cã lèi sèng gi¶n dÞ. Sèng gi¶n dÞ phï hîp víi ®iÒu kiÖn cña gia ®×nh cóng lµ thÓ hiÖn t×nh yªu th­¬ng, v©ng lêi bè mÑ, cã ý thøc rÌn luyÖn tèt.
5. Dặn dò (1 phút)
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 2: Trung thực.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1_song_gian_di_pham_thi.docx