Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 10, Bài 8: Khoan dung - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 10, Bài 8: Khoan dung - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU :

 1 Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung , kể một số biểi hiện của lòng khoan dung

- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung .

2. kĩ năng

Rèn luyện cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

3.Thái độ:

Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người và người.

II / GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- KN trính bày suy nghĩ ý tưởng về biểu hiện,ý nghỉa của lòng khoan dung

- KN tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung và thiếu khoan dung

- KN giao tiếp ứng xử thể hiện sự cảm thông.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 10, Bài 8: Khoan dung - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10 Ngày soạn: 11-11-2020
TUẦN 10 Ngày dạy : 12-11-2020
Baøi 8 
 KHOAN DUNG 
I. MỤC TIÊU :
 1 Kiến thức:
- Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung , kể một số biểi hiện của lòng khoan dung
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung .
kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
3.Thái độ:
Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người và người.
II / GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- KN trính bày suy nghĩ ý tưởng về biểu hiện,ý nghỉa của lòng khoan dung
- KN tư duy phê phán đối với hành vi khoan dung và thiếu khoan dung
- KN giao tiếp ứng xử thể hiện sự cảm thông .
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1.Giáo viên :
- SGV , SGK , GDCD7
- Câu chuyện tình huống thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung .
- Ca dao, tục ngữ.. có liên quan
2 .Học sinh :
- SGK, GDCD 7
- Ca dao , tục ngữ có liên quan..
IV.HOAT ĐÔNG DẠY – HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết (4p)
 2.Bài mới :
a) Giới thiệu bài :1’
- GV nêu tình huống
Bình và Nam học cùng trường nhà ở cạnh nhau, Bình học giỏi được bạn bè yêu mến, Nam ghen tức và thường hay nói xấu Bình với mọi người, Nếu là Bình em sẽ cư xử ntn đối với Nam .
Hs trả lời .. GV dẫn vào bài
Hoặc : Trong cuộc sống và quan hệ hằng ngày, nhiều khi chỉ vì một việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm, đỗ vỡ đáng tiếc, làm mất đi mối thiện cảm vốn có giữa con người với nhau .Nguyên nhân của điều đó là gìvà làm thế nào để tránh được ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài .
b) Cấu trúc giáo án: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN 
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoaït ñoäng 1 : Phân tích truyện đọc (10p)
* Muïc tieâu: HS hiểu thế nào là khoan dung, biểu hiện của khoan dung.
* Caùch tieán haønh: P2 TLN.
Gọi HS tóm tắt truyện và nhận xét ảnh. 
- Gọi HS đọc phân vai 
 + HS 1: Dẫn chuyện 
 + HS 2 :Cô giáo 
 + HS 3 : Bạn Khôi
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào 
? Trước thái độ của Khôi cô giáo đã làm gì ?
? Về sau , bạn Khôi đã thay như thế nào và vì sao bạn Khôi đã thay đổi như vậy ?
? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân ?
? Qua truyện đọc chúng ta rút ra bài học gì.
 ->Nhận xét rút ra kết luận : Cô Vân có lòng khoan dung
-HS đọc theo vai
-Nói to , chê cô viết chữ xấu -> thiếu tôn trọng
-Lặng người , tái dần, xin lỗi HS 
-Chứng kiến cô tập viết và biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy .
-Khoan dung, tha thứ
- HS phát biểu
I.Tìm hiểu truyện đọc 
“ Hãy tha lỗi cho em ”
 - Không vội vàng định kiến khi nhận xét người khác.
- Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
-> Cần khoan dung với mọi người.
 * Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu nội dung bài học (10p)
* Muïc tieâu: phát triển cách ứng xử thể hiện lòng khoan dung.
* Caùch tieán haønh: Thảo luận nhóm các câu hỏi ( GV chuẩn bị ở bảng phụ ).
? Khoan dung là gì.
GV ghi câu hỏi giao về các nhóm
Nêu yêu cầu hd các nhóm Thảo luận.
N1,4
1.Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
=>Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung.
N2.Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột trong tập thể ?
N3.khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự ntn?
Theo dõi các nhóm thảo luận.
-Nhận xét cách trình bày của các nhóm.
KL* Cần phải biết lắng nghe và hiểu người khác là bước đầu tiên quan trọng hướng tới lòng khoan dung
+Trước khuyết điểm của người khác tùy mức độ có thể tha thứ (lỗi nhỏ, không cố ý)hoặc nhắc nhỡ khuyên nhủ thuyết phục.
- Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh dễ chịu.
Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đã ra lệnh tha cho 10 vạn quân địch được an toàn trở về với quê hương xứ sở, lại còn cung cấp cho thuyền, ngựa, lương thực và sửa sang đường sá để cho chúng rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề để lạy tạ những người lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn.
à Theo em, việc làm của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
? Cho vd về lòng khoan dung.
? Khoan dung có ý nghĩa ntn trong cuộc sống ? ( đối với bản thân và xã hội)
Hs thảo luận nhóm:
Hs nhận xét bổ sung
N1,4
-Vì có như vậy mới không hiểu lầm
-Không gây sự bất hoà
-Không đối xử nghiệt ngã với nhau
-Tin tưởng và thông cảm
-Sống chân thành và cởi mở
N 2:Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân giải thích tạo điều kiện giảng hoà
N 3 :Tìm nguyên nhân giải thích thuyết phục góp ý với bạn
- Tha thứ và thông cảm với bạn
- không định kiến
- Việc làm của Lê lợi là thể hiện lòng khoan dung đối với kẻ thù. Việc làm này đã khiến cho quân địch phải cảm động và nể phục.
II. Bài học :
 1.Thế nào là khoan dung 
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ . 
- Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
+ Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích ,thói quen, mọi sự khác biệt của họ.. , thái độ công bằng .vô tư, không định kiến hẹp hòi, không đối xử nghiệt ngã gay gắt 
+ Khoan dung không có nghỉa bỏ qua những việc say trái ,cố tình làm say trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục .
2/ Biểu hiện của lòng khoan dung 
Ví dụ: ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi; tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi; nhường nhịn bạn bè, em nhỏ; công bằng, vô tư khi nhận xét người khác ; ..
2.Ý nghĩa của lòng khoan dung 
 : 
- Đối với cá nhân : Khoan dung là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt .
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dể chịu .
 *Hoaït ñoäng 3: Liên hệ thực tê tìm ra phương hướng rèn luyện ( 10p)
 *Muïc tieâu: HS biết xử lí tình huống thực tế về lòng khoan dung.
 *Caùch tieán haønh: 
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ.
- Vậy em hãy kể một số biểu hiện về lòng tha thứ
- Cụ thể
+Em đã có lần nào biết tha thứ chưa?
Và có lần nào em được tha thư chưa?
- Kể lại những trường hợp đó?
Vd: Trong lớp trong trường, ngoài xã hội 
- Có lần nào mâu thuẩn đánh nhau với bạn chưa ? lí do vì sao?
- Em thấy có gì ân hận về điều đã xãy ra ?
- Cho hs làm bài tập
Bài tập c. SGK
Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một hôm Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
 Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan?
? Muốn trở thành người sống khoan dung chúng ta cần phải làm gì ?
Mẹ -con 
Cô giáo-học sinh 
Công an-người có 
lỗi, bạn bè ..........
> Tha thứ 
- HS nêu vi dụ
- HS trả lời
-HS nêu ý kiến
Cách rèn luyện : Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gủi mọi người và cư xử một cách chân thành rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội .
*Hoaït ñoäng 4: Luyện tập, củng cố. (8p)
*Muïc tieâu: HS biết xử lí tình huống thực tế về lòng khoan dung.
*Caùch tieán haønh: Giải bài tập SGK, sắm vai.
a/ Gọi HS làm BT a- SGK
Yêu cầu lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận .
b/ Chơi trò chơi sắm vai: GV nêu tình huống BT d.SGK, yêu cầu HS thể hiện- lớp nhận xét à bài học.
* GV kết luận.
* GV gọi HS nêu lại Kn bài ( củng cố )
- GV kết luận :Trong cuộc sống nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ với mọi người với nhau sẽ trở nên lành mạnh , tốt đẹp hơn .
- HS làm BT ( Cá nhân )
Hành vi thể hiện lòng khoan dung: Ý 1, 3, 5, 7.
Vì sao ? : HS tự nêu.
* HS phân công vai diễn, chuẩn bị lời thoại. Lớp nhận xét, rút ra bài học.
* HS trả lời theo mục a/ SGK
III. Bài tập :
BT a/ SGK Tr 25.
* Ý đúng: 1, 3, 5, 7.
KL: Là bạn bè không trành khỏi những va chạm. Ta cần bỏ qua lỗi của bạn. Tuy nhiên, người có lỗi cần biết nhận- sửa lỗi của mình.
 * SƠ KẾT BÀI
Khoan dung là một đức tính cho mọi người, xã hội và cho mọi quốc gia. Vì vậy thế giới chọn năm 1995 làm năm Quốc Tế của lòng khoan dung nhằm đối phó với tình trạng khủng bố, chiến tranh => Mọi người cần biết tự kiềm chế, nâng cao lòng yêu thương con người, hãy rộng lượng thứ tha cho mọi lỗi lầm của người khác, góp phần làm cho XH tốt đẹp hơn.
3.Hướng dẫn về nhà :2’
 - Học bài, làm các bài tập SGK tr 25, 26.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : “ Xây dựng gia đình văn hóa “.Tìm hiểu 1 vài gia đình văn hóa địa phương 
 - Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý 
VI. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM :
 .	 ...	
 . . .	 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_10_bai_8_khoan_dung_nam_hoc.doc