Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học cả năm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học cả năm

A/ Mục tiêu cần đạt:

1, Giúp HS hiểu được các loại hình chính trị – xã hội , lợi ích và ý nghĩa của các hoạt động này.

2, Hình thành cho HS niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp , tin vào con người để các em có mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, trường

3, HS có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; qua đó hình thành kỹ năng hợp tác để tự kiểm điểm bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác

 B/ Phương pháp

- Thảo luận

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Liên hệ gương người tốt việc tốt

 C Phương tiện

- Tranh ảnh băng hình về các hoạt động chính trị – xã hội

 

doc 106 trang bachkq715 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/ 8/ 2017
Ngày giảng: 8a1:
 8a2: 
Tiết 1: Tuần 1
BÀI 1 : TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
 I/ Mục tiêu cần đạt:
 1, Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm,một số biểu hiện, ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
 2, Thái độ:
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội .
- Phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.
 3, Kỹ năng:
- Biết phân biệt hành vi biết tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình và biết giúp đỡ mọi người để trở thành những người biết tôn trọng lẽ phải.
 Kỹ năng sống :
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, tư duy phê phán, ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị:
Của thầy :
 Phương pháp:
Sắm vai
 Thảo luận nhóm
 Giải quyết vấn đề 
Kết hợp đàm thoại và giảng giải
 Phương tiện:
SGK,SGV GDCD8 
Của trò :
SGK GDCD8 
 Chuyện, thơ
 III/ Tiến trìnhdạy học:
 1, Tổ chức lớp: 8a1: / ; 8a2: / 
 2, Kiểm tra: Sách , vở của HS
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc truyện trong SGK?
? Hãy liệt kê những việc làm của tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
 - ăn hối lộ của tên nhà giàu
- ức hiếp dân nghèo
- Sử án không công bằng , đổi trắng thay đen
 GV: Vì thế mà người dân đã làm đơn gửi quan tuần phủ Nguyễn Q Bích.
? Khi nhận được đơn của người dân , ông đã làm gì?
Cho người đi điều tra
Phạt tên nhà giàu
Cách chức tri huyệnThanh Ba
? Biết tin em mình bị cách chức Hình bộ thượng thư đã có hành động gì?
Xin tha cho tri huyện
? Thái độ của Nguyễn Q Bích?
Kiên quyết không tha
? Em có đồng tình với việc làm của NQBích không?
? Qua phân tích câu chuyện , em thấy Nguyễn Q Bích là một người như thế nào?
- Kiên quyết diệt trừ nạn tham ô, không nể nang , đồng lõa với việc làm xấu xa
- Dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh với những sai trái.
? Đó là những biểu hiện của đức tính nào?
Tôn trọng lẽ phải
? Em hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải?
àYêu cầu HS đọc ý 1 trong phần bài học.
? Đọc tình huống 2,3?
GV Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận:
? ý kiến của các em trong 2 tình huống này?
-TH2: Bảo vệ ý kiến đúng , phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng
- TH3: Thể hiện thái độ không đồng tình ; phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm này ; khuyên bạn không nên làm như vậy
 GV: Đó là những việc làm biết tôn trọng lẽ phải
? Theo em tôn trọng lẽ phải được biểu hiện qua những phương diện nào?
à yêu cầu HS đọc bài học 2
? Trong 3 tình huống ở phần đặt vấn đề , các em đồng tình với việc làm của ai, trong tình huống nào?
TH1: Quan tuần phủ NQBích
 GV: Như vậy là các em đã có kỹ năng phân biệt những việc làm đúng- sai để tự hoàn thiện mình trong cuộc sống.
? Trái với tôn trọng lẽ phải là gì?
? Thái độ của em với những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải?
- Không đồng tình, phê phán 
 GV cho HS hoạt động nhóm thi viết nhanh những hành vi:
Tôn trọng lẽ phải
Không tôn trọng lẽ phải
- Tôn trọng luật pháp
- không quay cóp trong giờ kiểm tra
- chêu chọc người già
- Lấy đồ của em nhỏ
? Nếu mọi người đều biết tôn trọng lẽ phải thì xã hội sẽ như thế nào?
? Đọc nội dung bài học?
Bài 4: đã làm khi hoạt động nhóm
Bài 5: Gv hướng dẫn HS về nhà làm
I/ Đặt vấn đề
II/ Bài học:
1, Khái niệm tôn trọng lẽ phải:
2, Biểu hiện:
3, ý nghĩa:
III/ Bài tập:
 Bài1- c
 Bài2- c
 Bài3- a,c,e
 4, Củng cố: 
? Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải thì em phải làm gì?
 5, Dặn dò:
- Học thuộc bài học, làm bài tập 5
- Xem trước bài 2: Liêm khiết
Ngày soạn : 26/8/2017
Ngày giảng : 8a1:
 8a2:
Tiết 2. Tuần 2
BÀI 2: LIÊM KHIẾT
I/ Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức: HS nắm được khái niệm liêm khiết, biểu hiện, ý nghĩa và biết phân biệt hành vi trái với liêm khiết.
2, Thái độ: 
- Đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết
- Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.
3, Kỹ năng:
- HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
 Kỹ năng sống
 Kĩ năng ra quyết định, KN kiên định, KN thể hiện sự tự tin, KN kiểm soát cảm xúc
 II. Chuẩn bị : 
Của thầy : SGK, SGV, Tài liệu liên quan 
Phương pháp:
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
Đàm thoại
Thảo luận
 Phương tiện:
Chuyện đọc
Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết
Các bài báo liên quan đến pháp luật.
Của trò : Xem trước nội dung bài .
 III/ Tiến trình dạy học:
 1, Tổ chức lớp : 8a1: /35 ; 8a2: /36
 2, Kiểm tra:
? Kể những việc làm của em hoặc của bạn về biểu hiện biết tôn trọng lẽ phải?
? Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải , em cần phải làm gì?
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? 3 HS đọc 3 tình huống?
 GV chia lớp làm 3 nhóm thảo luận
? N1: Ông bà Ma-ri Quy ri đã phát hiện ra cái gì mới?
- Nguyên tố hóa học: pô-lô-ni và ra-đi
? Giá trị của sản phẩm này?
- Có giá trị lớn về mặt khoa học và kinh tế( 1g ra-đi =750.000prăng vàng, tương đương 100.000USD)
? Trong khi đó cuộc sống của gia đình ông bà ra sao?
- Túng thiếu( mỗi năm thiếu 3000prăng)
? Khi nhận được quà ông bà đã hành động ntn?
- Tặng lại cho trẻ mồ côi
- Dành ra- đi cho khoa học chứ không giữ cho riêng mình.
? N2: Dương Chấn đã giúp Vương Mật điều gì?
- Tiến cử Vương Mật làm quan huyện
? Thái độ của Dương Chấn khi Vương Mật trả ơn?
- Ngỡ ngàng
- Kiên quyết từ chối, không nhận vàng
? N3: Em hiểu gì về Bác Hồ qua lời nhà báo Mỹ?
- Là một vị lãnh tụ nhưng sống bình dị như một người một người dân bình thường.
? Em có nhận xét gì về cách sử sự của 3 nhân vật trong 3 tình huống trên?
- Bà Ma-ri: không vụ lợi tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đòi hỏi điều kiện vật chất.
- Dương Chấn: tiến cử người làm việc tốt, không nghĩ đến sự đền ơn của người khácàkhông hám lợi
- Bác là người thanh cao
? Cách cư sử của 3 người này có điểm chung nào?
- không hám danh, hám lợi
àĐó là biểu hiện của đức tính liêm khiết
? Vậy em hiểu thế nào là liêm khiết?
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học thứ nhất
? Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao?
- Phù hợp, vì một phẩm chất đạo đức tốt thì luôn luôn được gìn giữ.
? Hãy lấy VD về tính liêm khiết mà em biết?
? Nếu một người muốn đem tài năng và sức lực của mình để làm giàu cho bản thân liệu người đó cóp phải là không liêm khiết không? 
- Nếu làm những việc đúng đắn , theo qui định của pháp luậtàliêm khiết
? Trái ngược với liêm khiết là những biểu hiện ntn?
- Tham ô, lợi dụng, móc ngoặc, ăn hối lộ 
? Những người chuyên làm những việc xấu đó , cuộc sống của họ ntn?
- lúc nào cũng nơm nớp lo sợ
? Thái độ của mọi người với họ ntn?
- Coi thường, khinh bỉ, xa lánh 
? Vậy sống liêm khiết có ý nghiã gì?
? Đọc phần nội dung bài học?
GV: yêu cầu HS giải thích lí do không đồng tình
GV: cho HS thi chép những câu ca dao , tục ngữ
I, Đặt vấn đề
II, Bài học
1, Liêm khiết:
2, ý nghĩa:
III, Bài tập
Bài 1: 
- Hành vi không liêm khiết:b,d,e
(là những hành vi chỉ vì lợi ích cá nhân )
Bài 2:
Tán thành: b,d
Không tán thành: a,c
Bài 4:Muốn trở thành người có tính liêm khiết ta phải:
Tích cực học tập, lao động
Noi gương những người có đạo đức tốt
Bài 5: Ca dao, tục ngữ:
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Giấy rách phải giữ lấy lề
 4, Củng cố:
? Kể một tấm gương liêm khiết mà em biết?
 5, Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học, làm bài 3
- Xem bài 3:Tôn trọng người khác
Ngày soạn : 2/9 /2017
Ngày giảng : 8a1:
 8a2:
Tiết 3. Tuần 3
BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu cần đạt:
1, Kiến thức : HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, sự tôn trọng của khác đối với bản thân mình và mình phải biết tự tôn trọng chính bản thân mình.
- Biểu hiện và ý nghĩa cuả sự tôn trọng người khác.
2. Kỹ năng : Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống; có thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; thể hiện hành vi tôn trọng bạn bè và mọi người ở mọi lúc mọi nơi.
 các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	Kĩ năng ra quyết định, KN kiên định, KN kiểm soát cảm xúc
3. Thái độ : Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác , phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
II. Chuẩn bị: 
Của thầy : SGK. SGV.
 Phương pháp:
Giảng giải
 Đàm thoại 
Nêu gương tốt 
Thảo luận 
 Của trò :
Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao
 III. Tiến trình dạy học :
 1, Tổ chức lớp : 8a1: /35 ; 8a2: /36
 2, Kiểm tra:
? Thế nào là liêm khiết? Đọc một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về đức tính liêm khiết?
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc 3 tình huống?
GV: Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận
? N1: Nhận xét cách cư xử , thái độ và việc làm của bạn Mai?
- Là HS giỏi nhưng không kiêu căng, coi thường người khác
- Lễ phép, chan hòa với mọi người, cởi mở, nhịêt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội qui
? Thái độ của mọi người đối với bạn Mai?
- Tôn trọng, yêu quí
? N2: Nhận xét cách cư xử của một số người đối với bạn Hải?
- Trêu chọc vì bạn Hải có màu da đen
? Thái độ của bạn Hải trước sự việc đó? Vì sao?
- Không xấu hổ mà còn tự hàoàRất tôn trọng cha mình
? Trong 2 cách cư xử , em đồng tình với cách cư xử của bạn nào?
- Bạn Hải
? N3: Quân và Hùng có hành động gì trong giờ học?
- Đọc chuyện và cười trong giờ văn
? Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
- Thiếu tôn trọng người khác 
? Trong số những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, còn hành vi nào đáng phê phán? Vì sao?
Hành vi nên học tập: Mai và Hải
Hành vi nên phê phán: Quân và Hùng
? Qua các câu chuyện, em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
? Theo em chúng ta cần làm gì để thể hiện mình là người biết tôn trọng người khác?
- Lắng nghe người khác trình bày ý kiến, cư xử lễ phép , lịch sự với mọi người
- Công nhận và học hỏi điểm mạnh của người khác
- Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác
- Tôn trọng sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác...
? Trong số những biểu hiện đó, em đã làm được những gì, còn những biểu hiện nào em chưa làm được? Em có suy nghĩ gì về những việc em đã và chưa làm được trong cách cư xử với mọi người?
- HS tự bộc lộ, GV uốn nắn
? Thái độ của em ntn về những việc bạn đã và chưa làm được?
- Đồng tình, ủng hộ những việc bạn đã làm được -> vì đó là hành động biết tôn trọng người khác
- Bạn nên rút kinh nghiệm về những việc làm khiến người khác phiền lòng-> vì như vậy là chưa tôn trọng họ.
? Vậy còn em, em đã làm những gì để thể hiện sự tôn trọng của mình với bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày?
- Tôn trọng sở thích riêng, không tò mò về những bí mật của bạn và mọi người
- Không đánh bạn, nói xấu bạn sau lưng...
- Lễ phép với thầy cô giáo...
- Không chế giễu cách ăn mặc xấu của người đi đường
=> Cần phải tôn trọng mọi người mọi lúc, mọi nơi.
? Khi mình biết tôn trọng người khác thì thái độ của họ đối với mình sẽ ntn?
? Nếu mọi người biết tôn trọng nhau thì xã hội sẽ ra sao?
I,Đặt vấn đề
II, Bài học:
1, Tôn trọng người khác 
2, Biểu hiện
3, ý nghĩa:
III, Bài tập:
Bài 1:a,g,iàtôn trọng lợi ích, sở thích chung
Bài 2:
Tán thành: b,c
Không tán thành:a
 4, Củng cố:
? Nếu vì lí do nào đó mà mẹ mắng em, em sẽ xử sự ntn?
 5, Dặn dò:
- Năm nội dung bài học, làm bài tập 3,4
- Xem bài: Giữ chữ tín
Tiết 4
 BÀI 4 : GIỮ CHỮ TÍN
Soạn: 17/9/2011
Dạy: 
 A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Giúp HS hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của giữ chữ tín.
2, Mong muốn rèn luyện thành người biết giữ chữ tín.
3, HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín, biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
 các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN tư duy phê phán
B/ Phương pháp:
Đàm thoại
Thảo luận nhóm 
C/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuyện đọc, ca dao, tục ngữ
Bài tập tình huống
D/ Tiến trình:
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra: Kiểm tra giấy 15’
 Câu 1: Trắc nghiệm-3đ
 Những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải:
a, Chấp hành tốt mọi nội qui nơi mình sống , học tập và làm việc
b, Chỉ làm những việc mà mình thích
c, Phê phán những việc làm sai trái
d, Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình
e, Gió chiều nào che chiều ấy
g, Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải
h, Bực tức và phê phán gay gắt những người không cùng quan điểm với mình
 Câu 2: Tự luận- 6đ
 Ở trường em có cách ứng xử như thế nào với mọi người để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
Biểu điểm
Câu 1: 3đ(a,c,e)
Câu 2:6đ
Với thầy cô giáo:
Với bạn bè:
Với cán bộ nhân viên nhà trường:
Với tài sản nhà trường:
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc tình huống?
 GV: tổ chức cho HS thảo luận
? N1: Sự việc gì đã xảy ra với nước Lỗ?
- Bị nước Tề bắt dâng đỉnh quí
? Nhạc Chính Tử có vai trò gì trong việc này?
- Là người mang đỉnh đi dâng
? ông đã làm ntn? Vì sao?
- Phải là đỉnh thật thì ông mới mang điàông không muốn làm mất lòng tin của vua nước Tề
? N2: Em bé đã nhờ Bác Hồ việc gì?
- Mua vòng bạc
? Bác có giúp em bé việc đó không?
- Sau 2 năm bác vẫn nhớ và đã mua cho em bé
? Vì sao Bác phải làm như vậy?
- Bác đã hứa và giữ lời hứa
? N3: Để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng thì người sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải làm tốt điều gì?
- Đảm bảo chất lượng, giá cả , hình thức sản phẩm, thời gian- thái độ phục vụ 
? điều gì sẽ xảy ra nếu trong kinh doanh , 2 bên không làm đúng như trong hợp đồng đã kí kết?
- Mất lòng tin, khó duy trì làm ăn kinh doanh với nhau.
? N4: Biểu hiện của việc làm được mọi người tín nhiệm, tin cậy?
- Trung thực, cẩn thận , chu đáo, hết trách nhiệm 
? Trái ngược với việc làm này là gì?
- Qua loa đại khái
? Qua 4 tình huống em rút ra được bài học gì?
- Lòng tin là cơ sở để xây dựng mọi mối quan hệ xã hội tốt đẹp
à Lòng tin là một biểu hiện của chữ tín
? Thế nào là giữ chữ tín?
? Muốn giữ được chữ tín với mọi người ta phải làm gì?
- Làm tốt công việc được giao
- Đúng hẹn 
? Nếu làm tốt điều đó ta sẽ nhận được gì?
? Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín là chỉ cần giữ lời hứa. Em có đồng tình không? Vì sao?
- Chỉ đúng một phần, vì lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, nhưng trong giữ chữ tín còn nhiều biểu hiện khác
VD: nhận lời làm giúp việc, nhưng làm ntn , có nhiệt tình không, công việc có hiệu quả không...
? Nhưng có phải trong mọi trường hợp không giữ lời hứa đều là thất tín không?
- Không phải, có thể hứa nhưng vì lí do khách quan, đột xuất nên đành phải thay đổi
? Tìm một số hành vi biết giữ chữ tín của em hoặc của mọi người mà em biết? Và những hành vi ngược lại?
- GĐ:chăm học chăm làm, đi học về đúng giờ, bị điểm kém không dấu bố mẹ
- Nhà trường: Thực hiện đúng nội qui, hứa sửa chữa khuyết điểm và cố gắng sửa
- XH: chất lượng sản phẩm tốt, giúp đỡ người cô đơn 
GV: bài 2 đã làm trong giờ học
I, Đặt vấn đề:
II, Bài học
1, Giữ chữ tín:
2, Biểu hiện
3, ý nghĩa
III, Bài tập
Bài 1: 
Sai: a,c,d,e
àa:Minh không giúp Quang tiến bộ mà còn làm cho Quang lười và ỷ lại
àc,d,e: tất cả không giữ đúng lời hứa
Đúng: bàbố Trung không cố tình mà do khác quan mang lại
 4, Củng cố: 
? Muốn giữ chữ tín ta cần phải làm gì?
 5, Dặn dò:
- Nắm nội dung bài học, làm hết bài tập còn lại
- Xem bài: Pháp luật và kỉ luật
Tiết 5
 BÀI 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
Soạn: 24/9/2011
Dạy: 
 A/ Mục tiêu cần đạt:
1, HS hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.
- Thấy được lợi ích của việc thực hiện đúng pháp luật và kỉ luật.
2, Tôn trọng pháp luật và kỉ luật, tự giác thực hiện, tôn trọng người có tính kỉ luật.
3, Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, biết đánh giá hành động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật và kỉ luật.
 các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng tư duy phê phán, Kn trình bày suy nghĩ
 B/ Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề
Đàm thoại
 C/ Phương tiện:
Mười nội qui trường học
 D/ Tiến trình
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra:
? Muốn giữ chữ tín ta phải làm gì?
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc phần đặt vấn đề?
? Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật ntn?
- Tổ chức đường dây vận chuyển , buôn bán ma túy trái phép
- Lợi dụng phương tiện nhà nước
- Mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước
? Những hành vi đó đã gây ra những hậu quả gì? 
- Giảm lòng tin của nhân dân với ngành công an, hủy hoại nhân cách con người, nhiều gia đình tan nát chỉ vì ma túy, làm thoái hóa biến chất nhiều cán bộ nhà nước
? Chúng sẽ bị chừng phạt ntn?
- Phạt tù, phạt tiền, tử hình
? Nêu các hình thức sử phạt cụ thể?
- 22 bị cáo:+ 8 án tử hình
 + 6 án trung thân
 + 2 án 20 năm tù giam
 + còn lại là từ 1à9 năm tù giam và bị phạt tiền
? Em có nhận xét gì về mức án dành cho bọn chúng?
- Rất đích đáng
? Để phá được vụ án này thì các chiến sĩ công an cần có phẩm chất gì?
- Dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn trở ngại
- Vô tư, trong sạch, tôn trọng những qui định nghiệp vụ của ngành công an, tôn trọng pháp luật
? Qua câu chuyện này chúng ta rút ra được bài học gì?
- Nghiêm chỉnh chấp hành qui định củat pháp luật
- Tránh xa mọi tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy
- Giúp đỡ cơ quan pháp luật phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
- Có nếp sống lành mạnh
àĐó là một số những biểu hiện của hành vi biết tôn trọng pháp luật và kỷ luật.
? Vậy em hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật?
? Pháp luật và kỷ luật có những điểm nào giống và khác nhau?
- Giống nhau: đều có tính bắt buộc, mọi người phải tuân theo
- Khác nhau:
+ pháp luật do nhà nước ban hành
+ kỷ luật do một tập thể đề ra
? Vậy pháp luật phải tuân theo kỷ luật hay ngược lại? Lấy VD?
? HS có cần tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao?
- Rất cần, vì:+ mỗi cá nhân HS thực hiện kỷ luật thì nội qui của nhà trường sẽ được giữ vững
 + Tôn trọng pháp luật góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên
? Có ý kiến cho rằng: HS chỉ cần có tính kỷ luật là đủ, không cần thiết phải tôn trọng pháp luật. ý kiến của em ntn?
- Không đồng ý, vì: 
+ Trong nhà trường người đó là HS nhưng ra ngoài thì người đó lại là công dân của một đất nước; HS thì phải có tính kỷ luật còn là công dân thì phải tôn trọng pháp luật.
+ Kỷ luật chỉ là qui định của một tổ chức có giới hạn, không thể có qui mô tính chất rộng như pháp luật được.
àVì vậy với bất kì ai , giữ chức vụ nào thì cũng cần phải có tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật chứ không riêng gì HS.
? Qua đó em thấy tôn trọng kỷ luật và pháp luật có ý nghĩa gì?
? Để trở thành người có tính kỷ luật và biết tôn trọng pháp luật thì chúng ta cần phải làm gì?
- Thường xuyên, tự giác thực hiện đúng các qui định của trường lớp, làng xóm, nhà nước 
GV: cho HS làm bài tập 1,2,3 trên lớp
I, Đặt vấn đề
II, Bài học
1, Khái niệm pháp luật:
2, Khái niệm kỷ luật:
3, Mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật
- Qui định của kỷ luật phải tuân theo những qui định của pháp luật
4, ý nghĩa:
III, Bài tập
Bài 3: ý kiến của chi đội trưởng đúng, vì: Đội là một tổ chức xã hội
Cũng cần có những qui định chung để thống nhất thực hiện, đã tham gia vào đội thì phải tuân theo qui định này 
 4, Củng cố:
? Pháp luật và kỷ luật có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?
 5, Dặn dò:
- Làm bài tập 4, học thuộc nội dung bài học
- Xem bài 6.
TIẾT 6
 BÀI 6 : XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
Soạn: 01/10/2011
Dạy: 
 A/ Mục têu cần đạt:
1, Nắm được biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh trong thực tế. Phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của tùnh bạn trong sáng, lành mạnh đối với mỗi con người trong cuộc sống.
2, Quí trọng tình bạn, mong muốn xây dựng được tình bạn trong sáng, lành mạnh trong cuộc sống
3, Biết đánh giá thái độ và hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ bạn bè. Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin
 B/ Phương pháp
Thảo luận
Diễn giải
Phân tích tình huống
C/ Phương tiện
Truyện đọc, chuyện kể
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình bạn
 D/ Tiến trình
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra:
? Câu tục ngữ nào sau đây nói về pháp luật và kỷ luật?
a, Đất có lề, quê có thói
b, Phép vua thua lệ làng
c, Ăn có chừng , chơi có độ
d, Đất có thổ công, sông có hà bá
e, Tiên học lễ, hậu học văn
g, Ao có bờ, sông có bến
? Kiểm tra bài tập của 2 HS?
 3, Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc? 
? N1: Nêu những việc mà Ăng-ghen đã làm cho Mác?
- Luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh và truyền bá tư tưởng vô sản
- Là người bạn thân thiết trong gia đình Mác
- Luôn giúp Mác những lúc khó khăn nhất
? N2: Nhận xét tình bạn giữa Mác và Ăng ghen?
- Quan tâm giúp đỡ nhau, thông cảm sâu sắc với nhau
àĐó là tình bạn vĩ đại, cảm động
? N3: Hai người đó đã xây dựng tình bạn như thế trên cơ sở nào?
- Đồng cảm sâu sắc
- Có chung xu hướng hoạt động
- Có chung lí tưởng
 (GV: nhóm này sẽ trình bày kết quả sau khái niệm? N4: Nêu những biểu hiện về tình bạn trong lớp em?)
- Có sở thích giống nhau: môn học , quần áo 
- Rất tin cậy nhau, chia sẻ với nhau tất cả mọi chuyện
- Thông cảm với hoàn cảnh gia đình, thướng xuyên giúp đỡ nhau 
 GV: Với tất cả các đặc điểm mà các em vừa nêu thì ta thấy tình bạn là tình cảm cần phải có và không thể thiếu đối với mỗi con người.
? Vậy theo em thế nào là tình bạn?
- HS nêu bài học 1 trong SGK
 GV: yêu cầunhóm 4 trình bày kết quả thảo luận
? Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm gì?
- HS trình bày bài học 2 trong SGK
? Có ý kiến cho rằng : tình bạn trong sáng lành mạnh chỉ cần có từ một phía.Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không, vì từ một phía thì không thể xây dựng được tình bạn
? Vậy làm thế nào để có được tình bạn trong sáng lành mạnh?
? Em tự đánh giá xem mình đã xây dựng được mối quan hệ bạn bè như thế chưa?
- HS tự bộc bạch
? Nêu những biểu hiện trái ngược với tình bạn trong sáng lành mạnh?
- Bao che tội lỗi
- Rủ rê, đua đòi, xúi giục bạn làm những điều sai trái
- Tham lam , ích kỉ 
? Em có thái độ nhe thế nào đối với những hành vi trên?
- phê phán, lên án
? Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta?
- HS trình bày bài học 3 trong SGK
? ở trong lớp em các bạn nam và nữ chơi riêng hay có thể chơi cùng nhau?
? Mối quan hệ đó có phải là tình bạn trong sáng lành mạnh không?
? Qua đó em rút ra được điều gì trong việc xây dựng tình bạn?
- tình bạn trong sáng lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới
? Đọc lại toàn bộ nội dung bào học trong SGK?
 GV: yêu cầu HS thảo luận
I, Đặt vấn đề:
II, Bài học
1, Khái niệm tình bạn
2, Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh
àTình bạn trong sáng lành mạnh cần có sự xây dựng và vun đắp từ 2 phía.
3, ý nghĩa
III, Bài tập
Bài 2:
a, Nhắc nhở, khuyên bảo, phê phán
b, Khuyên bảo, báo cho bố mẹ, thầy cô hoặc chính quyền
c, An ủi, động viên giúp đỡ
d, Chia sẻ với bạn
đ, Không giận bạn
e,Động viên, cổ vũ, học tập
 4, Củng cố:
? Em sẽ làm gì để xây dựng được tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong trường?
 5, Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học , làm các bài tập còn lại
- Xem bài 7
TIẾT 7 NGOẠI KHOÁ
BÀI 7: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
Soạn: 8/10
Dạy: 10/10
 A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Giúp HS hiểu được các loại hình chính trị – xã hội , lợi ích và ý nghĩa của các hoạt động này.
2, Hình thành cho HS niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp , tin vào con người để các em có mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, trường
3, HS có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – xã hội; qua đó hình thành kỹ năng hợp tác để tự kiểm điểm bản thân trong cuộc sống cộng đồng.
 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác
 B/ Phương pháp
Thảo luận
Nêu và giải quyết vấn đề
 Liên hệ gương người tốt việc tốt 
 C Phương tiện
Tranh ảnh băng hình về các hoạt động chính trị – xã hội
 D/ Tiến trình
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra:
? Nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh?
 3, Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI
? Đọc?
? Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học kỹ thuật không cần các em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
- không , vì như thế sẽ phát triển không toàn diện
- làm như vậy là chỉ chăm lo đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng
? N2: Có ý kiến lại cho rằng : học văn hóa tốt phải tích cực tham gia các hoạt động chúnh trị – xã hội ý kiến của nhóm em ntn?
- Đồng ý, như thế là con người phát triển toàn diện, biết yêu thương mọi người, có trách nhiệm với cộng đồng.
? N3,4: Em đã tham gia các hoạt động nào ở lớp, trường, địa phương?
- Học tập văn hóa
- Tham gia hội thi cắm trại hè
- Hoạt động Đoàn, Đội
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa: thắp hương nghĩa trang liệt sĩ 
- Hoạt động từ thiện, nhân đạo: ủng hộ đồng bào bão lụt, mua tăm tre người mù 
- Tham gia lao động tập thể
- Cùng mọi người trong gia đình, làng xóm lao động dọn vệ sinh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
? Qua phần đặt vấn đề em rút ra được bài học gì?
- Trong cuộc sống mỗi người nên tích cực , tự giác tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội để có điều kiện tự hoàn thiện bản thân mình
? Vậy em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
 GV: Như vậy hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động vì lợi ích của nhà nước và của mọi người
? Đọc bài tập 1/19?
? Tìm các hoạt động chính trị – xã hội trong các ý vừa nêu?
- a,c,d,g,h,I,k,l,n,m
àCứ hoạt động nào trong tập thể, mang lại lợi ích chung thì đó là hoạt động chính trị- xã hội
? Đọc bài tập 2?
? Trong số các hoạt động đó hoạt động nào là tốt, hoạt động nào là chưa tốt?
- Tốt: a,e,g,I,k,l
- Chưa tốt: b,c,d,đ,h
? Từ bài tập 2 em rút ra được kinh nghiệm gì khi tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội?
- Khi tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội mục đích không giống nhau thì kết quả cũng không giống nhau
? Vậy chúng ta nên có thái độ ntn khi tham gia vào các hoạt động này?
- Tích cực, tự giác, luôn đặt lợi ích quốc gia và mọi người lên trên hết.
? Vậy tham gia vào các hoạt động này mang lại ý nghĩa gì với mỗi chúng ta?
? Là HS chúng ta có cần tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội không?
? Tác dụng của việc tham gia các hoạt động này?
? Vậy làm thế nào để vừa có điều kiện tham gia các hoạt động chính trị – xã hội mà vẫn đảm bảo kết quả học tập?
- Có kế hoạch hợp lí, có thể điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
- Nhắc nhở nhau cùng tham gia
? Đọc nội dung bài học?
? HS thảo luận nhóm?
I, Đặt vấn đề
II, Bài học
1, Hoạt động chính trị – xã hội
2, ý nghĩa
3, Trách nhiệm của HS
III, Bài tập
Bài 4:
 Khuyên:
+ Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
+ Cổ động cho hoạt động này cũng là quyền và nghĩa vụ của HS
+ Bóng đá hay nhưng sẽ có ngày ti vi phát lại còn bầu cử thì mấy năm mới có một lần.
 4, Củng cố: 
? Mục đích của em khi tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội?
 5, Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập 3,5
- Xem bài 8
TIẾT 8
 BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
Soạn: 15/10
Dạy:
 A/ Mục tiêu cần đạt:
1, Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa ,nắm được những đặc điểm yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2, HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác; có nhu cầu tìm hiểu học hỏi những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa các dân tộc.
3, Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác, tiếp thu một cách có chọn lọc , phù hợp; học tập và nâng cao hiểu biết và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin 
B/ Phương pháp
- Thảo luận 
- Đàm thoại 
- Trắc nghiệm
C/ Phương tiện
SGK, SGV
Tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu văn hóa của một số nước
D/ Tiến trình
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra
? Nêu những hoạt động chính trị – xã hội mà em đã tham gia ở lớp và địa phương?
 3, Bài mới
? Đọc?
? N1: Vì sao Bác Hồ của nước ta lại được phong danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới?
- 30 năm bôn ba nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm đấu tranh , tìm đường cứu nước
- Là hiện tượng kiệt xuất về lòng quyết tâm của cả dân tộc
- Cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và góp phần mang lại nền hòa bình cho thế giới
? N2: VN đã có những công trình nào đóng góp vào nền văn hóa thế giới?
- Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An 
 GV: Đây là những công trình văn hóa vật thể rất đáng tự hào của dân tộc ta.
? N3: Chính sách nào đã giúp cho nền kinh tế TQ phát triển mạnh mẽ?
- Mở rộng quan hệ nước ngoài để học hỏi cách làm ăn
- Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng
? N4: Chúng ta có cần học hỏi chính sách này của TQ không? Vì sao?
- Cần, để bổ sung kinh nghiệm, những bài học quí giá trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 GV: Điều này đã được minh chứng rất rõ qua chính học hỏi thành công của các nước bạn, như Nhật áp dụng chính sách mở rộng quan hệ nước ngoài của TQ, TQ lại học hỏi chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng của Hàn Quốc.
? Ngoài học hỏi cách làm kinh tế , chúng ta có thể học hỏi gì thêm ở các nước bạn ?
- Truyền thống văn hóa, hoạt động xã hội 
? Vậy em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
 GV: Không chỉ học hỏi các nước bạn bè trên thế giới mà ngay các dân tộc trong cùng một đất nước cũng có rất nhiều điều đáng để chúng ta tôn trọng và học hỏi.
? Vậy chúng ta nên tiếp thu và học hỏi những gì ở các dân tộc khác? Vì sao ?
- Vì đây là vốn quí của loài người
- Tạo điều kiện để nước ta có thể phát triển nhanh tiến kịp với các nước khác.
? Lấy VD?
- Máy móc hiện đại, điện tử viễn thông, cầu đường , nhà cửa 
? Có rất nhiều vấn đề của các dân tộc khác mà chúng ta cần học hỏi, vậy chúng ta nên học hỏi các vấn đề đó ntn?
? Có những vấn đề nào mà chúng ta không nên học tập?
Văn hóa đồi trụy, độc hại
Phá hoại truyền thống của dân tộc
Lối sống thực dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_hoc_ca_nam.doc