Giáo án Hình học 7 - Tiết 1, Bài 1: Hai góc đối đỉnh

Giáo án Hình học 7 - Tiết 1, Bài 1: Hai góc đối đỉnh

A. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức: Học sinh hiểu và giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh; Nêu được tính chất : “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

2) Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước, nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình

3) Thái độ: Bước đầu tập cho học sinh biết suy luận; có tinh thần hợp tác trong học tập.

4) Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy, suy luận lô gic.

- Năng lực quan sát.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.

B. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ vẽ sẵn về các cặp góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

- Học sinh: sgk + thước thẳng + giấy +bảng phụ nhóm.

 

doc 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 1, Bài 1: Hai góc đối đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC 7
 Chương I :	 ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG I:
1. Kiến thức: 
 Học sinh được cung cấp những kiến thức sau:
 * Khái niệm về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
 *Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
 *Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song. 
2. Kĩ năng:
 Học sinh được rèn luyện những kỹ năng về đo đạc, gấp hình, vẽ hình, tính toán. Đặc biệt học sinh biết vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song bằng êke và thước thẳng.
3. Thái độ:
 Học sinh được rèn luyện các khả năng quan sát, dự đoán; rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tập suy luận có căn cứ, và bước đầu biết thế nào là chứng minh một định lí.
4. Chương I chúng ta nghiên cứu những nội dung cụ thể như sau:
 - Hai góc đối đỉnh
 - Hai đường thẳng vuộng góc 
 - Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng 
 - Hai đường thẳng song song
 - Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song
 - Từ vuông góc đến song song 
 - Khái niệm định lí 
5. Trọng tâm của chương:
 - Hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
 - Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song 
 - Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 1. §1. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
A. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: Học sinh hiểu và giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh; Nêu được tính chất : “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”
2) Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước, nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình
3) Thái độ: Bước đầu tập cho học sinh biết suy luận; có tinh thần hợp tác trong học tập.
4) Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tư duy, suy luận lô gic.
- Năng lực quan sát.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ vẽ sẵn về các cặp góc đối đỉnh và không đối đỉnh.
- Học sinh: sgk + thước thẳng + giấy +bảng phụ nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động: KHỞI ĐỘNG. 
GV đưa hình vẽ hai góc đối đỉnh và hai góc không đối đỉnh ở bảng phụ cho HS quan sát 
-GV: Em hãy nhận xét quan hệ về đỉnh, về cạnh của Ô1 và Ô3 ; của ab và cd; của  và 
- Học sinh quan sát và trả lời:
Ô1 và Ô 3 có chung đỉnh O; cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox; cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Ox’.
- ab và c chung đỉnh M ; Ma và Md là 2 tia đối nhau ; Mb và Mc là 2 tia không đối nhau.
- Â và không chung đỉnh nhưng bằng nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Giáo viên giới thiệu: Ô 1 và Ô 3 là hai góc đối đỉnh. Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh?
- HS trả lời định nghĩa hai góc đối đỉnh như sgk/81.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và cho học sinh làm ?2
* GV : Vậy 2 đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh ? 
- HS : Hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành hai cặp góc đối đỉnh .
- GV : Cho góc xOy, hãy vẽ góc đối đỉnh với góc xOy ? ( Gọi 1 HS trình bày ) 
- HS : Lên bảng thực hiện và nêu cách vẽ :
+ Vẽ tia Ox’ là tia đối của tia Ox. 
+ Vẽ tia Oy’ là tia đối của tia Oy 
 x’Oy’ là góc đối đỉnh với xOy 
- GV : Yêu cầu HS quan sát hai góc đối đỉnh Ô1 và Ô 3 ; Ô 2 và Ô 4; sau đó dùng thước đo góc, đo số đo của chúng.
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp đo góc của mình vẽ trong vở rồi so sánh.
-GV: Dựa vào tính chất của 2 góc kề bù đã học ở lớp 6 giải thích vì sao Ô1 = Ô3 bằng suy luận:
+ Có nhận xét gì về Ô1 + Ô2 (1)? Vì sao ? 
 + Tương tự Ô2 + Ô3 (2) ? Vì sao ? 
+ Từ (1) và (2) suy ra ? (Ô1 = Ô3 )
Suy ra tính chất ở SGK / 82
1. Thế nào là hai góc đối đỉnh:
* Định nghĩa: hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
?2
 Ô 2 và Ô 4 cũng là hai góc đối đỉnh vì : tia Oy’ là tia đối của tia Ox’ và tia Ox là tia đối của tia Oy.
II – Tính chất của hai góc đối đỉnh
Ta có: Ô1 = Ô3 ; 
Ô2 = Ô4
Suy luận : 
Vì : Ô1 và Ô2 là hai góc kề bù 
nên Ô1 + Ô2 = 1800 (1) 
 Ô2 + Ô3 = 1800 (2)
Từ (1) và (2): 
 Ô1+ Ô2 = Ô2 + Ô3
Nên Ô1 = Ô3
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
- GV đặt câu hỏi : Ta có hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Vậy hai góc bằng nhau thì đối đỉnh có đúng không?
- HS trả lời .
- GV cho HS hoạt động nhóm (hai HS cùng bàn làm một nhóm), làm các bài tập sau trên phiếu học tập :
Bài tập 1: Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Điền vào chỗ trống ( ) trong các phát biểu sau:
a/ Góc xOy và góc là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là .của cạnh Oy’.
b/ Góc x’Oy và góc xOy’ là vì cạnh Ox là tia đối của cạnh và cạnh 
X’
y’
y
X
O
 (Đáp án : a/ .x’Oy’ .là tia đối
 b/ là hai góc đối đỉnh Ox’ Oy là tia đối của cạnh Oy’)
- Bài tập 2 : Hãy điền vào chỗ trong các phát biểu sau :
a/ Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai 
góc 
b/ Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc .
 (Đáp án : a/ đối đỉnh.
 b/ đối đỉnh)
- HS làm bài khoảng 7 phút, sau đó GV cho đại diện 4 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình (2 nhóm trình bày kết quả bài 1; 2 nhóm trình bày kết quả bài 2), HS nhóm khác nhận xét, GV nêu kết luận.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập sau: Vẽ góc xAy có số đo bằng 700. Vẽ góc đối đỉnh với góc xAy. Hỏi góc này có số đo bằng bao nhiêu độ ?
- HS vẽ hình, trả lời câu hỏi (có giải thích).
x’
y’
y
x
A
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Bài 1. Cho hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Biết góc xOt lớn gấp 4 lần góc xOz. Tính số đo các góc xOt, tOy, yOz, xOz.
Bài 2. Cho hai đường thẳng x’x và y’y cắt nhau tại O.
a) Hai đường thẳng cắt nhau đó tạo thành mấy góc
b) Tính số đo mỗi góc tạo thành, biết hiệu số đo của của hai góc kề bù là 300.
* Hướng dẫn HS tự học :
- Học thuộc định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh.
- BTVN: 3, 4, 5/ sgk/ 82
* Hướng dẫn BT4/sgk/82: dựa vào tính chất của hai góc kề bù.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_1_bai_1_hai_goc_doi_dinh.doc