Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác.

 - Biết cách vẽ một tam giác biết độ dài hai cạnh và một góc xen giữa.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của hai tam giác để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau

 - Rèn kỹ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm tòi lời giải và trình bày lời giải bài toán chứng minh hình học.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần ham học hình học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp.

 - Năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tế đời sống.

II.Chuẩn bị:

 - GV: SGK - thước thẳng - thước đo góc - com pa.

 - HS: SGK - thước thẳng - thước đo góc - com pa.

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 7. Năm học 2018-2019. GV: Nguyễn Văn Nguyên Trường THCS An Vĩnh
Ngày soạn: 15/11/2018
Ngày dạy: 17/11/2018.
TIẾT 25. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC
CẠNH-GÓC-CẠNH (C.G.C)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác.
 - Biết cách vẽ một tam giác biết độ dài hai cạnh và một góc xen giữa.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của hai tam giác để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau
 - Rèn kỹ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm tòi lời giải và trình bày lời giải bài toán chứng minh hình học.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần ham học hình học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Năng lực hợp tác, giao tiếp.
 - Năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tế đời sống.
II.Chuẩn bị:
 - GV: SGK - thước thẳng - thước đo góc - com pa.
 - HS: SGK - thước thẳng - thước đo góc - com pa.
III.Phương pháp dạy học:
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
 - Vấn đáp gợi mở.
 - Hoạt động nhóm.
IV. Hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút).
 Dùng thước thẳng và thước đo góc vẽ . Vẽ sao cho . Nối AC.
 GV: Đặt vấn đề, vào bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-GV nêu bài toán 1 (SGK)
-GV gọi 1 học sinh lên bảng vừa vẽ, vừa nêu cách vẽ
-GV giới thiệu là góc xen giữa 2 cạnh AB và AC
- GV nêu bài toán 2:
- So sánh độ dài AC và A’C’
 và Â’, 
- Cho nhận xét gì về 2 tam giác ABC và A’B’C’ ?
- GV kết luận.
Học sinh đọc đề bài
Một học sinh lên bảng vẽ hình, và nêu cách vẽ
Học sinh lớp nhận xét, góp ý
Một học sinh lên bảng vẽ , đo các góc, các cạnh rồi so sánh
Học sinh rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa 2tam giác
1. Vẽ tam giác .
Bài toán 1: Vẽ . Biết 
 Giải:
Bài toán 2: Vẽ sao cho 
- GV giới thiệu TH bằng nhau c.g.c của hai tam giác.
- GV: theo TH c.g.c khi nào ?
- GV: Nếu và có Â = Â’ thì cần thêm 2 cặp cạnh bằng nhau nào thì 
 = (c.g.c) ?
GV kết luận.
Học sinh đọc tính chất (SGK)
Học sinh nêu điều kiện để 2 và bằng nhau theo TH c.g.c
HS: AC =A’C’
 AB = A’B’
2. TH bằng nhau c.g.c
*Tính chất:(SGK)
 và có: 
?2: và có:
 AC chung
- GV giải thích hệ quả là gì.
- GV vẽ hai tam giác vuông lên bảng.
H: Để 2 tam giác vuông bằng nhau theo TH c.g.c cần thêm hai cặp cạnh nào bằng nhau ?
- GV giới thiệu nội dung hệ quả.
- GV kết luận.
Học sinh vẽ hình vào vở.
HS: Cần thêm 2 cặp cạnh góc vuông bằng nhau từng đôi một.
-Học sinh phát biểu nội dung hệ quả (SGK).
Học sinh đọc SGK.
3. Hệ quả:
 và có: 
*Hệ quả:( SGK).
Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
- GV yêu cầu học sinh làm BT 25 (SGK) theo nhóm.
- Trên mỗi hình có những tam giác nào bằng nhau ? Vì sao?
-Tại sao ?
Học sinh quan sát các hình vẽ, nhận biết các cặp tam giác bằng nhau (kèm theo giải thích)
HS: Vì cặp góc không phải là cặp góc xen giữa
Bài 25 (SGK)
H.82: . Vì
 AD chung
H.83: Vì
 GK chung.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút).
Bài toán: Qua trung điểm I của đoạn thẳng AB kẻ đường thẳng d vuông góc với AB. Lấy điểm C thuộc d (C khác I).
Chứng minh rằng CI là tia phân giác của góc ACB.
Lấy điểm D sao cho C nằm giữa D và I. Chứng tỏ .
GV gợi ý HS vẽ hình và tìm lời giải. Sau đó cho HS trình bày lời giải lên bảng nhóm trong 5 phút.
GV yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm lên bảng lớp rồi cho các nhóm nhận xét chéo.
GV kết luận, sửa chỗ sai sót, nếu có.
 Lời giải:
d
D
C
B
I
A
 a) Xét và có IC là cạnh chung, (gt), IA = IB (gt). Do đó 
 (c.g.c) . Suy ra CI là tia phân giác của góc ACB.
 b) Ta có (chứng minh trên), mà (2 góc kề bù). Tương tự, ta có Xét các tam giác ADC và BDC có AC = BC (cmt), 
 (cmt), DC là cạnh chung. Do đó (c.g.c).
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút).
Bài 1: Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đoạn thẳng.
Chứng minh AC = BD và AC//BD; AD = BC và AD//BC.
Vẽ CHAB tại H. Trên tia đối của tia OH lấy điểm I sao cho OI = OH. Chứng minh rằng .
Bài 2: Cho tam giác ABC có AB = AC. Lấy điểm E trên cạnh AB, điểm F trên cạnh AC sao cho AE = AF.
Chứng minh BF = CE và .
BF cắt CE tại I. Biết IE = IF. Chứng minh 
*Hướng dẫn về nhà (2 phút).
Ôn lại cách vẽ 1 tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa
Học thuộc tính chất và hệ quả của trường hợp bằng nhau c.g.c
BTVN: 24, 26, 27, 28 (SGK) ; 36, 37, 38 (SBT) và các bài tập phần tìm tòi, mở rộng.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_2526_nam_hoc_2018_2019_nguyen_van_ng.doc