Giáo án Hình học 7 - Tiết 62, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

Giáo án Hình học 7 - Tiết 62, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có 3 đường cao .

 - Nhận biết được đường cao của tam giác vuông , tam giác tù . Nắm được khái niệm trực tâm của tam giác

2/ Kỹ năng : vẽ đuờng cao của tam giác

 - Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm .

 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ .

2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa .

 - Ôn tập các đường đồng qui đã học của tam giác , tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân

 về đường trung trực , trung tuyến , phân giác .

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 62, Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phu Thinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§9 TÍNH CHẤT ba
đường cao CỦA TAM GIÁC 
 Tuần : 34 tiết 62
Ngày soạn : : 19/42020 
Ngày dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có 3 đường cao .
 - Nhận biết được đường cao của tam giác vuông , tam giác tù . Nắm được khái niệm trực tâm của tam giác 
2/ Kỹ năng : vẽ đuờng cao của tam giác 
 - Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm .
 3/ Thái độ : ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề . 
III. CHUẨN BỊ : 
1/ Đối với GV : thước thẳng , êke , compa , bảng phụ .
2/ Đối với HS : thước thẳng , êke , compa .
 - Ôn tập các đường đồng qui đã học của tam giác , tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân 
 về đường trung trực , trung tuyến , phân giác .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ 
Hoạt động 1 : ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC ( 8 phút )
1. Đường cao của tam giác :
 * Trong tam giác , đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác .
- AH là đường cao của DABC
 * Mỗi tam giác có 3 đường cao .
* Vẽ hình và giới thiệu đường cao của tam giác .
- Đoạn thẳng AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A của DABC 
* Vẽ kéo dài đoạn thẳng AH về 2 phía và nói đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AH là một đường cao của DABC .
- Vậy trong một tam giác có mấy đường cao ? Vì sao ?
- Vẽ hình vào tập .
- Mỗi tam giác có 3 đường cao .
Vì một tam giác có 3 đỉnh nên xuất phát từ 3 đỉnh này có 3 đường cao .
Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO ( 12 phút )
2. Tính chất ba đường cao của tam giác :
* Cho HS hoạt động nhóm làm 
- Chia lớp thành 3 nhóm . Nhóm 1 vẽ ba đường cao của tam nhọn , nhóm 2 vẽ 3 đường cao của tam giác tù , nhóm 3 vẽ 3 đường cao của tam giác vuông .
- Thảo luận và làm việc theo nhóm 
- Treo bảng nhóm .
 * Định lý :
 Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm .
 Điểm H gọi là trực tâm của tam giác 
* Hãy cho biết ba đường cao của một tam giác có đi qua một điểm hay không ?
- Giới thiệu điểm chung của 3 đường cao gọi là trực tâm của tam giác .
- Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm .
Hoạt động 3 : ( 24 phút )
VỀ CÁC ĐƯỜNG CAO , TRUNG TUYẾN , TRUNG TRỰC , PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC CÂN 
3.Về các đường cao , trung tuyến , trung trực , phân giác của tam giác cân :
* Tính chất : 
 - Trong một tam giác cân , đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác , đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó .
* Nhận xét : (SGK)
* Tính chất của tam giác đều 
 Trong tam giác đều , trọng tâm , trực tâm , điểm cách đều 3 đỉnh , điểm nằm trong tam giác và cách đều 3 cạnh là 4 điểm trùng nhau .
* Cho DABC (AB = AC) . Hãy vẽ đường trung trực của cạnh đáy BC .
- Tại sao đường trung trực của cạnh đáy BC lại đi qua A .
- Đường trung trực của BC đồng thời là những đường gì của DABC ?
- AI còn là đường gì của DABC ?
* Gọi HS đọc tính chất SGK .
* Yêu cầu HS nêu kết luận của BT 42 P.73 và BT 52 P.79.
- Treo bảng phụ nhận xét .
* Áp dụng tính chất trên của tam giác cân vào tam giác đều ta có được điều gì ?
- Cho HS đọc tính chất ở SGK 
- Cả lớp vẽ hình vào tập .
- Trung trực của cạnh đáy BC đi qua A ; vì AB = AC
- Vì AI = BI nên AI là đường trung tuyến của DABC 
- AI BC nên AI là đường cao và là đường phân giác của DABC .
- Đọc tính chất .
Nếu 1 tam giác có đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác hoặc có 1 đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác cân .
- Vì tam giác đều là tam giác cân ở 3 đỉnh nên trong tam giác đều bất kì đường trung trực của cạnh nào cũng đồng thời là đuờng phân giác, đường trung tuyến và đường cao .
Hoạt động 4 : DẶN DÒ ( 1 phút )
Học thuộc và nắm vững các định lí , tính chất ba đường cao của tam giác .
Nắm vững các định lí , tính chất của các đường đồng qui trong tam giác cân , đều .
Làm các BT 59 ; 60 SGK-P.83 
Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_62_bai_9_tinh_chat_ba_duong_cao_cua.doc