Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Hóa học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày khái niệm hóa trị, cách viết CTHH
- Viết được một số công thức hóa học của một số chất đơn giản và thông dụng.
- Nêu được mối liên hệ giữa Hóa trị và CTHH
- Tính được % của các nguyên tốtrong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết được % các nguyên tố và khối lượng phân tử.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về khái niệm hoá trị, cách tính hoá trị, còng thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức tính phẩn trăm (%) của nguyên tố trong hợp chất, phương pháp tìm còng thức hoá học dựa trên (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.
-Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt.
-Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất.
Năng lực khoa học tự nhiên
2.1. Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được khái niệm vể hoá trị, cách xác định hoá trị của nguyên tố trong một số hợp chất cộng hoá trị; Trình bày được cách viết công thức hoá học; Viết được còng thức hoá học của một só đơn chất và hợp chất đơn giản, thòng dụng; Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tó và công thức hoá học.
-Tim hiểu tựn hiên: Tìm hiểu công thức phân tử một chất có trong tự nhiên.
-Vận dụng kiến thức, kĩ nàng đã học: Nhận biết được hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị. Biết cách tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị; Viết được công thức hoá học các chất; Biết cách tính được % nguyên tố trong hợp chất; Lập được công thức hoá học dựa vào % nguyên tố và khối lượng phân tử.
3. Phẩm chất
-Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Chủ đề 1: PHÂN TỬ Bài 7: HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC Số tiết: 3 Tiết thep ppct: 1,2,3 Ngày soạn: 15/09/2021 Tuần dạy: 1,2,3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày khái niệm hóa trị, cách viết CTHH - Viết được một số công thức hóa học của một số chất đơn giản và thông dụng. - Nêu được mối liên hệ giữa Hóa trị và CTHH - Tính được % của các nguyên tốtrong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất - Xác định được CTHH của hợp chất khi biết được % các nguyên tố và khối lượng phân tử. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về khái niệm hoá trị, cách tính hoá trị, còng thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức tính phẩn trăm (%) của nguyên tố trong hợp chất, phương pháp tìm còng thức hoá học dựa trên (%) nguyên tố và khối lượng phân tử. -Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vể hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt. -Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vân để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất. Năng lực khoa học tự nhiên 2.1. Nhận thức khoa học tự nhiên: - Nêu được khái niệm vể hoá trị, cách xác định hoá trị của nguyên tố trong một số hợp chất cộng hoá trị; Trình bày được cách viết công thức hoá học; Viết được còng thức hoá học của một só đơn chất và hợp chất đơn giản, thòng dụng; Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tó và công thức hoá học. -Tim hiểu tựn hiên: Tìm hiểu công thức phân tử một chất có trong tự nhiên. -Vận dụng kiến thức, kĩ nàng đã học: Nhận biết được hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị. Biết cách tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị; Viết được công thức hoá học các chất; Biết cách tính được % nguyên tố trong hợp chất; Lập được công thức hoá học dựa vào % nguyên tố và khối lượng phân tử. 3. Phẩm chất -Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân; - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.4) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.4) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.5) - Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.5) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học. b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài. Ở hình bên, ta thấy 1 nguyên tử carbon liên kết với 4 nguyên tử hydrogen hoặc chỉ liên kết với 2 nguyên tử oxygen; 1 nguyên tử oxygen liên kết được với 2 nguyên tử hydrogen; Các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? Bằng cách nào để lập được công thức hóa học của các chất? c. Sản phẩm học tập: - Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị. - Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệu nguyên tố và chỉ số ở bên dưới mỗi kí hiệu. + Công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn bằng kí hiệu nguyên tố hóa học kèm với chỉ số ghi ở bên dưới (nếu là phi kim ở thể khí) Công thức chung của phân tử dạng AxBy. Trong đó A, B là kí hiệu hóa học của nguyên tố, x và y là số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phân tử. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung câu hỏi, quan sát hình phần giới thiệu bài sgk tr 45. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến liên kết hóa học nhé. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Hóa trị. a. Mục tiêu: Hiểu về hóa trị; Xác định hóa trị của Nguyên tố b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 45,46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3 và 4. Phiếu học tập số 1 1/Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H? Phiếu học tập số 2 2/Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1. Phiếu học tập số 3 Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H? Phiếu học tập số 4 Trong tự nhiên, silicon oxide có trong cát, đất sét, Em hãy xác định hóa trị của nguyên tố silicon trong silicon dioxide. Tìm hiểu qua sách báo và internet, cho biết các ứng dụng của hợp chất này. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 1/Nguyên tử Cl có khả năng liên kết với 1 nguyên tử H. Nguyên tử S có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H. Nguyên tử P có khả năng liên kết với 3 nguyên tử H. Nguyên tử C có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H. *Phiếu học tập số 2: 2/- Trong phân tử hydrogen chloride (HCl) nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H ⇒ Hóa trị của nguyên tử Cl bằng I. - Trong phân tử hydrogen sulfide (H2S) nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử H ⇒ Hóa trị của nguyên tử S bằng II. - Trong phân tử phosphine (PH3) nguyên tử P liên kết với 3 nguyên tử H ⇒ Hóa trị của nguyên tử P bằng III. - Trong phân tử methane (CH4) nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H ⇒ Hóa trị của nguyên tử C bằng IV. *Phiếu học tập số 3: Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) để tạo thành phân tử methane. Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) để tạo thành phân tử carbon dioxide. *Phiếu học tập số 4: Trong phân tử silicon dioxide một nguyên tử Si có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O, mỗi nguyên tử O hóa trị II ⇒ Si có hóa trị IV. Ứng dụng của silicon dioxide: - Silicon dioxide được sử dụng để làm kính phẳng, sản phẩm thủy tinh, cát đúc, sợi thủy tinh, men gốm, phun cát cho chống gỉ, cát lọc, vật liệu chịu lửa và bê tông nhẹ. - Silicon dioxide được sử dụng để tạo ra các bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp điện tử, dụng cụ quang học và đồ thủ công, sản xuất sợi quang. - Silicon dioxide hay còn gọi là thạch anh có thể được sử dụng để làm thủy tinh thạch anh. Thủy tinh thạch anh thường được sử dụng để chế tạo các dụng cụ hóa học chịu nhiệt độ cao. Cát thạch anh thường được sử dụng làm vật liệu thủy tinh và vật liệu xây dựng. - Trong công nghiệp thực phẩm silocon được sử dụng như chất chống đông, chất khử bọt, chất làm đặc, chất trợ lọc và chất làm sạch. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 45,46. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 1. Hóa trị 1.1. Định nghĩa - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử. - Hóa trị được biểu thị bằng các chữ số La Mã (I; II ) 1.2. Cách xác định - Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị của nguyên tố đã biết làm đơn vị, chẳng hạn hóa trị của H là I; hóa trị của O là II. Ví dụ 1: Trong phân tử phosphine (PH3) một nguyên tử P có khả năng liên kết với 3 nguyên tử H, mỗi nguyên tử H có hóa trị I ⇒ P có hóa trị III Ví dụ 2: Trong phân tử silicon dioxide (SiO2), 1 nguyên tử Si có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O, mỗi nguyên tử O hóa trị II ⇒ Si có hóa trị IV. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về quy tắc hóa trị. a. Mục tiêu: Hiểu về quy tắc hóa trị. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 3/Em hãy so sánh về tích của hóa trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1 Phiếu học tập số 2 Dựa vào hóa trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết một nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 3/Trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia. Phương pháp giải: - So sánh tích hóa trị và số nguyên tử của 2 nguyên tố Trả lời: - Xét phân tử nước: I x 2 = II x 1 => Tích hóa trị và số nguyên tử H = Tích hóa trị và số nguyên tử O - Xét phân tử hydrogen chloride: I x 1 = I x 1 => Tích hóa trị và số nguyên tử H = Tích hóa trị và số nguyên tử Cl - Xét phân tử aluminium chloride: III x 1 = I x 3 => Tích hóa trị và số nguyên tử Al = Tích hóa trị và số nguyên tử Cl *Phiếu học tập số 2: Dựa vào Phụ lục ta thấy Ca hóa trị II, Cl hóa trị I, O hóa trị II ⇒ Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl. Hợp chất tạo thành là CaCl2. Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 1 nguyên tử O. Hợp chất tạo thành là CaO. Phương pháp giải: Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia Trả lời: - Xét nguyên tố Ca và Cl: 1 nguyên tử Ca có hóa trị II liên kết với a nguyên tử Cl có hóa trị I => Áp dụng quy tắc hóa trị: II x 1 = I x a => a = 2 => 1 nguyên tử Ca liên kết với 2 nguyên tử Cl - Xét nguyên tố Ca và O: 1 nguyên tử Ca có hóa trị II liên kết với b nguyên tử O có hóa trị II => Áp dụng quy tắc hóa trị: II x 1 = II x b => b = 1 => 1 nguyên tử Ca liên kết với 1 nguyên tử O d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 46. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 2. Quy tắc hóa trị - Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia. - Ví dụ: Trong phân tử aluminium chlorine (AlCl3), hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của Al và Cl như sau: Nguyên tố Al Cl Hóa trị III I Số nguyên tử 1 3 Tích hóa trị và số nguyên tử III × 1 = I × 3 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về Công thức hóa học. a. Mục tiêu: Viết được công thức hóa học của đơn chất; Viết được công thức hóa học của hợp chất. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 47,48, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4 và 5. Phiếu học tập số 1 4/Dựa vào ví dụ 2, em hãy hoàn thành bảng sau: Phiếu học tập số 2 5/Kể tên và viết công thức hóa học các đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn. Phiếu học tập số 3 6/Em hãy hoàn thành bảng sau: Phiếu học tập số 4 7/Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử. Phiếu học tập số 1 8/Công thức hóa học của một chất cho biết được những thông tin gì? c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 4/ Phân tử đơn chất Công thức hóa học Tên phân tử Khối lượng phân tử O3 Ozone 16 × 3 = 48 amu N2 Nitrogen 14 × 2 = 28 amu F2 Fluorine 19 × 2 = 38 amu Ne Neon 20 amu *Phiếu học tập số 2: 5/Đơn chất kim loại ở thể rắn: sodium (Na), potassium (K), magnesium (Mg), aluminium (Al), iron (Fe), calcium (Ca), copper (Cu), gold (Au), silver (Ag), zinc (Zn), Đơn chất phi kim ở thể rắn: carbon (C), phosphorus (P), silicon (Si, sulfur (S), boron (B), iodine (I2), *Phiếu học tập số 3: 6/ Tên hợp chất Thành phần phân tử Công thức hóa học Khối lượng phân tử Magnesium chloride 1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl MgCl2 24 + 35,5 × 2 = 95 amu Aluminium oxide 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O Al2O3 27 × 2 + 16 × 3 = 102 amu Ammonia 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H NH3 14 + 1 × 3 = 17 amu *Phiếu học tập số 4: 7/Thành phần phân tử iron(III) oxide gồm 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O. Khối lượng phân tử bằng: 56 × 2 + 16 × 3 = 160 amu. *Phiếu học tập số 5: Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 47,48. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 3. Công thức hóa học Phân tử của chất được tạo thành từ nguyên tử của một hay nhiều nguyên tố và được biểu diễn bằng công thức hóa học. 3.1. Viết công thức hóa học của đơn chất - Công thức hóa học của đơn chất được kí hiệu bằng kí hiệu nguyên tố hóa học kèm với chỉ số (chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử) ghi ở bên dưới. - Một số đơn chất phi kim thể khí (ở điều kiện thường) có công thức hóa học chung là Ax. Ví dụ: Phân tử khí oxygen được tạo thành từ hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau, công thức phân tử của khí oxygen là O2. - Đối với đơn chất kim loại, hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại được coi là công thức hóa học của đơn chất kim loại. Ví dụ: Kim loại iron có công thức hóa học là Fe. - Một số đơn chất phi kim ở thể rắn, quy ước công thức hóa học là kí hiệu nguyên tố. Ví dụ: Công thức hóa học của đơn chất phosphorus là P. Chú ý: - Nếu chỉ số trong công thức hóa học bằng 1 thì quy ước không ghi. - Trong hợp chất gồm oxygen và nguyên tố khác, nguyên tố oxygen thường ghi ở cuối công thức hóa học. 3.2. Viết công thức hóa học của hợp chất - Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo thành kèm chỉ số ở bên dưới mỗi kí hiệu. - Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy Ví dụ: Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen, công thức hóa học của phân tử carbon dioxide là CO2. - Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử. Chú ý: Cách viết công thức hóa học hợp chất - Hợp chất tạo bởi oxygen và nguyên tố khác, công thức hóa học có dạng AxOy. - Nếu A là kim loại và B là phi kim, công thức hóa học có dạng AxBy. - Hợp chất tạo bởi hydrogen và nguyên tố A: + Nếu A thuộc các nhóm IA đến VA, công thức hóa học có dạng AHx. + Nếu A thuộc các nhóm VIA đến VIIA, công thức hóa học có dạng HxA. Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về cách tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất. a. Mục tiêu: Xây dưng cách tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 4 sgk tr 48,49, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và 2. Phiếu học tập số 1 9/Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3 Phiếu học tập số 2 Viết công thức hóa học của phosphoric acid có cấu tạo từ hydrogen và nhóm phosphate. Trong phosphoric acid, nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất? c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 9/Phương pháp giải: Với hợp chất: AxBy ta có: Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100% - Xét phân tử Al2O3: +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố - Xét phân tử MgCl2: +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố - Xét phân tử : +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố - Xét phân tử (NH4)2CO3: +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố *Phiếu học tập số 2: Phương pháp giải: - Hydrogen: Kí hiệu hóa học là H, có hóa trị I - Nhóm phosphate: Kí hiệu hóa học là PO4, hóa trị III - Áp dụng quy tắc hóa trị - Các tính phần trăm khối lượng nguyên tố: Với hợp chất: AxBy ta có: Trả lời: - Hydrogen: Kí hiệu hóa học là H, có hóa trị I - Nhóm phosphate: Kí hiệu hóa học là PO4, hóa trị III - Gọi công thức hóa học phosphoric acid là Hx(PO4)y - Theo quy tắc hóa trị: I.x = III.y Thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số nguyên đơn giản nhất => x = 3 và y =1 => Công thức hóa học của hợp chất: H3PO4 +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố +Phần trăm khối lượng nguyên tố => Nguyên tố O có phần trăm khối lượng lớn nhất d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 4, sgk tr 48,49. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất - Phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng của nguyên tố đó trong một phân tử hợp chất và khối lượng phân tử (KLPT) của hợp chất. - Khối lượng của nguyên tố trong một phân tử hợp chất được tính bằng tích của khối lượng nguyên tử (KLNT) và số nguyên tử của nguyên tố đó. - Tổng quát: + Với hợp chất AxBy, ta có: + Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%. - Ví dụ: Đối với hợp chất MgCl2 %Mg = x 100% = x 100% = 25,26% Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về cách xác định công thức hóa học. a. Mục tiêu: Xác định công thức hóa học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử; Xác định công thức hóa học dựa vào qui tắc hóa trị. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 5 sgk tr 49,50,51, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5 và 6. Phiếu học tập số 1 10/Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu. Phiếu học tập số 2 Hợp chất (Y) có công thức FexOy, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất (Y) Phiếu học tập số 3 Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,535%. Khối lượng phân tử của hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hóa học của (Z). Tìm hiểu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z). Phiếu học tập số 4 Dựa vào công thức (2), hãy tính hóa trị của nguyên tố a) N trong phân tử NH3 b) S trong phân tử SO2, SO3 c) P trong phân tử P2O5 Phiếu học tập số 5 Dựa vào Ví dụ 8, 9 và các bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hóa học các hợp chất tạo bởi: a) potassium và sulfate b) aluminium và carbonate c) magnesium và nitrate Phiếu học tập số 6 Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (M) gồm calcium và gốc sulfate. Xác định công thức hoá học của hợp chất (M). Tìm hiểu thông qua sách, báo, internet và cho biết các ứng dụng của thạch cao. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 10/ %C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25% %Al = 100% = ⇒ x = 4 %C = 100% = ⇒ y = 3 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al4C3 *Phiếu học tập số 2: %O = 100% - %Fe = 100% - 70% = 30% %Fe = 100% = ⇒ x = 2 %O = 100% = ⇒ y = 3 *Phiếu học tập số 3: %Fe = 100% = ⇒ x = 1 %N = 100% = ⇒ 1 %O = 100% = ⇒ z = 3 Vậy công thức hóa học của hợp chất là KNO3 *Phiếu học tập số 4: 11/a) Với công thức hóa học Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = I × 3 ⇒ a = III Vậy trong phân tử NH3 nguyên tố N có hóa trị III. b) Với công thức hóa học Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 2 ⇒ a = IV Vậy trong phân tử SO2 nguyên tố S có hóa trị IV. Với công thức hóa học Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = II × 3 ⇒ a = VI Vậy trong phân tử SO3 nguyên tố S có hóa trị VI. b) Với công thức hóa học Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 2 = II × 5 ⇒ a = V Vậy trong phân tử P2O5 nguyên tố P có hóa trị V. *Phiếu học tập số 5: a) Công thức hóa học chung: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 2; y = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2SO4 b) Công thức hóa học chung: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 2; y = 3 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2(CO3)3 c) Công thức hóa học chung: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × I Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 1; y = 2 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Mg(NO3)2 *Phiếu học tập số 6: Gọi công thức hoá học chung là Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . II = y . II => Chọn x = 1; y = 1 => Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi calcium và gốc sulfate: CaSO4. -Một số ứng dụng của thạch cao: +Trong xây dựng: dùng làm trần nhà thạch cao, vách ngăn thạch cao hoặc những tấm la phong tạo tính thẩm mỹ cho công trình. +Trong ngành mỹ thuật: sử dụng làm nguyên liệu đúc tượng, điêu khắc. +Trong y tế: người ta dùng thạch cao để bó bột cho trường hợp bị gãy tay, gãy chân hay các chấn thương liên quan đến xương. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 5, sgk tr 49,50,51. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 5. Xác định công thức hóa học 5.1. Xác định công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử - Các bước xác định: Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát); Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất; Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm. - Ví dụ: Thạch nhũ trong hang động có thành phần chính là hợp chất (T). Phân tử (T) có cấu tạo từ nguyên tố calcium, carbon và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 40%, 12% và 48%. Khối lượng phân tử (T) là 100 amu. Hãy xác định công thức hóa học của (T). Hướng dẫn giải: Đặt công thức hóa học của hợp chất (T) là: CaxCyOz ⇒ x = 1 ⇒ y = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là CaCO3 5.2. Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị - Các bước xác định: + Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát) + Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử. + Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm. - Ví dụ: Hợp chất tạo bởi oxygen và phosphorus có dạng: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × V = y × II => Chọn x = 2; y = 5 Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5 Chú ý: - Quy tắc hóa trị thường đúng với đa số hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, quy tắc này không đúng với đa số hợp chất hữu cơ (C2H4; C6H6 ) và một số hợp chất vô cơ (H2O2; Na2O2 ) 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về Hóa trị và công thức hóa học. b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này? c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. (phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này) d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. b. Nội dung: Làm bài tập 1,2 và 3 sgk tr 51. 1/Viết công thức hóa học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium, phosphorus (hóa trị V) 2/Dựa vào bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, em hãy hoàn thành bảng sau: 3/hạch nhũ trong hang động có thành phần chính là hợp chất (T). Phân tử (T) có cấu tạo từ nguyên tố calcium, carbon và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 40%, 12% và 48%. Khối lượng phân tử (T) là 100 amu. Hãy xác định công thức hóa học của (T). c. Sản phẩm học tập: 1/- Hợp chất tạo bởi oxygen và potassium có dạng: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 2; y = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O - Hợp chất tạo bởi oxygen và magnesium có dạng: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 1; y = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là MgO - Hợp chất tạo bởi oxygen và aluminium có dạng: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 2; y = 3 Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2O3 - Hợp chất tạo bởi oxygen và phosphorus có dạng: Theo quy tắc hóa trị ta có: x × V = y × II Chuyển thành tỉ lệ: Chọn x = 2; y = 5 Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5 2/ Chất Công thức hóa học Khối lượng phân tử Sodium sulfide (S hóa trị II) Na2S 23 × 2 + 32 = 78 amu Aluminium nitride (N hóa trị III) AlN 27 + 14 = 41 amu Copper(II) sulfate CuSO4 64 + 32 + 16 × 4 = 160 amu Iron(III) hydroxide Fe(OH)3 56 + 16 × 3 + 1 × 3 = 107 amu 3/Đặt công thức hóa học của hợp chất (T) là: CaxCyOz ⇒ x = 1 ⇒ y = 1 Vậy công thức hóa học của hợp chất là CaCO3 d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx