Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

- Dựa vào sơ đồ hoặc mô hình nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật; thành phần hoá học, câu trúc và tính chất của nước.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết các vân đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đói với cơ thể sinh vật; Nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mò tả được câu trúc của nước. Lấy được ví dụ chứng minh nước không thể thiếu đối với sự sống.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số vân để trong đời sống như ăn uống đầy đủ, hợp lí,.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 8 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT 
Bài 28: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
- Dựa vào sơ đồ hoặc mô hình nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật; thành phần hoá học, câu trúc và tính chất của nước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết các vân đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đói với cơ thể sinh vật; Nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát và mò tả được câu trúc của nước. Lấy được ví dụ chứng minh nước không thể thiếu đối với sự sống.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số vân để trong đời sống như ăn uống đầy đủ, hợp lí,...
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 9: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 10: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Tại sao nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả, ) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết?
c. Sản phẩm học tập: 
Nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả, ) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết vì nước có vai trò quan trọng trong sự duy trì sự sống của cây:
- Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật.
- Nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất.
- Nước làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể.
- Nước giúp điều hòa thân nhiệt.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 128 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến trao đổi khí ở sinh vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.
a. Mục tiêu: Hiểu về cấu trúc và tính chất của nước.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 128,129, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7,8,9 và 10.
Phiếu học tập số 1
1/Em hãy cho biết nước có những tính chất gì.
Phiếu học tập số 2
2/Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước.
Phiếu học tập số 3
3/Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?
Phiếu học tập số 4
4/Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?
Phiếu học tập số 5
Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?
Phiếu học tập số 6
 5/Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ?
Phiếu học tập số 7
6/Em hãy kể tên một số loài sinh vật sống trong môi trường nước?
Phiếu học tập số 8
7/Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật khi thiếu nước kéo dài? Giải thích?
Phiếu học tập số 9
Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm thấy mát hơn?
Phiếu học tập số 10
Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
1/Những tính chất của nước:
- Là chất lỏng, không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị.
- Có nhiệt độ sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.
- Là dung môi phân cực có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được dầu, mỡ, 
- Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
*Phiếu học tập số 2:
2/Cấu trúc của phân tử nước: Mỗi phân tử nước đều gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị.
*Phiếu học tập số 3:
3/Trong phân tử nước, do nguyên tử oxygen có khả năng hút các electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong các liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen.
*Phiếu học tập số 4:
4/- Nước có tính chất phân cực.
- Giải thích: Nước có tính chất phân cực là do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
*Phiếu học tập số 5:
Do có tính chất phân cực mà các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác. Nhờ đó, nước trở thành dung môi hòa tan nhiều chất.
*Phiếu học tập số 6:
5/Vai trò của nước đối với sinh vật:
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật. Ví dụ: Nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật sống ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn 90% như loài sứa biển.
- Nước có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của sinh vật như:
+ Điều hòa thân nhiệt. Ví dụ: Khi thân nhiệt tăng cao, cơ thể giảm thân nhiệt bằng việc toát mồ hôi.
+ Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất. Ví dụ: Quá trình hấp thụ và vận chuyển các chất trong cây luôn đi kèm với quá trình hấp thụ và vận chuyển nước.
+ Là nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hóa. Ví dụ: Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
- Nước là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Ví dụ: Nước là môi trường sống của nhiều loài cá.
*Phiếu học tập số 7:
6/Một số loài sinh vật sống trong môi trường nước: Sứa biển, rong nho, cá chép, cá voi xanh, san hô, hải quỳ, cua đá, tôm hùm, ngao, hến, 
*Phiếu học tập số 8:
7/- Khi cơ thể sinh vật thiếu nước kéo dài, sinh vật yếu dần và chết.
- Giải thích: Khi mất nước, cơ thể không còn cơ chế điều hòa thân nhiệt, các chất tan không thể hòa tan để thẩm thấu vào các cơ quan và tế bào, sự vận chuyển các chất bị ngừng trệ, các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể không diễn ra, Tất cả những điều đó khiến cho cơ thể không duy trì được các hoạt động sống, và sinh vật sẽ chết.
*Phiếu học tập số 9:
Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi, nước trong mồ hôi sẽ bốc hơi mang theo nhiệt cơ thể đang tỏa ra, làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể nhanh chóng nên sẽ có cảm giác mát hơn.
*Phiếu học tập số 10:
- Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy cơ thể chúng ta bị mất một lượng nước lớn và các chất điện giải (các muối khoáng). Mà nước trong cơ thể là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật, có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của sinh vật như: điều hòa thân nhiệt, dung môi hòa tan và vận chuyển các chất, làm nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể, Bởi vậy, mất nước và chất điện giải sẽ khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường.
- Dung dịch oresol có thành phần chủ yếu là nước và các chất điện giải.
→ Do đó, khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, uống dung dịch oresol có tác dụng bù lại nước và chất điện giải đã mất cho cơ thể, giúp cơ thể phục hồi trạng thái sinh lí bình thường.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 128,129.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1.Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
1.1. Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước 
- Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000 C và đông đặc ở 00 C. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt. 
- Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.
1.2. Tìm hiểu vai trò của nước 
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật. 
- Nước có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hoá.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
a. Mục tiêu: Hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 129,130, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6 và 7.
Phiếu học tập số 1
8/Chất dinh dưỡng là gì? Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?
Phiếu học tập số 2
9/Ở sinh vật, các chất dinh dưỡng được chia thành những nhóm nào? Dựa vào đâu để chia thành các nhóm đó?
Phiếu học tập số 3
10/Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
Phiếu học tập số 4
Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
8/- Khái niệm chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón, ), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.
- Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho sinh vật: Động vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ môi trường qua thức ăn; còn thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất, phân bón.
*Phiếu học tập số 2:
9/- Ở động vật, các chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm dựa vào bản chất hóa học cơ thể là: carbohydrate (chất đường bột), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng. Trong đó, carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng; còn vitamin và chất khoáng là các chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Ở thực vật, chất dinh dưỡng là muối khoáng. Dựa vào tỉ lệ có trong tế bào mà muối khoáng được chia thành: nhóm có tỉ lệ lớn (C, H, O, N, P, ) tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật; nhóm có tỉ lệ nhỏ (Fe, Zn, Cu, Mo, ) tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất.
*Phiếu học tập số 3:
10/Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật:
- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Cung cấp năng lượng.
- Tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
*Phiếu học tập số 4:
Chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau vì:
- Cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau để cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào, cơ thể.
- Tuy nhiên, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một hoặc một số chất dinh dưỡng chủ yếu nhất định.
→ Việc ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, không cung cấp thừa hoặc thiếu một nhóm chất dinh dưỡng nào đó cho cơ thể.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 129,130.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
-Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần cảu tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
-Cung cấp năng lượng
-Tham gia đều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1 và 2 sgk tr 130.
1/Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện vấn đề gì?
b) Theo em, vấn đề đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp nào?
2/Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn?
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ích gì cho cây?
c. Sản phẩm học tập:
1a) Hình ảnh của người A đang thể hiện bị suy sinh dưỡng; hình ảnh người C đang thể hiện bị béo phì.
b) Vấn đề suy dinh dưỡng hoặc béo phì có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Chế độ ăn uống chưa phù hợp (ăn quá nhiều hoặc quá ít, không cân đối các loại thức ăn).
- Sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, ).
- Không có thói quen vận động, tập thể dục thể thao hợp lí.
- Tình trạng bệnh lí của cơ thể (bệnh dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ của cơ thể kém).
- Vấn đề tâm lí (lo âu, buồn bực).
- Do yếu tố di truyền.
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, cân đối;
- Tập thể dục thể thao, lao động vừa sức.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Tạo tâm lí lạc quan, vui vẻ.
- Nếu có bệnh lí liên quan đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng thì cần chữa trị kịp thời.
2/a) Môi trường nước ổn định hơn môi trường cạn vì: Nước có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh. Điều này giúp cho nhiệt độ môi trường nước được giữ ổn định hơn.
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời để nước có thể hấp thụ được nhiệt từ không khí và dữ trữ lại rồi khi nhiệt độ xuống thấp, nước sẽ tỏa nhiệt vào không khí làm ấm cho cây, giúp cây thực hiện được các hoạt động sinh lí bình thường.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: 
HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx