Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.
- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ và các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: thể hiện ở việc trình bày được khái niệm, và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: thể hiện ở việc quan sát tranh ảnh, sơ đồ cắt ngang thân cây để chỉ ra được mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên; trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thể hiện ở việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan đến thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật; sự lột xác để lớn lên ở một số động vật, .
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
- Trung thực, cẩn thận trong học tập, báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
Chủ đề 9: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Bài 34: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Số tiết: 3 Tiết thep ppct: 1,2,3 Ngày soạn: 15/09/2021 Tuần dạy: 1,2,3 I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên. - Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ và các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: thể hiện ở việc trình bày được khái niệm, và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: thể hiện ở việc quan sát tranh ảnh, sơ đồ cắt ngang thân cây để chỉ ra được mô phân sinh và chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên; trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thể hiện ở việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số hiện tượng liên quan đến thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật; sự lột xác để lớn lên ở một số động vật, .. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Trung thực, cẩn thận trong học tập, báo cáo kết quả thảo luận nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.2) - Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3) - Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học. b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài. Quá trình sống của loài bướm trong hình bên trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn sâu, giai đoạn kén, giai đoạn bướm trưởng thành. Đó là những giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bướm. Sinh trưởng và phát triển là gì? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển như thế nào? c. Sản phẩm học tập: - Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. - Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. - Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình và đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 155 và trả lời câu hỏi. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhé. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; Biêt được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 155,156, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3 và 4. Phiếu học tập số 1 1. Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương. Phiếu học tập số 2 2. Quan sát Hình 34.2 và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà. Phiếu học tập số 3 3. Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Phiếu học tập số 4 Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau đây: c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: Cây càng trường thành hệ rễ, lá, thân cây càng phát triển về cấu trúc và kích thước. Đến thời điểm thích hợp cơ quan sinh sản của cây (Hoa) sẽ được tạo ra giúp cây duy trì nòi giống. *Phiếu học tập số 2: - Dấu hiệu của sự sinh trưởng: sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể từ trứng đến gà con và gà trưởng thành. - Dấu hiệu của sự phát triển: Cơ thể phân hóa, hoàn thiện đầy đủ các chức năng, như cánh to rộng, hoàn thiện lông và mào, có khả năng sinh sản. *Phiếu học tập số 3: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. *Phiếu học tập số 4: d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 155,156. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống. - Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên. - Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. - Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật. a. Mục tiêu: Xác định được vị trí chức năng của mô hình phân sinh; Hiểu về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 156, 157, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4 và 5. Phiếu học tập số 1 4. Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật. Phiếu học tập số 2 5. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây? Phiếu học tập số 3 Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên. Phiếu học tập số 4 6. Quan sát Hình 34.4, hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam và xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam. Phiếu học tập số 5 Hãy vẽ vòng đời của một cây có hoa mà em biết c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 4.Quan sát hình sau, đọc và ghi nhớ các chú thích: Lời giải chi tiết: - Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ. - Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân. *Phiếu học tập số 2: 5.Quan sát hình sau, đọc và ghi nhớ các chú thích: Lời giải chi tiết: - Mô phân sinh đỉnh có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. - Mô phân sinh bên có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành. *Phiếu học tập số 3: + Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm. Lời giải chi tiết: - Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm. *Phiếu học tập số 4: 6.- Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt, cây con, cây trưởng thành, ra hoa, kết quả. *Phiếu học tập số 5: Chọn một cây mà em thích để vẽ sơ đồ vòng đời. Lời giải chi tiết: Ví dụ: - Vòng đời cây lê: - Vòng đời cây cà tím: - Vòng đời cây bí: d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 156,157. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 2.Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Mô phân sinh là nhóm các tế bào có khả năng phân chia, giúp cho thực vật tăng trưởng về kích thước. - Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. - Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân, có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở động vật. a. Mục tiêu: Hiểu về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật. b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 3 sgk tr 157,158 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3. Phiếu học tập số 1 7. Quan sát Hình 34.5 và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch. Phiếu học tập số 2 Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn. Phiếu học tập số 3 Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được. c. Sản phẩm học tập: *Phiếu học tập số 1: 7. Quan sát hình và phân tích. Lời giải chi tiết: - Giai đoạn nòng nọc không hề giống với ếch trưởng thành. Nòng nọc có đầu thuôn nhỏ, thân hình và vây đuôi giống cá. - Giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch: + Giai đoạn sinh trưởng: nòng nọc → nòng nọc 2 chân → nòng nọc 4 chân Ếch con → ếch trưởng thành + Giai đoạn phát triển: Trứng → nòng nọc → ếch *Phiếu học tập số 2: Xác định con người sinh trưởng và phát triển qua những giai đoạn nào và vẽ lại sơ đồ. Lời giải chi tiết: *Phiếu học tập số 3: BÁO CÁO PHÂN TÍCH VÒNG ĐỜI CỦA CÁ CHÉP - Môi trường sống: Nước ngọt. - Cá chép thuộc lớp cá xương, đẻ trứng, thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng (cá con mới nở). Đến mùa sinh sản. cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15 - 20 vạn trứng vào các cây thuỷ sinh. Cá chép đực bơi theo tưới tinh dịch chứa tinh trùng thụ tinh cho trứng (thụ tinh ngoài). Những trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi. Ấu trùng cá con nở ra bắt đầu quá trình kiếm ăn, Cá trưởng thành là khi đã hoàn thiện và cấu tạo và kích thước, chúng sẽ bắt đầu một chu kì sinh sản mới. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 3, sgk tr 152,153. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 3.Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn -Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người. -Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt như: học cách ghi nhớ từ vựng, học thuộc bài, học thói quen dậy sớm tập thể dục, ngủ đúng giờ, xóa bỏ những thói quen không tốt. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này? c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. (phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này) d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung. Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. b. Nội dung: Làm bài tập 1,2,3 và 4 sgk tr 158. Hãy lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau: 1. Sinh trưởng ở sinh vật là A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào. B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô. C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô. D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào. 2. Cho các bộ phận sau: (1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách (4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (3), (4), (5). D. (2), (5), (6). 3. Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người. 4. Trong vòng đời của bướm, giai đoạn nào gây hại cho mùa màng? c. Sản phẩm học tập: 1. A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. 2. D. (2), (5), (6). Mô phân sinh đỉnh không nằm ở các vị trí hoa, thân , lá. Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. 3. Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. Lời giải chi tiết: Ở người: - Dấu hiệu của sự tăng trưởng là: Sự tăng về chiều cao và cân nặng cơ thể, tóc và móng mọc dài ra liên tục. - Dấu hiệu của sự phát triển: Sự thay răng sữa ở trẻ, dấu hiệu hoàn thiện chức năng sinh sản (kinh nguyệt ở nữ, có dấu hiệu xuất tinh đầu tiên ở nam) 4. Quan sát sơ đồ vòng đời phát triển của loài bướm và nhận xét, giai đoạn nào bướm sử dụng lá cây làm thức ăn? Lời giải chi tiết: Ở giai đoạn ấu trùng sâu bướm là giai đoạn gây hại cho mùa màng vì sâu bướm sử dụng lá cây làm thức ăn. d. Tổ chức thực hiện: Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx