Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn ( tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi).

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức tự nhiên: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ( nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Trình bàu được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tíc, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng cả các yếu tố môi trường.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng vfa phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giir thích một số hiện tượng thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;

- Chăm chỉ trong học tập. Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận.

 

docx 16 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Phân môn Sinh học Sách Chân trời sáng tạo - Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Năm học 2021-2022 - Tô Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 8: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 
Bài 34: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 1,2,3
Ngày soạn: 15/09/2021
Tuần dạy: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). 
- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường). 
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn ( tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi). 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Nhận thức tự nhiên: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật ( nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Trình bàu được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tíc, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng cả các yếu tố môi trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng vfa phát triển của sinh vật trong tự nhiên. Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giir thích một số hiện tượng thực tiễn.
3. Phẩm chất: 
- Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;
- Chăm chỉ trong học tập. Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 9: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 10: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 11: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 5: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 6: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 7: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 8: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Xác định vấn đề cần học.
b. Nội dung: là phần câu hỏi giới thiệu bài.
Khi trồng cây trong nhà hoặc các phòng làm việc, tại sao người ta thường đặt chậu cây ở vị trí gần cửa sổ?
c. Sản phẩm học tập: 
Quá trình quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) của cây cần năng lượng của ánh sáng.
Lời giải chi tiết:
Đặt chậu cây gần cửa sổ giúp cây quang hợp, sinh trưởng và phát triển bình thường.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình và đọc nội dung phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 159 và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình và hoàn thành câu trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV nhận xét và kết luận: Vậy hôm nay chúng ta tìm hiểu một số vấn đề đến các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhé. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
a. Mục tiêu: Hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật;
 Hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh vật;
 Hiểu ảnh hưởng của nước đến sinh vật;
 Hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh vật.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 1 sgk tr 159,160,161, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 và 11.
Phiếu học tập số 1
1. Quan sát Hình 35.1, hãy cho biết:
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.
Phiếu học tập số 2
2. Từ Bảng 35.1. nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống, số lá, độ dài, bề rộng lá của cây lan hồ điệp
Phiếu học tập số 3
3. Quan sát Hình 35.2. cho biết ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật.
Phiếu học tập số 4
4. Cho biết dấu hiệu của trẻ bị còi xương do thiếu ánh sáng.
Phiếu học tập số 5
Tại sao khi trồng các cây ngày dài ở miền Bắc vào mùa đông thường cho năng suất thấp hơn khi trồng ở miền Nam của Việt Nam?
Phiếu học tập số 6
Vì sao việc tắm nắng vào sáng sớm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
Phiếu học tập số 7
5. Quan sát các hình từ 35.4 đến 35.7, hãy cho biết những hậu quả xảy ra đối Với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước.
Phiếu học tập số 8
6. Em hãy lấy ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật.
Phiếu học tập số 9
7. Quan sát Hình 35.7,35.8, 35.9, cho biết sự khác nhau về hình thái giữa cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng.
Phiếu học tập số 10
8. Chế độ dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển về thể trạng của các em bé trong Hình 35.10 như thế nào?
Phiếu học tập số 11
Hãy phân tích một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
Quan sát sơ đồ và bảng ghi chép số liệu và phân tích
Lời giải chi tiết:
1.
- Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam: 5,6oC < Giới hạn sinh thái < 42oC
(Lớn hơn 5,6oC và nhỏ hơn 42oC )
- Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: 
23oC < Khoảng thuận lợi < 37oC (Lớn hơn 23oC và nhỏ hơn 37oC)
*Phiếu học tập số 2:
2.
Lan hồ điệp thích nghi với môi trường nhiệt độ mát mẻ không quá lạnh hay quá nóng, khoảng nhiệt độ cây phát triển tốt nhất về số lượng và kích thước lá là 25 - 31oC, trên hay dưới ngưỡng nhiệt này sức sống của cây giảm dần.
*Phiếu học tập số 3:
3.
- Cây được chia thành cây ưa sáng mạnh và cây ưa sáng yếu vậy nên sự sắp xếp phân tầng các cây trong rừng mưa nhiệt đới giúp các cây đều có thể cùng phát triển, nhận được nguồn chiếu sáng tốt nhất.
- Với con người ánh sáng là yếu tố giúp chuyển hóa vitamin D một chất giúp cơ thể hấp thu canxi giúp phát triển xương răng, nếu trẻ bị còi xương do thiếu ánh sáng ta có thể dễ nhận thấy nhất đó là hệ xương của trẻ có nhiều khiếm khuyết kém phát triển.
Lời giải chi tiết:
- Sự sắp xếp phân tầng của thực vật giúp chúng đều có thể cùng phát triển, nhận được nguồn chiếu sáng tốt nhất.
*Phiếu học tập số 4:
4 . Dấu hiệu của trẻ bị còi xương do thiếu ánh sáng là: Trán dô, cong cột sống lưng, lồi rõ các xương sườn, phình to ở cổ tay, khửu tay (các khớp), bụng trướng, chân cong.
*Phiếu học tập số 5:
- Mùa đông tại miền Bắc thường có nhiệt độ rất thấp, các cây trồng dài ngày ở Việt nam chủ yếu là các cây trồng nhiệt đới giới hạn nhiệt độ thường cao nên khi trồng trong môi trường nhiệt thấp sẽ cho sản lượng thấp hơn so với các cây này được trồng ở miền Nam.
Lời giải chi tiết:
- Các cây trồng dài ngày ở Việt Nam thường là các cây trồng nhiệt đới có giới hạn nhiệt khá cao. Mùa đông miền Bắc nhiệt độ xuống thấp khiến các cây này không thích nghi dẫn đến giảm sản lượng so với các cây này trồng ở miền Nam.
Tuy vậy, mùa đông lạnh ở miền Bắc có thể trồng được các giống cây ôn đới mà miền Nam không trồng được như các loại rau cải, lê, mận (mận Bắc), đào,...
*Phiếu học tập số 6:
Nắng có chứa tia UV (UVA và UVB) giúp tổng hợp vitamin D, tuy nhiên tia UVA có nhiều vào khoảng nắng gắt sau 8h sáng đem đến nhiều nguy cơ gây bỏng, ung thư da.
*Phiếu học tập số 7:
Hậu quả xảy ra đối với thực vật, động vật và con người khi thiếu nước:
Đối với thực vật: bị khô héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
Đối với động vật, nhất là động vật biển: khô da, ngạt khí, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bị đình trệ, trực tiếp dẫn đến cái chết do cơ thể không điều tiết được với sự thay đổi đột ngột của môi trường.
Đối với con người:
Làm cơ thể bị nóng lên và quá tải.
Dẫn đến các tình trạng khô da, chuột rút, chóng mặt, rối loạn nhịp tim hoặc nặng hơn có thể dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu và suy nhược. 
Khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, lo lắng, đau khớp,... ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, học tập và khả năng vận động.
*Phiếu học tập số 8:
Ví dụ về vai trò của nước đối với thực vật: cung cấp nguyên liệu và tăng hiệu quả cho quá trình quang hợp, dẫn truyền các sản phẩm được tổng hợp trong quá trình quang hợp từ lá đến các bộ phận khác
*Phiếu học tập số 9:
7. 
Nhận xét về hình thái:
- Cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: cây phát triển khỏe mạnh đều ở tất cả các bộ phận.
- Cây được cung cấp thiếu chất dinh dưỡng: cây phát triển kém, còi cọc, hệ rễ kém phát triển, lá vàng úa.
- Cây được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng: hệ lá của cây quá phát triển, có hiện tượng tỉa lá tự nhiên của cây, do hệ lá phát triển quá mạnh, thân cây không phát triển kịp, khiến cây mọc nghiêng về một phía.
*Phiếu học tập số 10:
8. 
Ở cùng một độ tuổi dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng của trẻ em:
a) Thiếu chất dinh dưỡng - Trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ phát triển kém, gầy yếu, sức đề kháng kém.
b) Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng - Trẻ phát triển bình thường về mọi mặt cả về trí tuệ và thể chất.
c) Trẻ được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng - Trẻ bị thừa cân, béo phì, cơ thể có trẻ có thể bị rối loạn hormone dẫn đến các bệnh như dậy thì sớm, cơ thể phát triển bất thường, lượng mỡ trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch,...
*Phiếu học tập số 11:
Ví dụ về chế độ dinh dưỡng của trẻ:
Ở cùng một độ tuổi dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng của trẻ em:
a) Thiếu chất dinh dưỡng - Trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ phát triển kém, gầy yếu, sức đề kháng kém.
b) Trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng - Trẻ phát triển bình thường về mọi mặt cả về trí tuệ và thể chất.
c) Trẻ được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng - Trẻ bị thừa cân, béo phì, cơ thể có trẻ có thể bị rối loạn hormone dẫn đến các bệnh như dậy thì sớm, cơ thể phát triển bất thường, lượng mỡ trong cơ thể quá cao có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch,...
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr 159,160,191.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
1. Ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Quá trình sinh trưởng và sinh trưởng của sinh vật chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước ,dinh dưỡng. Ngoài ra các nhân tố khác như hormone, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên phụ thuộc vào các loài sinh vật.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn.
a. Mục tiêu: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi;
 Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 162,163, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2,3,4,5,6,7 và 8.
Phiếu học tập số 1
Quan sát Hình 35.11, trả lời các câu hỏi sau:
9. Mô hình xen canh có ý nghĩa gì đối với người nông dân?
Phiếu học tập số 2
Quan sát Hình 35.11, trả lời các câu hỏi sau:
10. Hãy cho biết ý kiến của em về việc sử dụng các chất kích thích trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Phiếu học tập số 3
Hãy kể tên một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi và trồng trọt.
Phiếu học tập số 4
11. Quan sát Hình 35.12 và 35.13, hãy cho biết một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi.
Phiếu học tập số 5
12. Quan sát Hình 35.14, hãy chỉ ra giai đoạn muỗi gây hại cho con người.
Phiếu học tập số 6
13. Trong Hình 35.15 ở giai đoạn nào trong vòng đời bướm có khả năng phá hoại mùa màng?
Phiếu học tập số 7
Hai bạn lớp em đang tranh luận về cách diệt trừ muỗi. Bạn thứ nhất cho rằng chỉ nên diệt muỗi trưởng thành vì chỉ ở giai đoạn này chúng mới gây hại. Còn bạn thứ hai cho rằng nên diệt chúng cả ở các giai đoạn khác. Hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này.
Phiếu học tập số 8
• Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể:
• Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì?
c. Sản phẩm học tập:
*Phiếu học tập số 1:
Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài khác nhau như nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Ngoài ra, các nhân tố khác như hormone, chất kích thích cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển sinh vật. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật.
Lời giải chi tiết:
9.
Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.
Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải
+ Mía là cây ưa sáng
+ Bắp cải là cây ưa bóng
- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
*Phiếu học tập số 2:
10.
 Sử dụng chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp người nông dân thu được sản lượng nông sản cao hơn, lợi ích kinh thế tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng hay thu hoạch quá sớm các sản phẩm này khiến các chất kích thích chưa phân rã hết, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm này có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
 Vậy nên trong trồng trọt, chăn nuôi chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về sản phẩm và sử dụng an toàn.
*Phiếu học tập số 3:
Tìm hiểu trong sách, báo, TV, internet,...
Lời giải chi tiết:
*Phiếu học tập số 4:
11. Một số ứng dụng được sử dụng nhằm nâng cao năng suất vật nuôi: điều chỉnh nhiệt độ buồng nôi tằm, sử dụng thức ăn tổng hợp kích thích tăng trưởng cho gà,...
*Phiếu học tập số 5:
12.Giai đoạn muỗi gây hại cho con người: giai đoạn muỗi trưởng thành
*Phiếu học tập số 6:
13.Trong vòng đời của bướm, sâu bướm là giai đoạn có khả năng phá hoại mùa màng vì ở giai đoạn này, bướm cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để trải qua nhiều lần lột xác và đạt được hình thái nhộng.
*Phiếu học tập số 7:
- Ở giai đoạn trưởng thành là giai đoạn gây hại của muỗi, tuy nhiên nếu chỉ tiêu diệt muỗi ở giai đoạn trưởng thành các ấu trùng muỗi trước đó vẫn có thể tạo thành lứa muỗi trưởng thành mới gây hại.
- Vậy nên chúng ta cần kết hợp tiêu diệt muỗi trưởng thành, ngăn chặn sự sinh trưởng của bọ gậy để tiêu diệt muỗi bảo vệ sức khỏe con người.
*Phiếu học tập số 8:
• Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể vì:
- Cá đang quen với môi trường nước cũ, khi thay nước mới hoàn toàn cá có thể bị sốc, giảm sức sống và chết.
-Giữa lại 1/3 lượng nước cũ giúp cá ko bị thay đổi môi trường đột ngột, giúp cá sinh trưởng và phát triển bình thường.
• Thanh long là cây ưa sáng mạnh, cường độ quang hợp cao, nên cây cần lượng ánh sáng nhiều giúp cây sinh trưởng tốt, giúp trái ra to và ngọt.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 2, sgk tr 162,163.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển đề điều kiển vật nuôi, cây trồng nhầm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và sức khoẻ con người. Ngoài ra, hiểu biết được vòng đời một số động vật gây hại chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố và rèn luyện lại những kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
b. Nội dung: Hãy hệ thống được một số kiến thức đã học trong bài này?
c. Sản phẩm học tập: HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
(phần này GV sưu tầm hay tự vẽ đưa vô, mình không có thời gian để làm, nếu không làm xin bỏ qua câu này)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS thực hiện nhiệm vụ như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành yêu cầu. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS báo cáo kết quả, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung: Làm bài tập 1,2 và 3 sgk tr 163.
Tằm là loại côn trùng máu lạnh, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26 °C, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35 °C.
1. Hãy vẽ đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:
2. Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.
3. Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao.
c. Sản phẩm học tập: 
1. Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ:
2. Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.
- Giới hạn trên: 35oC
- Giới hạn dưới: 15oC
3.
Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì:
- Tằm là côn trùng máu lạnh, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nên cần môi trường có nhiệt độ ổn định, kín gió để nuôi dưỡng.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả nhiệm vụ: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_phan_mon_sinh_hoc_sach_chan.docx