Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập giữa kỳ I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập giữa kỳ I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS:

Ôn tập lại kiến thức đã học

Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1 và 2

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của cả chủ đề

Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn để liên quan trong thực tiển và trong các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

- Phương pháp và kỹ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

- Hệ thống hoá được kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.

3. Phẩm chất

Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập.

 

docx 4 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập giữa kỳ I - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Huyền Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 10 /2022
Ngày dạy: 31 / 10 /2022
TIẾT 34 : ÔN TẬP GIỮA KỲ 1
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS:
Ôn tập lại kiến thức đã học
Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề 1 và 2
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của cả chủ đề
Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn để liên quan trong thực tiển và trong các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Phương pháp và kỹ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 
- Hệ thống hoá được kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
3. Phẩm chất
Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho Hs ôn tập
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu: Hệ thống hoá kiến thức
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là ôn lại kiến thức của bài 1 đến bài 7.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật sơ đổ tư duy, giúp cho HS hệ thống hoá được kiến thức vể : Phương pháp và kỹ năng học tập môn KHTN, nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, công thức hoá học, quy tắc hoá trị, công thức tính %, công thức tính khối lượng phân tử, phương pháp tìm công thức hoá học.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh sơ đồ tư duy dạng điền khuyết.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả bài 1 và 2 chủ đề.
b) Nội dung: HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề
c) Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS
d) Tổ chức dạy học:
- GV chia nhóm nhỏ cho mỗi nhóm làm 3 câu bài tập sau:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
B1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử luôn là đơn chất.
Phân tử luôn là hợp chất.
C. Phân tử luôn là hợp chất cộng hoá trị.
D. Phân tử có thể là đơn chất hoặc là hợp chất.
B2. Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn, nguyên tố đó nằm ở chu kỳ:
	A. 1	B. 4	
 C. 3	D. 2
B3. Trên cơ sở phân tích các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng và nguyên nhân của hiện tượng, đó là kĩ năng:
	A. dự báo	B. liên kết tri thức	
 C. đo	D. quan sát.
B4. Chất nào sau đây là đơn chất :
	A. Nước B. Muối ăn Sodium chloride
	C. Oxygen D. Đường Sucrose
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 4 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV kết luận câu trả lời đúng
Học sinh thảo luận và trả lời:
Đáp án D.
Đáp án D
Đáp án A
4. C
3. Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học về nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố, đơn chất, hợp chất, phân tử, liên kết hoá học, hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị, hoá trị, công thức hoá học. 
b) Nội dung: Kết quả trình bày của HS
c) Sản phẩm: Nội dung bài làm giải bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chia nhóm nhỏ cho HS làm bài tập sau:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
B5. Hãy hoàn thành bảng thông tin sau:
STT
Chất
Đơn chất
Chất ion
Chất cộng hoá trị trị
Khôi lượng phân tử
% các nguyên tố
1
CaCl2
2
NH3
3
03
4
Al203
5
PCI3
B6. Tính hoá trị của nguyên tố có trong mỗi oxide sau: K2O, CO, Fe2O3, N2O5, CI2O7, SO2, CrO3, MnO2. Biết trong các oxide, nguyên tố oxygen có hoá trị bằng II.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi HS lần lượt lên bảng làm bài tập
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
Học sinh thảo luận và làm bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_tiet_34_on_tap_giua_ky_i_nam.docx