Giáo án môn Ngữ Văn 7 - Học kì I

Giáo án môn Ngữ Văn 7 - Học kì I

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học. [1]

- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. [2]

1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học

- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6 [3].

- Biết được cấu trúc và nội dung môn Ngữ văn [4].

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân [5].

- Thực hiện được các mẫu đọc sách. [6]

- Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên [7].

2. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân [8]

- Nhân ái: Biết xúc động trước những hình ảnh đẹp, nhân vật hay trong một cuốn sách [9].

 

docx 340 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI MỞ ĐẦU- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI
HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
SĐT
CÔNG VIỆC
Bài mở đầu
1. Nguyễn Thị Tuyết Oanh
Trường THCS Tân Việt- Yên Mỹ- Hưng Yên.
0901856483
W
2. Trương Thị Hải Vân
Trường THCS Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
0399341526
PP 
BÀI MỞ ĐẦU
(NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 7)
PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Những nội dung chính của sách ngữ văn 7.
2. Cấu trúc của sách và những bài học trong sách Ngữ văn 7.
3. Cách sử dụng cách Ngữ văn 7.
* NỘI DUNG BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
Phần I. Nội dung sách ngữ văn 7.
 1. Học đọc
1.1. Đọc hiểu văn bản truyện
- Truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Truyện khoa học viễn tưởng.
- Truyện ngụ ngôn.
1.2. Đọc hiểu văn bản thơ.
Thơ bốn chữ, năm chữ.
1.3. Đọc hiểu văn bản kí
- Tùy bút.
- Tản văn
1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận.
- Nghị luận văn học.
- Nghị luận xã hội.
1.5. Đọc hiểu văn bản thông tin.
1.6. Thực hành tiếng Việt.
- Từ vựng.
- Ngữ pháp.
- Hoạt động giao tiếp.
- Sự phát triển của ngôn ngữ.
Học viết
Các kiểu văn bản sau:
- Tự sự.
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Nhật dụng.
Học nói và nghe.
- Nói.
- Nghe.
- Nói nghe tương tác.
Phần II. Cấu trúc của sách ngữ văn 7
Ngoài bài mở đầu, chương trình Ngữ văn 7 gồm có 10 bài học chính.
* Thời lượng thực hiện: 2 tiết - HKGD
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực 
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học. [1]
- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. [2]
1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học
- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6 [3].
- Biết được cấu trúc và nội dung môn Ngữ văn [4].
- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân [5].
- Thực hiện được các mẫu đọc sách. [6]
- Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên [7].
2. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân [8]
- Nhân ái: Biết xúc động trước những hình ảnh đẹp, nhân vật hay trong một cuốn sách [9].
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Phiếu học tập, tranh ảnh, sơ đồ tư duy,Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo án, giấy A0, phiếu học tập.
- Học liệu: tri thức cơ bản về cuốn sách, viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.
III. Thực hiện tiết dạy
Tiết theo PPCT
Dự kiến nội dung
Ngày dạy
7
7
1
Đọc, Viết
2
Nói nghe và phần còn lại
IV. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
Nội dung 1.
* Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
? Sau khi đã làm quen với chương trình ngữ văn 6 trong năm học trước, em cảm nhận được gì về môn Ngữ văn? Qua đó em đã biết gì, chưa biết gì và cần biết những gì trong chương trình Ngữ văn 7?
* Bước 2. HS trả lời các câu hỏi bằng cảm xúc chân thật của cá nhân mình (vài ba học sinh chia sẻ)
* Bước 3. Cùng chia sẻ.
* Bước 4. GV chốt kiến thức:
Nội dung 2: Nội dung sách Ngữ văn 7
Mục tiêu: Chia sẻ suy nghĩ về chương trình Ngữ văn 7
Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
Phiều học tập số 1.
Những điều em đã biết
về SGK Ngữ văn 7
(K)
Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 7
(W)
Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này) (L)
....
....
....
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
? HS hoàn thiện bảng sau: Phiếu học tập số 1: Bảng KWL
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
=> GV dẫn vào bài: Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc một chặng mới và chính thức bước sang một giai đoạn tiếp theo- một hành trình sẽ có nhiều khó khăn, thử thách hơn nhưng cũng đầy thú vị đang chờ đón các em ở phía trước. Các em sẽ được tìm hiểu cũng như khám phá nhiều thể loại văn học hơn, nhiều kĩ năng hơn mà chúng ta cũng sẽ ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Để có được điều đó chương trình Ngữ văn 7 sẽ phần nào trang bị kiến thức nền tảng cho các em. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chương trình Ngữ văn 7 sẽ đem lại cho các em những điều thú vị, mới mẻ gì ở phía trước nhé !
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung I. Học đọc
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung chương trình Ngữ văn 7
Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Hoàn thành phiếu học tập số 2,: Tìm hiểu nội dung I. Đọc 
Nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nội dung 
tìm hiểu
Đọc hiểu văn bản truyện, tiểu thuyết
Đọc hiểu văn bản thơ
Đọc hiểu văn bản kí
Đọc hiểu văn bản nghị luận
Đọc hiểu văn bản thông tin
Câu hỏi tìmhiểu
Thống kê các văn bản , nội dung của các văn bản trong từng thể loại.
Bốn nội dung lớn về sách tiếng Việt Ngữ văn 7 là gì?
Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản nào?
Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
Thể loại
Các văn bản tìm hiểu
Các văn bản truyện
- Cácvăn bản truyện, tiêu thuyết: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích: Đất rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Trich Búp sen xanh -Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (An-phông- xơ Đô đê), Bố của Xi-mông,
- Các văn bản thể loại khoa học viễn tưởng: Bạch tuộc, Chất làm gì? Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất.
- Các văn bản truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; Thầy bói xem voi...
Các văn bản thơ
Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Một mình trong mưa, Những canh buồm, Mẹ và quả, Rồi ngày mai con đi.
Các văn bản kí
Cây tre Việt Nam, Trưa tha hương, Người ngồi đợi trươc hiên nhà, Tiếng chim trong thành phố.
Các văn bản nghị luận
- Đất rừng phương Nam, Tiếng gà trưa, Sức hấp dẫn của “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Ông đồ.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Các văn bản thông tin
- Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những net đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, Trò chơi dân gian của người Khme Nam Bộ.
- Ghe xuồng Nam Bộ, Phương tiện vận chuyên của các dân tộc thiểu số ngày xưa, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, 
Bốn nội dung lớn về sách tiếng Việt Ngữ văn 7 gồm:
Nội dung
Yêu cầu
Từ vựng
Thành ngữ và tục ngữ, Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Ngữ pháp
Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.
Hoạt động giao tiếp
Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.
Sự phát triển của ngôn ngữ
Ngôn ngữ các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản:
- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh.
- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói giảm-nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống 
- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập viết đoạn văn có chứa các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói giảm - nói tránh 
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nội dung 2 :Học Viết
Mục tiêu:Rèn luyện kĩ năng viết văn bản theo 4 bước: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý; viết; kiểm tra và chỉnh sửa những nội dung phù hợp theo từng kiểu văn bản.
Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của những kiểu văn bản đó là gì?
Những yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?
c, Sản phẩm dự kiến
Kiểu văn bản
Nội dung cụ thể
Tự sự
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
Biểu cảm
- Bước đầu biết làm bài thơ 4 chữ, 5 chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ.
- Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
Nghị luận
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội), phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học).
Thuyết minh
Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
Nhật dụng
Viết bản tường trình.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: [1, 2,, 3, 5]
Nội dung hoạt động
Em hãy cho biết các thể loại văn học được học trong chương trình Ngữ văn 7?
Phần tiếng Việt học những nội dung nào?
Sản phẩm dự kiến
Em hãy cho biết các thể loại văn học được học trong chương trình Ngữ văn 7?
- Văn bản truyện.
- Văn bản thơ.
- Văn bản kí.
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản thông tin.
Phần tiếng Việt học những nội dung nào?
- Từ vựng.
- Ngữ pháp.
- Hoạt động giao tiếp.
- Sự phát triển của ngôn ngữ.
* Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học sau
 Chuẩn bị tiếp phần viết: lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Tiết 2. 
Hoạt động 1: Khởi động.
Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho học sinh.
Nội dung bài học.
? Theo em, kĩ năng nói và nghe có quan trọng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của con người không? Vì sao?
Hs suy nghĩ, trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung và góp ý.
Gv dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung III:Hoạt động nói và nghe.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói và nghe.
Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4.
Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe.
So với các yêu cầu về kĩ năng nói và nghe, em còn có những hạn chế nào?
Kĩ năng
Nội dung cụ thể
Nói 
Nghe
Nói nghe tương tác
Sản phẩm dự kiến:
Kĩ năng
Nội dung cụ thể
Nói 
- Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống.
- Kể lại một truyện ngụ ngôn.
- Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
Nghe
Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
Nói nghe tương tác
- Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
- Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nội dung 4: IV.Cấu trúc của sách Ngữ văn 7.
Mục tiêu: HS nắm được cấu trúc của sách Ngữ văn 7.
Nội dung hoạt động:Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 5.
Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 7 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà HS làm ở lớp và ở nhà là gì?
Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học?
Các phần của bài học
Nhiệm vụ của học sinh
Yêu cầu cần đạt
Kiến thức ngữ văn
Đọc 
Viết 
Nói và nghe
Tự đánh giá
Hướng dẫn tự học
Sản phẩm dự kiến
Các phần của bài học
Nhiệm vụ của học sinh
Yêu cầu cần đạt
- Đọc trước khi học để có định hướng đúng.
- Đọc sau khi học để tự đánh giá.
Kiến thức ngữ văn
- Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành
- Vận dụng trong quá trình thực hành.
Đọc 
- Đọc hiểu văn bản
+Tên văn bản.
+Chuẩn bị
+ Đọc hiểu.
- Thực hành tiếng Việt.
- Thực hành đọc hiểu.
- Đọc hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm 
- Đọc trực tiếp tác phẩm, các câu gợi ý ở bên phải, chú thích ở chân trang.
- Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
- Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
Viết 
- Định hướng.
- Thực hành.
- Đọc định hướng viết.
- Làm các bài tập thực hành viết.
Nói và nghe.
- Định hướng.
- Thực hành.
- Đọc định hướng nói và nghe.
- Làm các bài tập thực hành nói và nghe.
Tự đánh giá
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua phần đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về 1 văn học tương tự văn bản đã học.
Hướng dẫn tự học
- Đọc mở rộng theo gợi ý.
- Thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
Hoạt động 3. Luyện tập
Mục tiêu [1,2, 3]
Nội dung
Trình bày nội dung cụ thể của các kĩ năng nghe, nói và nghe nói tương tác?
Nhiệm vụ của học sinh là gì trong phần đọc, viết, nói và nghe.
Sản phẩm dự kiến
Nội dung cụ thể của các kĩ năng nghe, nói và nghe nói tương tác:
- Nói: + Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống.
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.
+ Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
- Nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
- Nói nghe tương tác:
+ Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
+ Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
Nhiệm vụ của học sinh là gì trong phần đọc, viết, nói và nghe là: 
- Đọc:
+ Đọc hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm 
+ Đọc trực tiếp tác phẩm, các câu gợi ý ở bên phải, chú thích ở chân trang.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
- Nói và nghe:
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Làm các bài tập thực hành nói và nghe.
- Viết: 
+ Đọc định hướng viết.
+ Làm các bài tập thực hành viết.
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: [1, 2, 6, 7]
Nội dung
Củng cố kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy.
Sản phẩm dự kiến
Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
*HDVN: HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 1- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI
HỌ VÀ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
SĐT
CÔNG VIỆC
Bài 1
1. Hoàng Thị Hà
Trường THCS Xuân Trúc – Ân Thi – Hưng Yên
0987895797
Vb Người đàn ông cô độc giữa rừng, Bố của Xi -mông
2. Vũ Thị Dịu (W)
Trường THCS Hạ Lễ - Ân Thi- Hưng Yên
0982677658
Thực hành tiếng Việt + HĐ nói và nghe(PP)
3. Phạm Nguyên Hải 
Ân Thi - Hưng Yên 
0916925199
Dọc đường xứ nghệ
4. Nguyễn Thị Hải Hậu
THCS Tân Phúc – Ân Thi – Hưng Yên
0366781987
Vb Buổi học cuối cùng 
5. Đào Thị Thảo
Hải Dương
HĐ Viết
6. Nguyễn Thu Sương
HĐ nói và nghe (Phần W)
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
Đọc – hiểu văn bản (1)
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)
 – Đoàn Giỏi – 
 I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
- Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam”
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của 
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận: 
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
 Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Tri thức đọc – hiểu
Mục tiêu: [2]; [3]; [5]
Nội dung: 
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những phương diện nào?
? Bối cảnh trong truyện là gì?
? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự? 
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ vùng miền?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
1. Tính cách nhân vật, bối cảnh
* Tính cách nhân vật: Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.
* Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); 
2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn 
3. Ngôn ngữ các vùng miền
- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:
+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.
2.2 Đọc – hiểu văn bản ( ’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]
Nội dung: 
GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
Phiếu học tập số 1
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
- Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An).
- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
? Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” viết về ai và về sự việc gì?
? Văn bản được trích dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi?
? Văn bản thuộc thể loại gì? 
? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là ai? 
? Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của từng ngôi kể?
? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. 
1. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989)
- Quê: Tiền Giang
- Ông nổi tiếng với tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Đọc
- Tóm tắt
b) Tìm hiểu chung
- Bối cảnh: là các tỉnh Tây Nam, vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở lại xâm chiếm miền Nam.
- Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”.
- Thể loại: tiểu thuyết
- Nhân vật chính: Võ Tòng
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể)
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất.
+ Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba.
Sản phẩm tổng hợp:
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB ( ’)
1. Nhan đề của văn bản
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản
Nội dung: 
GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản
HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được).
? Người đàn ông nói đến ai?
? Cô độc là sống với những ai?
? Giữa rừng gợi không gian ở đâu?
B3: Báo cáo thảo luận
GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.
HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS
- Chốt nội dung (sản phẩm).
- Chuyển dẫn sang nội dung sau.
“Người đàn ông cô độc giữa rừng”
=> 
- Người đàn ông -> nhân vật chính
- Cô độc: hoàn cảnh sống một mình.
- Giữa rừng: không gian sống
à Gợi tả về một người đàn ông đặc biệt, gây sự chú ý và tò mò đối với độc giả.
1. Võ Tòng qua lời kể của ngôi kể thứ nhất (20’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về nhân vật Võ Tòng qua điểm nhìn của ngôi kể thứ nhất.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp.
- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.
- Thời gian: 7 phút
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3.
Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS 
- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).
- Đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”. 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
P/diện
Chi tiết
Nhận xét
Nơi ở
- Trong một túp lều ở giữa rừng.
- Giữa lều đặt cái bếp cà ràng.
- Sống cùng với con vượn bạc má.
à NT: miêu tả
à Gợi một cuộc sống thiếu thốn.
Ngoại hình
- Cởi trần
- Mặc chiếc quần ka ki còn mới nhưng lâu không giặt.
- Thắt xanh-tuya-rông
- Bên hông đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt.
à NT: Miêu tả
à Gợi hình ảnh về một người đàn ông mộc mạc, giản dị.
Lời nói và hành động
- Lời nói: 
+ Ngồi xuống đây, chú em!
+ Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em...
- Hành động: 
+ Giết giặc bằng bắn tên.
+ Chế thuốc độc và tẩm độc vào mũi tên để giết giặc.
à Chú Võ Tòng là người thân thiện, cởi mở và dễ mến.
Võ Tòng là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc.
3. Võ Tòng qua lời kể của ngôi thứ ba ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon ở phần 2.
HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1. Chỉ ra dấu hiệu chuyển đổi ngôi kể của đoạn 3?
2. Vì sao người đàn ông sống cô độc trong rừng lại có tên gọi Võ Tòng?
3. Vì sao Võ Tòng lại đến ở một mình trong khu rừng?
4. Qua lời kể của ngôi thứ ba, em có nhận xét gì về nhân vật Võ Tòng?
5. Trao đổi và chia sẻ để hoàn thiện phiếu bài tập số 3
Phiếu học tập số 3
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.
GV: 
- Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1
- Tháo gỡ KK: GV nói thêm về nhân vật Võ Tòng trong truyên.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.
a. Nguồn gốc tên gọi “Võ Tòng”
- Do giết hổ chúa trong rừng.
- Trên mặt có vết sẹo bởi cái tát của con hổ chúa trước khi chết.
b. Lai lịch của Võ Tòng.
- Là một gã đàn ông hiền lành và vô cùng yêu vợ.
- Từng có một gia đình (vợ gã là người đàn bà xinh đẹp).
- Vì chiều vợ, đào măng cho vợ ăn khi vợ mang bầu nên bị tên địa chủ đánh vào đầu (đầu là nơi thờ phụng ông bà thì mày tới số rồi).
- Vung dao chém vào mặt tên địa chủ.
à NT: kể, tả, sử dụng ngôi kể thứ ba để tạo điểm nhìn khách quan.
Võ Tòng là một người đàn ông khỏe mạnh, tính tình ngay thẳng, gan dạ và rất tự trọng.
III. TỔNG KẾT ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] 
Nội dung: 
- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản 
- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm theo bàn.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”?
? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide 
1. Nghệ thuật
- Đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể (ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.
2. Nội dung
- Kể về cuộc gặp gỡ của cậu bé An với chú Võ Tòng – một người đàn ông cô độc giữa rừng U Minh vùng Tây Nam Bộ. Qua đó người đọc cảm nhận được chú Võ Tòng không chỉ là người giản dị, mộc mạc, chân thành mà còn là người thẳng thắn, bộc trực, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Đây cũng chính là nét đẹp của người dân miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ.
3. Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
a) Về ngôi kể
- Vai trò của từng ngôi kể đặc biệt là sự chuyển đổi ngôi kể trong tác phẩm đem đến khả năng di chuyển điểm nhìn nghệ thuật đồng thời mang đến sự linh hoạt trong lời kể.
b) Khi tìm hiểu về nhân vật
Chú ý các phương diện sau:
- Ngoại hình
- Tính cách
- Ngôn ngữ (lời nói)
- Hành động
- Suy nghĩ
- Lai lịch 
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_7_hoc_ki_i.docx