Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 28 đến 33

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 28 đến 33

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được cách dùng cum chủ-vị để mở rộng câu.

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.

- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để

- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.)

3.Phẩm chất: - Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học. - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

 

docx 121 trang sontrang 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 28 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 113 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HKII
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 7 – Thời gian: 90 phút
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)
b.Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)
c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,. . . (0,5 điểm)
d. Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)
Phân tích: (0,25 điểm)
Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra trưng bày. 
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)
Câu 2 (2,0 điểm)
Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)
Vì:
Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm)
Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm)
Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài (4,0 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)
Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm)
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Liên hệ bản thân.
Tuần 29
Tiết 114
 Tiếng Việt
DÙNG CỤM CHỦ- VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU : LUYỆN TẬP (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được cách dùng cum chủ-vị để mở rộng câu.
- Tác dụng của việc dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để
- Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn..)
3.Phẩm chất: - Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học. - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu các bài tập về dùng cụm C-V để mở rộng câu.
* Nhiệm vụ: HS quan sát, theo dõi và thực hiện nhiệm vụ.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ? Cho ví dụ ?
 - Dự kiến TL: Khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị, làm thành câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
 GV dẫn dắt vào bài: Tiết học trước ta đã biết được thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Tiết này chúng ta vận dụng kiến thức dó để làm bài tập.
-HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: ôn lý thuyết:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu, và các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
* Nhiệm vụ: HS ôn tập ở nhà.
* Phương thức thực hiện: Đàm thoại, vấn đáp.
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: ?Chúng ta đã học được nhũng kiến thức gì về cụm C-V?
- Dự kiến TL: 
+Khi nói hoặc viết ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ vị, làm thành câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 
+Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + Một hs trình bày. + Các hs khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
HĐ 2: Làm bài tập:
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về dùng cụm chủ, vị để mở rộng câu.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
?-Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì ?
?- Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng ?
?- Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu (in đậm) dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. (khi gộp có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhng không làm thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy).
- Dự kiến TL: 
 +BT 1: Đại diện các nhóm mang phiếu học tập lên trình bầy.
 +BT 2 GV gọi hs lên bảng chữa.
 +BT 3 GV thu phiếu học tập theo nhóm cặp đôi và chữa.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
I. Ôn tập lý thuyết:
1- Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu:
2- Các trường hợp dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu:
II- Luyện tập (tiếp theo):
1- Bài 1 (69 ):
a- Khí hậu nước ta ấm áp / cho phép ta 
 c v c 
quanh năm trồng trọt, thu hoạch 4 mùa.
 v
b-Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng
 c 
 cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ 
v	c
 trông mới đẹp; từ khi có người 
v
lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm 
đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối / 
c
nghe mới hay.
 v
c- Thật đáng tiếc khi chúng ta / thấy những tục 
lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quí của 
c	v	c
đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài.
v
2- Bài 2 (97 ):
a- Chúng em học giỏi / làm cho cha mẹ và thầy cô vui lòng.
b- Nhà văn Hoài Thanh / khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c- TV giàu thanh điệu / khiến lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d- Cách mạng tháng Tám thành công / đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới.
3- Bài 3 (97 ):
a- Anh em hòa thuận / khiến hai thân vui vầy.
b- Đây / là cảnh rừng thông ngày ngày biết bao người qua lại.
c- Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống" ra đời / đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
Hoạt động 3: Vận dụng:
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về mở rộng câu để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
?Viết một đoạn văn chủ đề học tập, trong đoạn văn có dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe và về nhà làm.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
 ? Câu sau đây có phải là câu mở rộng thành phần CN, VN không? vì sao?
 Em học toán, bạn Lan học văn.
- HS trả lời.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
 + Nghe yêu cầu. + Trình bày cá nhân.
 - GV chốt: Câu trên không phải là câu mở rộng CN, VN mà là câu ghép.
Hoạt động 4 : Tìm tòi, mở rộng :
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 -Ôn tập lí thuyết
 -Hoàn thành các bài tập SGK Chuẩn bị bài: Luyện nói. Phần chuẩn bị ở nhà
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. + Soạn “ Luyện nói : Bài văn giải thích một vấn đề”.
********************************************************************************
Tuần 29
Tiết 115, 116 
 Luyện nói: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Tìm ý, dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.
- Lắng nghe và nhận xét những ưu, nhược điểm về bài trình bày của người khác.
3.Phẩm chất:
- Mạnh dạn, tự nhiên khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Có ý thức tự thu thập thông tin, hoàn thành bài tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học
-Học liệu: một số văn bản nghị luận ,đề văn nghị luận.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị ở nhà: Làm bài theo yêu cầu của thầy.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện:hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi.
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: : Thi trình bày về một vấn đề tự chọn xem ai nói rõ và nhanh, lưu loát hơn.
2. Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh :tìm nhanh trong vòng 2 phút .(chia lớp làm 4 đội)
* Giáo viên:tổ chức cho các nhóm chơi.
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
3. Báo cáo kết quả:phiếu học tập
4. Nhận xét, đánh giá:
 - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
GV dẫn vào bài: Nói sẽ là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết của một người thành công. Để nói được lưu loát, không ngại giữa đám đông đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị và rèn luyện. Giờ học hôm nay thầy sẽ giúp các em rèn kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề !
 HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
-Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào luyện nói.
-Phương pháp: hoạt động cá nhân, tập thể
-Sản phẩm hoạt động: HS trình bày bài nói trước lớp.
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ: HS chuẩn bị tự nói trước nhóm của mình
-HS trình bày trước lớp
-GV và HS cùng trao đổi đánh giá bài nói của bạn 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Chuẩn bị
- HS đọc đề bài và chuẩn bị trước ở nhà
- Em hãy nêu các bước làm một bài văngiải thích ?
-Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ?
- Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn giải thích ? (a-MB: Nêu v.đề g.thích- hướng g.thích.
b- TB: Triển khai việc giải thích.
- Giải thích nghĩa đen.
- Giải thích nghĩa bóng.
- Giải thích nghĩa sâu.
c- KB: Nêu ý nghĩa vấn đề giải thích đối với mọi người).
- Dựa vào dàn bài chung, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên ?
Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp
- HS thảo luận theo bàn khi làm dàn bài.
- Sau đó các bàn cử đại diện lên trình bày.
- HS trong lớp nhận xét, bổ xung.
- Gv: khái quát lại dàn bài và nhận xét tư thế tác phong, lời nói của HS khi trình bày.
A. Chuẩn bị
*Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố ?
I- Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Kiểu bài: Giải thích.
- ND: Những trò lố của Va ren.
II- Lập dàn bài:
a- MB: Những hành vi và lời nói của Va-ren khi sang làm toàn quyền Đông Dương được tác giả chỉ ra là những trò lố bịt bợm của một tên thực dân xảo trá mà thôi! 
b-TB:
- Thật thế những trò lố của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dơng.
- Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren :
+ Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền.
+ Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm.
- Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau:
+ Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch...
+ Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nước...
- Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước.
c- KB: Nói chung khi xác định những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn Ái Quốc muốn đa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân.
B. Luyện nói
- HS trình bày ở nhóm riêng sau đó trình bày trước lớp
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG:
 - Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
 phương thức thực hiện :
+HĐ cá nhân,hđ chung cả lớp.
-Sản phẩm hoạt động: Sưu tầm các bài văn giải thích khác rồi tự trình bày
- Phương án đánh giá:hs tự đánh giá lẫn nhau ,gv đánh giá ,
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm các bài văn giải thích khác rồi tự trình bày có thể có trong SGK hoặc ngoài cũng được
-HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhóm
2.Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau
3.Báo cáo kết quả: Tổ chức cho học sinh trình bày bài viết của mình. 
4.Đánh giá kết quả 
 - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.
 -GV nhận xét,đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
 - Mục tiêu: vận dụng kiến thức sưu tầm bài văn giải thích mà em biết: có thể từ sách báo hoặc qua mạng Internet
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, HĐ nhóm
- Sản phẩm hoạt động: bài tập sưu tầm rồi viết ra vở 
1. Chuyển giao nhiệm vụ
* Hình thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ HS thực hiện ở nhà
- Đọc bài tham khảo qua sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
2.Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện
3.Báo cáo kết quả : HS báo cáo kết quả vào tiế học hôm sau 
4.Đánh giá kết quả 
 - Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.
 - GV nhận xét,đánh giá vào h học hôm sau.
Chuẩn bị:Ca Huế trên Sông Hương
******************************************************************
 Tuần 30
 Tiết 117, 118 Văn bản: 
 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 -Hà Ánh Minh-
I- Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế, vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: 
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3.Phẩm chất:
- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế, yê quê hương, đất nước.
- Có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 5p
1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu VB.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi , - thuyết trình , - Thời gian: 5 phút
3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao -Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
 Em đã biết những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử nào của nước ta qua những văn bản đọc – hiểu ở lớp 6 ? Hãy kể tên những VB đó? Những vb này thuộc kiểu vb gì?
- Học sinh tiếp nhận:	 Hs TL nhóm cặp đôi 
- Dự kiến sản phẩm
 + VB: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử
 + những văn bản nhật dụng
*Báo cáo kết quả: -HS TL miệng
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
 Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp người đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ. Cô cùng các em đi tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hà Ánh Minh và văn bản Ca Huế trên sông Hương.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
- Kĩ thuật: động não, hoạt động nhóm
- Thời gian: 10 phút
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả HAM và VB: xuất xứ, thể loại, kiểu vb
Dự kiến TL: 
+ T/g: là nhà báo, có nhiều bài tùy bút đặc sắc
+Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh, in trên báo Người HN
- thể loại: Bút kí
- Kiểu văn bản : Nhật dụng
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 + Một nhóm trình bày.
 + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV bổ xung về thể loại bút kí : Tùy bút và bút kí đều có tính chất giống nhau. Đây đều là thể loại kí : ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Nó có tính chất phóng khoáng tự do trong nội dung và rất giàu cảm xúc.
 GV chốt kiến thức ->
+Hướng dẫn đọc:Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
- Giải thích từ khó.
? Dựa vào chú thích (*) hãy trình bày hiểu biết của em về ca Huế ?
? Em hãy giải thích cho cô giáo các chú thích 3,16?
Các chú thích còn lại các em tìm hiểu SGK
- Ta có thể chia văn bản thành mấy phần ?
+ Phần 1: từ đầu -> “Hoài Nam”: giới thiệu về các làn điệu ca Huế + đoạn 6 của văn bản giới thiệu vê nguồn gốc của ca Huế
+ Phần 2: Những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sôngHương
GV chốt : Tuy nhiên bố cục mà các em vừa tìm cũng chỉ có tính chất tương đối. Về hình thức các đoạn văn không liền mạch với nhau. Nó bị chi phối bởi nội dung cảm xúc. Đây cũng là đặc trưng riêng của thể loại bút kí. Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức như: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm. Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản theo những nội dung trên.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về các làn điệu ca Huế và đăc điểm của những làn điệu này, nguồn gốc ca Huế
* Nhiệm vụ: HS thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, Thảo luận nhóm, Hoạt động cặp đôi. Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo,vấn đáp, thuyết trình – TG : 7 p
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập.
* Cách tiến hành: 
 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây,
- HS đọc d/c Đ1 và Đ6 -> gái lịch
-Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn theo câu hỏi:(5p) 
 a. Kể tên các loại làn điệu ca Huế?
 b. Đặc điểm các loại làn điệu ca Huế?
 c. Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật có trong đoạn truyện?
 d. Như vậy em có nhận xét gì về hình thức và nội dung của các làn điệu ca Huế?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
Các làn điệu ca Huế
Đặc điểm nổi bật
Các điệu hò :
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung.
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện.
- buồn bã
- náo nức, nồng hậu tình người.
 - gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế
Các điệu nam :
 - Các điệu Nam: Nam ai , nam bình, quả phụ , nam xuân, tương tư khúc, hành vân
- Tứ đại cảnh:
-buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
 - mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui , không buồn.
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài nam , lí hoài xuân
- GV đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
 GV chốt kiến thức ->
-GV bình: Các thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán, lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch..
? Sự phong phú về làn điệu và sâu sắc thấm thía về nội dung của ca Huế có liên hệ như thế nào đến điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người xứ Huế?
- Đặc điểm địa hình của Huế rất đa dạng, có đồng bằng, núi, sông, rừng biển. Chính vì vậy nghề nghiệp của người dân xứ Huế rất đa dạng. Các câu hò cất lên từ đời sống lao động của con người vì thế cũng đa dạng và phong phú.
GV bổ sung thêm:
- Thời tiết ở Huế chỉ có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, cố đô như được choàng lên mình một màu bàng bạc, buồn man mác. Điều đó làm lên mảnh đất con người Huế có vẻ thâm trầm, sâu lắng. 
- Không chỉ có vậy, Huế nằm giữa hai miền Bắc và Nam, văn hóa và dân ca Huế cũng có sự giao lưu của nền văn hóa hai miền Bắc Nam. Chính vì vậy nhiều làn điệu ca Huế mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh.
- Huế là kinh đô cổ xưa của nước ta, cho nên con người Huế chịu ảnh hưởng không nhỏ của lễ giáo phong kiến tạo nên con người Huế: với nét thâm trầm, với đời sống nội tâm phong phú: vui nhưng không ồn ào, rất cảm xúc nhưng không quá đà
 => Các làn điệu dân ca phản ánh tâm hồn con người cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể nói Huế chính là một cái nôi của dân ca.
- Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ? (Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên).
GV dẫn dắt: Như vậy dọc theo dải đất hình chữ S của chúng ta có rất nhiều vùng dân ca khác nhau mà Huế là một trong những cái nôi của dân ca. Nó mang nét đặc trưng riêng, không thể trộn lẫn với một vùng miền nào khác.Vậy các làn điệu ca Huế này có nguồn gốc từ đâu. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu phần b.
?Qua Đ6 mà bạn vừa đọc, em cho biết nguồn gốc ca Huế ?
- Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng.
? Em hiểu gì về hai dòng nhạc này?
- Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí ., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.
- Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng. ( Mở rộng: 11/2003 Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam và đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.)
? Sự kết hợp của hai dòng nhạc này mang lại đặc điểm nổi bật gì cho ca Huế?
=> GV chốt chuyển ý: Hai dòng nhạc tưởng chừng như đối lập nhau, nhưng nó lại kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn với nhau. Bởi sự kết hợp của hai dòng nhạc này mà ca Huế là sự hòa quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc, và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Cũng bởi vậy mà cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế cũng mang phong cách riêng. Vậy ca Huế có những nét riêng, đặc sắc gì trong cách biểu diễn và thưởng thức chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về những đặc sắc của cảnh ca Huế trên sông Hương.
* Nhiệm vụ: HS làm việc ở nhà
* Phương thức thực hiện: Dự án, đàm thoại – TG : 10p
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi HS
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ: HĐ nhóm 
? Qua tìm hiểu ở nhà, em hãy tìm và chỉ ra nét đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện về thời gian. Địa điểm, không gian, nhạc cụ, nhạc công và ca công?
Để trả lời câu hỏi này cô chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về thời gian. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng.
Nhóm 2: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về địa điểm, không gian. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng.
Nhóm 3: Tìm và chỉ ra nét độc đáo về nhạc cụ, nhạc công và ca công. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng.
Nhóm 4: Cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt.
2.HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS thảo luận nhóm: Thời gian 3 phút
- Đại diện nhóm trình bày.
- Dự kiến trả lời:
Nhóm 1: Thời gian biểu diễn ca Huế 
- Đêm. Khi thành phố lên đèn như sao xa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục ->là thời điểm bắt đầu cho đêm ca Huế 
- Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế.
+ Đêm đã về khuya. Đây là lúc các ca công cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác., thương cảm, bi, vấn vương chuẩn bị kết thúc đêm ca Huế.
+ Có khi đến tận sáng, nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương , cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng hát.
-> Nghệ thuật: câu đặc biệt và câu văn rất ngắn để nhận mạnh và gây ấn tượng với người đọc về thời gian biểu diễn ca Huế.
vào ban đêm độc đáo ở đây là nó có thể kéo dài suốt đêm:
*Nhóm 2: Địa điểm và không gian biểu diễn 
- Trên con thuyền rồng xưa kia chỉ dành riêng cho vua chúa. Trước mũi thuyền là không gian rộng thoáng, sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên. => địa điểm biểu diễn rất sang trọng và lịch sự.
- Trên dòng sông Hương Giang:
+ Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục
- Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh.
- Đêm về khuya, xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn sóng vô hồi xa mãi cùng với tiếng đàn réo rắt, du dương.
-> Nghệ thuật: Tác giả sử dụng từ ngữ miêu tả chọn lọc, nhiều tính từ miêu tả, từ láy, biện pháp nghệ thuật so sánh.
+ Góp phần tạo nên chất trữ tình cho thiên bút kí.
+ Mở ra trước mắt người đọc một không gian rộng lớn, thoáng đãng, thơ mộng, huyền ảo làm say đắm du khách khi thưởng thức ca Huế trên s.Hương. Người nghe có thể hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng của s.Hương, núi Ngự của xứ Huế mộng mơ và thưởng thức những làn điệu ca Huế réo rắt du dương.
GV: Nhóm hai đã phát hiện rất tốt về không gian biểu diễn ca Huế. Các em có thể hình dung vào ban đêm thuyền rồng trôi trên dòng sông Hương tạo ra những đợt sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi ra xã mãi, dòng sông được ánh trăng, ánh điện chiếu vào trở thành dòng sông trăng trên đó chở thuyền rồng, chở những du khách yêu âm nhạc, thích ca Huế. Trong không gian như vậy mà được nghe ca Huế thì đó là một trải nghiệm vô cùng độc đáo và thú vị.
GV giới thiệu ảnh sgk: Thuyền rồng trên sông Hương.
*Nhóm 3: ca côn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_28_den_33.docx