Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 13: Văn bản Tiếng gà trưa - Năm học 2021-2022
- HS HĐCN (1p) thực hiện theo gợi ý SGK/
- Tình bà cháu, sự gắn bó, chăm sóc của bà với cháu và ngược lại
- Thông điệp: chúng ta lớn lên không chỉ nhờ có sự chăm sóc nuôi dưỡng của bố mẹ mà còn có những người thân yêu khác nữa nhất là ông bà, vậy chúng ta cần kính trọng, hiếu thảo với ông bà.
GV dẫn vào bài: Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ gian lao vất vả của dân tộc VN ta, không biết bao gia đình đã hi sinh sức người, sức của cho dân tộc. Họ để lại nơi hậu phương là con nhỏ, là cha mẹ già, chính thời điểm đó đã tạo nên những kỉ niệm sâu đậm trong tâm hồn mỗi con người. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã nhắc đến một kỉ niệm đẹp về tuổi thơ nghĩa tình.
Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh thơ, câu thơ, từ ngữ tiêu biểu; Hiểu và trình bày được những vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu trong bài thơ.
Biết đọc hiểu và phân tích một bài thơ hiện đại. Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn biểu cảm.
Ngày soạn: 8/10/2021 Ngày giảng: 12, 13/10/2021 (7D); 11, 13,15/10/2021 (7E) KÍNH XIN ĐƯỢC GỬI LẠI CÁC ĐỒNG CHÍ TIẾT 26,27,28 DO TÔI BỊ NHẦM SỐ TIẾT VÀ ĐƯA NHAAMF GIÁO ÁN CŨ Ạ. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ Ạ. Tiết 26, 27, 28 - Bài 13 Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (Xuân Quỳnh) 1. Kiến thức Chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh thơ, câu thơ, từ ngữ tiêu biểu; Hiểu và trình bày được những vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu trong bài thơ. 2. Năng lực Biết đọc hiểu và phân tích một bài thơ hiện đại. Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn biểu cảm. 3. Thái độ: Biết trân trọng những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ; trân trọng tình cảm gia đình, tình bà cháu; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi A.Mục tiêu Viết được đoạn văn cảm thụ về hình ảnh thơ tiêu biểu trong bài thơ II/ Thiết bị và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên: Máy chiếu, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh: + Sưu tầm tư liệu về tác giả Xuân Quỳnh, các bài viết về tác giả, tác phẩm. + Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III/ Tổ chức các hoạt động học 1/ Ổn định tổ chức (1p) 2/ Kiểm tra đầu giờ (4p) H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Rằm tháng giêng” phần phiên âm, dịch thơ. Nêu cảm nhận của em về bài thơ. HS trả lời. HS nhận xét, đánh giá. GV chốt. * Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn - S/d hiệu quả BP tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ - Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại * Nội dung Bài thơ tả cảnh trăng trên sông nước ở chiến khu VB, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p) Hoạt động của thầy và trò Nội dung A/Hoạt động mở đầu Mục tiêu: Trình bày được cảm xúc về mẹ khi nghe bài hát - HS HĐCN (1p) thực hiện theo gợi ý SGK/ - Tình bà cháu, sự gắn bó, chăm sóc của bà với cháu và ngược lại - Thông điệp: chúng ta lớn lên không chỉ nhờ có sự chăm sóc nuôi dưỡng của bố mẹ mà còn có những người thân yêu khác nữa nhất là ông bà, vậy chúng ta cần kính trọng, hiếu thảo với ông bà. GV dẫn vào bài: Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ gian lao vất vả của dân tộc VN ta, không biết bao gia đình đã hi sinh sức người, sức của cho dân tộc. Họ để lại nơi hậu phương là con nhỏ, là cha mẹ già, chính thời điểm đó đã tạo nên những kỉ niệm sâu đậm trong tâm hồn mỗi con người. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã nhắc đến một kỉ niệm đẹp về tuổi thơ nghĩa tình... Hoạt động hình thành kiến thức Mục tiêu: Chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh thơ, câu thơ, từ ngữ tiêu biểu; Hiểu và trình bày được những vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu trong bài thơ. Biết đọc hiểu và phân tích một bài thơ hiện đại. Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn biểu cảm. Y/c HS chia sẻ về cách đọc văn bản H. Theo em VB này cần đọc với giọng ntn? HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. GVHD cách đọc GV nhấn mạnh: ngắt nhịp 3/2; 2/3 (giọng đọc vui, bồi hồi); Đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. - Những câu thơ có 3 tiếng “Tiếng gà trưa” cần ngắt nghỉ lâu hơn các câu khác. - Khổ thơ cuối đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết như lời trò chuyện, tâm tình của cháu với bà. GV đọc VB 1 lần. HS đọc VB -> NX -> GV NX. HS theo dõi chú thích về tác giả, tác phẩm (TL/83) H. Nêu những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và văn bản Tiếng gà trưa. - HSHĐCN trình bày hiểu biết về TG, TP, chia sẻ GV chốt (slide 2) (GV y/c HS gạch chân vào SGK theo máy chiếu) GVMR: Khi còn nhỏ, tuổi thơ ấu của XQ đã thiếu vắng tình cảm yêu thương: mẹ mất sớm, cha đi làm xa, hai chị em sống trong sự yêu thương đùm bọc của bà. Kỉ niệm về những năm tháng ấy đã trở thành 1 kí ức sâu đậm không bao giờ quên, hình ảnh tuổi thơ nhiều lần xuất hiện trong sáng tác của XQ (slide 3): Xuân Quỳnh mất năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc cùng chồng l;à nhà viết kịch Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh, để lại trong lòng người đọc bao tiếc nuối. (slide 4) Một số tập thơ hay: Tơ tằm – chồi biếc; Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự hát Thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai, trong suốt mà kiên cường. (slide 6) GV giới thiệu về thơ 5 chữ (có 2 loại: ngũ ngôn tứ tuyệt bắt nguồn từ Trung Quốc, ngũ ngôn có nguồn gốc Việt Nam từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian). Số câu trong khổ có thể thêm bớt, số chữ cũng vậy. HĐN 2, 3p, trả lời câu hỏi: Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Tiếng gà trưa? Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV nhấn mạnh: Mỗi lần nhắc lại tiếng gà trưa câu thơ như gợi ra một hình ảnh trong kỷ niệm tuổi thơ nó như một sợi dây liên kết các hình ảnh đó lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của tác giả. Vì vậy tiếng gà trưa được đặt làm nhan đề cho bài thơ. (slide 7) HĐCL: Bài thơ Tiếng gà trưa có thể chia làm mấy phần? Xác định vị trí, nội dung từng phần. HS chia sẻ CN. GV chốt (slide 7) (slide 8) HĐN 2, 3p, đọc khổ thơ đầu bài thơ và trả lời các câu hỏi/ PHT. 1) Địa điểm được tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ nhất là gì? 2) Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào? 3) Theo âm thanh của „tiếng gà trưa“, hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc trên? H. Vì sao trong muôn vàn âm thanh của cuộc sống khác nhau, người chiến sĩ lại chú ý đến âm thanh của tiếng gà trưa? Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV chốt - Tiếng gà trưa đã gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của chiến sĩ, những kỉ niệm êm đẹp của một thời gắn bó với người bà yêu thương. - Mạch cảm xúc hợp lí, tự nhiên. - Quy luật hồi tưởng. (Từ hiện tại: Tiếng gà trưa bên xóm nhỏ trên đường hành quân, tác giả nhớ đến quá khứ: những kỉ niệm hiện lên theo âm thanh của tiếng gà trưa.Từ hiện tại đến tương lai: tiếng gà trưa giục anh cầm chắc tay súng chiến đấu cho Tổ quốc và quê hương). (slide 10) HĐCN: Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì qua khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trong khổ thơ đầu thể hiện như thế nào? (Gợi ý: từ nào được lặp lại nhiều lần, tác dụng của việc lặp lại từ đó). Hs chia sẻ, nhận xét, bổ sung. Gv chốt (slide 10) GV gợi ý: Tác giả cảm nhận âm thanh của tiếng gà bằng giác quan nào là chính?(Thính giác) Vậy tác giả đã nghe thấy những gì? (Bằng thính giác mà tác giả cảm nhận đc sự xao động của nắng trưa, sự mệt mỏi của bàn chân, gợi lên những kỉ niệm thời thơ ấu). Vậy đây là biện pháp nghệ thuật gì? (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) H: Việc sử dụng điệp từ và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có tác dụng gì? GV bình: Trong những năm k/c chống Mĩ với tinh thần: „Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; Mà lòng phơi phới dậy tương lai“. Những người lính thường phải thực hiện những cuộc hành quân đường dài đầy gian khổ vất vả trong đk chiến tranh vô cùng khốc liệt. Vì thế giây phút đc dừng chân nghỉ ngơi bên một xóm nhỏ đối với người lính vô cùng hiếm hoi và quý báu. Đó chính là lúc anh có giây phút thư giãn để hồi tưởng suy ngẫm về cs, đc tiếp thêm sức mạnh trên đường chiến đấu. Chính trong lúc ấy, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà trưa. GVMR: Tiếng gà trưa đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xưa đến nay: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom (Hồ Xuân Hương). Bên án một tiếng gà vừa gáy (Phan Bội Châu). Gà gáy một lần đêm chửa tan ( Hồ Chí Minh). Tiếng gà, giục hạt đậu nảy mầm (Trần Đăng Khoa).Và đến Xuân Quỳnh, cảm xúc cũng được khơi gợi từ âm thanh của tiếng gà trưa. GV chuyển ý: Ở khổ thơ đầu, tiếng gà trưa gọi về những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ. Những kỉ niệm vừa xa cách cả về thời gian lẫn không gian nhưng lại trở nên gần gũi, thiết tha. Đó là những kỉ niệm gì? Hết tiết 26 * Khởi động - HS trình bày mạch cảm xúc của bài thơ, những kỉ niệm tuổi thơ sống dậy trong tâm trí của nhà thơ. - HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt vấn đề bài học * HĐCCL 2p: Tìm chi tiết cho thấy hình ảnh người bà trong kỉ niệm của cháu? Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu...? HS trình bày, chia sẻ. Gv chốt Chi tiết: + “Bà mắng”: là để bảo ban nhắc nhở cháu vì tình yêu thương cháu + “Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu” + “Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối” GV chiếu tranh hai bà cháu bên ổ trứng gà. HS quan sát, mô tả bức tranh: Hình ảnh bà nhân hậu, hiền dịu đang soi trứng cạnh mái gà ấp với đôi bàn tay gầy gò, nét mặt già nua nhưng đầy yêu thương, chăm chút cho cháu. GV bình: hình ảnh người bà trong kỉ niệm của đứa cháu thật đẹp, tình cảm thật sâu nặng. Lòng yêu quê hương, đất nước của con người thường bắt đầu từ tình yêu những việc nhỏ nhặt, bình thường ở người thân như vậy. Điều đó đã làm nên sức mạnh ở người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ đất nước. HĐN 2 (5’): giải quyết yêu cầu 2b trang 83. HS trình bày – chia sẻ. GV chốt. + Hình ảnh: ổ trứng hồng, con gà mái mơ, mái vàng; bà soi trứng, chắt chiu quả trứng, bà lo đàn gà toi và mong đừng sương muối. + Kỷ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng + Ước mơ được quần áo mới, đi cả vào giấc ngủ. GV bình: Hình ảnh ổ trứng hồng, con gà mái mơ, mái vàng (Giúp người đọc hình dung h/a cháu nhỏ lon ton chạy bên bà, cùng bà cho gà ăn rồi ngắm chúng. Hai bà cháu đứng chỉ cho nhau xem từng con gà trong không khí vui vẻ, hạnh phúc của tình bà cháu). Bằng tài năng nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc biệt là nghệ thuật phối hợp màu sắc bằng ngôn ngữ thơ ca rất tài tình, XQ không chỉ cho người đọc thưởng thức những câu thơ thật hay mà còn cho ta xem một bức tranh gà tuyệt đẹp trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. HĐCN: Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong 5 khổ thơ trên. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó. Hs chia sẻ. Gv nhận xét, chốt. Mỗi lần cất lên câu thơ tiếng gà trưa gợi một h/a, một kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình. Nó có tác dụng gợi nhớ và đánh thức tuổi thơ. GV. Qua bức tranh lung linh màu sắc ta càng nhận thấy rõ tâm hồn những người lính thật nhạy cảm, yêu tha thiết với quê hương, đất nước. Đó cũng chính là tâm hồn và tấm lòng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Ta có thể thấy cái tôi của XQ đã hoà hợp với cái ta chung của cả thế hệ, của cả dân tộc tạo cho câu thơ gần gũi, thân thương, lay động lòng người. Hết tiết 27, sang tiết 28 Ngày dạy:13/10/2021 (7D) 15/10/2021 (7E) Khởi động: HS: HĐ CN - HĐCĐ 2p, trả lời câu hỏi : Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối? Qua hai khổ thơ này em hiểu gì về tình cảm người cháu - người chiến sĩ ? Hs chia sẻ, nhận xét. Gv chốt. Hđ cặp đôi (2’), trả lời câu hỏi 2d (TL/83) HS trình bày – chia sẻ. GV chốt. Về ý nghĩa của bài thơ có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước. Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao? - Tán thành ý kiến 2 (Bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước). Vì tình cảm gia đình, tình bà cháu là động lực cho người chiến sĩ có dũng khí, GV bình: hình ảnh người bà trong kỉ niệm của đứa cháu thật đẹp, tình cảm thật sâu nặng. Lòng yêu quê hương, đất nước của con người thường bắt đầu từ tình yêu những việc nhỏ nhặt, bình thường ở người thân như vậy. Điều đó đã làm nên sức mạnh ở người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ đất nước. HĐ CCL câu hỏi 2e trang 83. HS trình bày – chia sẻ. Gv chốt. Đặc sắc: thể thơ 5 chữ Ngôn ngữ tự nhiên Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi Biện phát tu từ: Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi kỉ niệm lần lượt hiện về. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS giải thích được nhận định về tác giả - HS HĐ CN 5p, thực hiện bài tập 1 (TL trang 85) -> Báo cáo, chia sẻ -> GV chốt. HS đọc, xác định y/c bài tập. Nêu những ý chính cần viết trong bài. HĐCN, 7p, viết bài. 1 HS trình bày trên bảng. HS nhận xét, GV nhận xét. GV chiếu VD Tình bà cháu trong Tiếng gà trưa thật ngọt ngào, nồng ấm. Tác giả thật hạnh phúc có người bà tuyệt vời như vậy. Người bà hiền từ, nhân hậu như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà yêu thương, chăm chút cho cháu hết mực từ làn da trên khuôn mặt đến chiếc áo mới. Cháu cũng vô cùng thương yêu, trân trọng và biết ơn những gì bà đã dành cho mình. Điều đó thể hiện qua những hình ảnh của bà đã trở thành kí ức thiêng liêng về tuổi thơ của cháu và bằng bài thơ cháu viết dâng tặng bà khi cháu đi chiến đấu xa quê. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: HS viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về tình mẫu tử HS HĐCN đọc thầm BT bổ sung, XĐ yêu cầu của BT về kiểu bài, hình thức và cho biết tình mẫu tử có ý nghĩa gì trong c.s? HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. GV gợi ý I. Đọc và thảo luận chú thích * Tác giả: - Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988), quê: Làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, Hà Nội) - Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam (thời chống Mỹ) - Thơ viết về những điều bình dị, chân thành, tha thiết. - Tác phẩm: + H/c sáng tác: viết trong thời kì đầu cuộc K/C chống Mĩ, in trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào – 1968”. + Thể thơ: ngũ ngôn. + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. II. Bố cục 3 phần: - Phần 1 (khổ 1): Tiếng gà trưa trên đường hành quân - Phần 2 (5 khổ thơ tiếp theo): Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu - Phần 3 (2 khổ còn lại): Tiếng gà trưa gợi những suy tư II. Tìm hiểu văn bản 1. Âm vang tiếng gà trưa trên đường hành quân + Địa điểm: “Trên đường hành quân, bên xóm nhỏ” + Sự việc: Tiếng gà nhảy ổ + Từ tiếng gà nhảy ổ gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ và đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ. + Sử dụng điệp từ “nghe”, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Nhấn mạnh những cảm xúc khác nhau của người chiến sĩ được gợi ra từ âm thanh tiếng gà trưa: gợi niềm xúc động, tiếp thêm sức mạnh, đánh thức kỉ niệm tuổi thơ. 2. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu a.Những kỷ niệm về bà Những kỷ niệm trong sáng, đẹp đẽ về bà đã gợi lên hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo. Bà dành trọn vẹn tình yêu thương chăm lo, dạy bảo cháu cùng sự trân trọng, kính yêu của cháu dành cho bà. b. Những kỷ niệm và ước mơ tuổi thơ. + Nghệ thuật: Sử dụng điệp ngữ tiếng gà trưa, giọng điệu tự nhiên. - Tiếng gà trưa đã gợi lại những kỉ niệm sâu đậm của tuổi thơ, gợi lên tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ với những ước mơ tuổi thơ bình dị, cùng tình cảm gia đình, quê hương sâu nặng. c.Tình cảm của người chiến sĩ cách mạng. + Điệp từ “vì”, hình ảnh bình dị, quen thuộc... - Khẳng định lý tưởng sống – chiến đấu của người cháu – người chiến sĩ cách mạng đó là chiến đấu vì nền độc lập dân tộc, vì tình yêu gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc. IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ - Ngôn ngữ tự nhiên - Hình ảnh thơ bình dị, gần gũi - Biện phát tu từ: Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa có tác dụng khơi nguồn cảm xúc. 2. Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. V. Luyện tập Bài tập b trang 85. Hướng dẫn: Mở đoạn: giới thiệu khái quát về tình bà cháu Phát triển đoạn: - Cảm xúc chung của cháu về người bà. - Bà yêu thương, chăm sóc cháu như thế nào? - Bà đã dành cho cháu những tình cảm gì? - Cháu đã yêu thương, kính trọng bà ra sao? - Khái quát chung về cảm xúc. BT (bổ sung) Viết một đoạn văn khoảng 120 chữ nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. - Kiểu bài: NLXH - VĐNL: ý nghĩa tình cảm gia đình. - Hình thức: Đoạn văn 120 chữ - Ý nghĩa tình cảm gia đình. + Là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất trong cuộc đời mỗi người + Là điểm tựa tinh thần giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong c.s + Tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, ý chí cho sự thành công của mỗi người 4. Củng cố H. Nêu những nội dung cần nhớ trong bài. - Gv khái quát nội dung của bài. 5. Hướng dẫn học bài - Bài cũ: + Học thuộc bài thơ; phân tích nghệ thuật, nội dung bài thơ. - Bài mới: Chuẩn bị: Luyện tập về từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; Từ đồng âm ========================================== PHIẾU HỌC TẬP Âm vang tiếng gà trưa trên đường hành quân Địa điểm: Sự việc: Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ Lựa chọn âm thanh tiếng gà trưa: Ngày soạn: 4/11/2018 Ngày giảng: 9/11 (7C); 8/11(7A) ; /11 (7B) Bài 11 - Tiết 47 VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu - Viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người; sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp trong bài văn biểu cảm. II. Chuẩn bị: - GV: đề bài - HS: ôn kiểu bài biểu cảm, vở viết TLV III. Tổ chức các hoạt động - GV chép đề bài Đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo của em. Phần Dàn ý Điểm Mở bài - Giới thiệu khái quát về vai trò, vị trí của thầy cô giáo. - Khái quát cảm xúc, tình cảm đối với thầy cô giáo (ấn tượng sâu đậm nhất về thầy cô). ( 1điểm) Thân bài -Vai trò của của thầy, cô giáo trong cuộc sống của em + Nhấn mạnh vai trò của thầy (cô) từ buổi đầu cắp sách đến trường và luôn thắp sáng trong tâm hồn ta ngọn lửa tri thức lí thú, bổ ích, dạy ta đạo lí làm người. - Bày tỏ được tình cảm của mình thông qua việc kể, tả đặc điểm hình dáng, phẩm chất của thầy (cô). - Hồi tưởng lại câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất với mình (ấn tượng về ngày đầu đi học, những kỉ niệm vui buồn với thầy cô..) - Cảm nhận chung về sự việc ấy: khắc sâu trong tâm trí, bày tỏ lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể. (8 điểm) Kết bài - Nhấn mạnh, khẳng định vai trò công lao của thầy (cô) - Liên hệ bản thân (cố gắng học tập, tu dưỡng ) ( 1điểm) *. Hướng dẫn học bài: - bµi cò: + Ôn lại các bước làm bài văn biểu cảm; bố cục của bài văn biểu cảm. - Bµi míi: Chuẩn bị bài “Rằm tháng giêng” ( Đọc kĩ , trả lời các câu hỏi) tìm hiểu thêm về tác giả - hoàn cảnh ra đời (Tìm hiểu thông tin về chiến khu Việt Bắc 1946-1954 trên mạng) - thÓ th¬, nội dung,nghệ thuật của bài thơ. ===========================================
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_bai_13_van_ban_tieng_ga_trua_nam_hoc_2021.doc