Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

Hiểu các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết tập làm văn

2. Kỹ năng

Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

Tạo lập tốt văn bản theo chủ đề yêu cầu.

3. Thái độ

Học sinh có ý thức tạo lập một văn bản tự sự hoặc miêu tả theo các bước đã học hiệu quả.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.

- Học sinh: Chuẩn bị mục 4 (Tr20,21 – Bài 3).

III. Phương pháp

- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích,

- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hđ cả lớp.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Văn bản và tạo lập văn bản - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2020
Ngày giảng: 17/09/2020 (7B); 19/09/2020 (7E)
CHỦ ĐỀ 2 : VĂN BẢN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN
Bài 3 – Tiết 7: TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết tập làm văn
2. Kỹ năng
Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
Tạo lập tốt văn bản theo chủ đề yêu cầu.
3. Thái độ
Học sinh có ý thức tạo lập một văn bản tự sự hoặc miêu tả theo các bước đã học hiệu quả.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Chuẩn bị mục 4 (Tr20,21 – Bài 3).
III. Phương pháp
- Phương pháp: nêu vấn đề, phân tích, 
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm, hđ cả lớp.
IV. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ (S1)	
- Hs nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
H: Mạch lạc trong văn bản là gì? Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc? 
- HSTL: Mạch lạc là sự sắp xếp các ý, các phần theo một trình tự nhất định; Để văn bản được mạch lạc thì các ý phải liên kết chặt chẽ thể hiện được chủ đề của văn bản đó.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
* Khởi động: H. Để viết được một bài văn : Tự sự, miêu tả hoàn chỉnh, các em thường tiến hành các bước nào? 
HS: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài
- GV: Việc tạo lập VB là một việc làm thường xuyên của mỗi chúng ta. Tuy vậy trong quá trình tạo lập VB đôi khi chúng ta chưa ý thức đựơc đầy đủ việc mình đang làm, chưa thấy hết được những thành công và những hạn chế trong công việc mình đã làm. Tiết học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn quá trình tạo lập VB.
Hoạt động dạy và học
Nội dung chính
B. HĐ hình thành kiến thức mới
H. Quá trình chuẩn bị bài ở nhà, các em thấy bài học này cần đạt được các mục tiêu nào?
 Nêu được các bước tạo lập một văn bản; Biết tạo lập một văn bản tự sự hoặc miêu tả theo các bước đã học.
- HS chú ý vào bt a. Nêu yêu cầu của bài tập.
- HĐ cá nhân (1’): chia sẻ, nhận xét.
+ Viết cho ai? -> Xác định đối tượng 
+ Viết để làm gì? -> Xác định mục đích 
+ Viết cái gì? -> Xác định nội dung 
+ Viết như thế nào? -> Xác định hình thức.
GV nhận xét, khái quát: Yêu cầu cần xác định trước tiên khi tạo lập văn bản là cần có định hướng cụ thể: đối tượng, nội dung, hình thức, mục đích.
GV sử dụng máy chiếu: bài tập b, c
- Sau khi xác định được những yêu cầu trên, việc tiếp theo là gì? (sắp xếp các ý dưới đây theo thứ tự hợp lí): 
+ Tìm ý 
+ Sắp xếp ý 
+ Viết nháp (một số câu, đoạn) 
+ Viết chính thức
+ Sửa chữa
H: Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu nào?
+ Đúng chính tả + Có tính liên kết
+ Đúng ngữ pháp + Có mạch lạc
+ Dùng từ chính xác + Ngôn ngữ trong sáng
+ Bám sát bố cục
HS xác định yêu cầu của bài tập b, c
Hđ cặp đôi (3’): báo cáo, chia sẻ.
Gv nhận xét, khái quát.
Gv nêu yêu cầu bt d: Có cần phải kiểm tra lại “sản phẩm” – bài văn sau khi đã hoàn thành không?
- Có. Theo tiêu chuẩn nào?
- Không. Vì sao?
HĐ cá nhân (1’): chia sẻ.
GV nhận xét, chốt: Phải kiểm tra lại theo các yêu cầu ở bài tập c.
H: Qua các bài tập trên em hãy cho biết để tạo lập văn bản cần tiến hành theo các bước như thế nào? 
Hđ chung cả lớp: chia sẻ.
Giáo viên nhận xét, kết luận:
- B1: Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai? để làm gì? về cái gì và như thế nào.
- B2: Tìm ý và sắp xếp các ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng.
- B3: Viết (Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- B4: Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
*HĐ luyện tập
HS đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn cách làm.
Học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 
GV gọi HS trình bày
HS khác nhận xét, chia sẻ
GV chữa, chốt.
I. Các bước tạo lập văn bản
1
. Bài tập
* Bài tập a
* Bài tập b, c
* Bài tập d
2. Kết luận
* Các bước tạo lập một văn bản:
- B1: Định hướng VB ( Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? )
- B2: Tìm ý và sắp xếp ý 
- B3: Viết bài (chính xác, trong sáng, mạch lạc, liên kết) 
- B4: Kiểm tra và sửa chữa (nếu có)
II. Luyện tập
 Bài tập 3 (T22)
- Phải thực hiện theo 4 bước tạo lập văn bản:
- B1: Định hướng VB
+ Viết cho ai? (một người bạn nước ngoài)
+ Viết để làm gì? ( giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương)
+ Viết cái gì? (Chọn những cảnh đẹp tiêu biểu, bản sắc văn hóa, tình cảm con người)
+ Viết như thế nào? (viết thư, thể loại văn thuyết minh xen miêu tả)
- B2: Tìm ý và sắp xếp ý
+ MB: Địa chỉ, ngày tháng, lời chào, hỏi thăm, giới thiệu, lí do viết thư.
+ TB: Giới thiệu về vẻ đẹp quê hương ( cảnh đẹp tiêu biểu, bản sắc văn hóa, tình cảm con người)
+ KB: Tình cảm của em, lời chào, mời và lời chúc sức khỏe, kí tên.
- B3: Viết thư
- B4: Đọc lại và sửa chữa.
4. Củng cố
	- HS nhắc lại các bước để tạo lập một văn bản.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: Học phần kết luận, trả lời được các bước để tạo lập một văn bản. Hoàn thiện bài tập vào vở.
- Bài mới: Soạn bài 4: Những câu hát than thân, châm biếm. (Đọc các bài ca dao, đọc phần chú thích; trả lời các câu hỏi ở phần tìm hiểu văn bản cho bài ca dao số 1, 2).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chu_de_2_van_ban_va_tao_lap_van_ban_nam_ho.docx