Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 1 - Hoàng Hải Hưng
1. MỤC TIÊU: Giúp HS.
a. KT:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
b. KN:
- Rèn KN đọc, cảm nhận tác phẩm VH.
c. TĐ:
- Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS.
2. CHUẨN BỊ:
GV: SGK – SGV – giáo án .
HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Tổ chức:
4.2. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của HS.
4.3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai điệu thật đẹp đặc biệt là về tình mẹ đối với con “Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng ” thế đấy mẹ lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra lo cho con ăn ngoan chóng khoẻ rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới – trường học. Con sẽ được học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều hay mới lạ. Đó cũng là giai đoạn mẹ lo lắng quan tâm đến con nhiều nhất. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Soạn: .. Dạy: . TuÇn 1 Bµi 1 Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA Lí Lan 1. MỤC TIÊU: Giúp HS. a. KT: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đốài với con cái. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người. b. KN: - Rèn KN đọc, cảm nhận tác phẩm VH. c. TĐ: - Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – giáo án . HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra: Kiểm tra sách vở của HS. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi mãi để lại cho đời những giai điệu thật đẹp đặc biệt là về tình mẹ đối với con “Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng ” thế đấy mẹ lo lắng cho con từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra lo cho con ăn ngoan chóng khoẻ rồi đến lúc con chuẩn bị bước vào một chân trời mới – trường học. Con sẽ được học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều hay mới lạ. Đó cũng là giai đoạn mẹ lo lắng quan tâm đến con nhiều nhất. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”. HĐ của GV và HS Nội dung bài học. HĐ 1: ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH -GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc. -GV nhận xét, sửa sai. 5 Cho biết đôi nét về tác giả tác phẩm? -HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Lưu ý: một số từ ngữ khó SGK. (các từ hán việt) HĐ 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN. 5 Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của VB cổng trường mở ra bằng 1 vài câu văn ngắn gọn? - Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. 5 Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng người mẹ là gì? - Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. 5 Tâm trạng của mẹ diễn biến như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó? - HS thảo luận nhóm, trình bày. -GV nhận xét, chốt ý. 5Tìm những từ ngữ biểu hiện tâm trạng của con? - Gương mặt thanh thoát, tựa nghiên trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại 5 Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? - Mẹ không ngủ, suy nghĩ triền miên. -Con thanh thản, vô tư. 5Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? - Một phần do háo hức ngày mai là ngày khai trường của con. Một phần do nhớ lại kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình. 5 Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn mẹ? - Cứ nhắm mắt lại dài và hẹp. 5 Trong VB có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? - Mẹ không trực tiếp nói với con mà cũng không nói với ai. Mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình.Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu kín khó nói. 5 Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? 5 Người mẹ nói: “ bước qua mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? - Được vui cùng bạn bè, biết thêm nhiều KT, tràn đầy tình cảm của thầy cô 5 Bài văn giúp ta hiểu biết điều gì? -HS trả lời, GV chốt ý. -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK HĐ 3: LUYỆN TẬP. Gọi HS đọc BT1, 2, VBT GV hướng dẫn HS làm. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Đọc : 2. Chú thích: - Tác giả: Lí Lan. VB in trên báo yêu trẻ 166. TP. HCM, ngày 19-2-2000. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. Diễn biến tâm trạng người mẹ: - Mẹ không tập trung được vào viêc gì cả - Lên giường nằm là trằn trọc. - Vẫn không ngủ được. - Ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên. àThao thức không ngủ suy nghĩ triền miên thể hiện lòng thương con sâu sắc. 2. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra: - “Ai cũng biết sau này”. - “Ngày mai mở ra”. * Ghi nhớ: SGK/9 III. LUYỆN TẬP: BT1, 2: VBT 4.4. Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ. 5 Văn bản cổng trường mở ra viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trương trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trang của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. D. Tái hiện lại tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. 4.5. HDVN: -Học bài, làm BT, VBT -Soạn bài “Mẹ tôi”: Trả lời câu hỏi SGK. + TĐ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư. + TĐ của En-ri-cô khi đọc thư của bố. Soạn: .. Dạy: . Tiết 2 MẸ TÔI Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi 1. MỤC TIÊU: Giúp HS a. KT: - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. b. KN: - Rèn KN đọc, cảm nhận tác phẩm văn học. c. TĐ: - Giáo dục yêu thương, kính trọng cha mẹ cho HS. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – VBT – giáo án – bảng phụ. HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra: 5Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài cổng trường mở ra là gì? (7đ) - Bài văn giúp em hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. GV treo bảng phụ. 5 Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào? (3đ) A. Phấp phỏng, lo lắng. B. Thao thức, đợi chờ. C. Vô tư, thanh thản. D. Căng thăûng, hồi hộp. 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Từ xưa đến nay người VN ta luôn có truyền thống thờ cha kính mẹ. Dầu xã hội có văn minh tiến bộ như tế nào đi nữa thì sự hiếu thảo, thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của con cháu. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được điều đó, có lúc vì vô tình hay tự nhiên mà ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ. Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những tội lỗi mà ta đã làm. Văn bản “Mẹ tôi” mà chúng tá cùng tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cho ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái của mình. HĐ của GV và HS Nội dung bài học. HĐ 1: ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH. -GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc. -GV nhận xét, sửa sai. 5 Cho biết đôi nét về tác giả – tác phẩm? -HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Lưu ý một số từ ngữ khó SGK. HĐ 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN 5 VB là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? - Nhan đề ấy là của chính tác giả đặt cho đoạn trích nội dung thư nói về mẹ, ta thấy hiện lên một hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao. 5 TĐ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là TĐ như thế nào? -HS thảo luận nhóm, trình bày. 5Dựa vào đâu mà em biết được? - TĐ đó thể hiện qua lời lẽ ông viết trong bức thư gửi cho En-ri-cô. “ như một nhát dao vậy” “ bố không thể đối với con” “Thật đáng xấu hổ đó” “ thà rằng với mẹ” “ bố sẽ con được” 5 Lí do gì đã khiến ông có TĐ ấy? - En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. 5Trong truyện có những hình ảnh chi tiết nào nói về mẹ của En-ri-cô? -HS thảo luận, trình bày. 5 Qua đó, em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào? 5 Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? 5 Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do a, b, c, d, e? -HS trả lời -GV nhận xét, sửa sai: a, b, c, d. 5 Trước tấm lòng thương yêu, hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho En-ri-cô người bố khuyên con điền gì? 5 Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? - Vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. 5 Nêu nội dung chính của VB “mẹ tôi”? -HS trả lời, GV chốt ý. -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ 3: LUYỆN TẬP. Gọi HS đọc BT1, BT2, VBT GV hướng dẫn HS làm. I. ĐỌC,TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 1. Đọc: 2. Chú thích: - Tác giả: Eùt-môn-đô-đơ A-mi-xi (1946-1908) nhà văn Ý. - Tác phẩm: VB trích trong “Những tấm lòng cao cả”. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 1. TĐ của người bố đối với En- ri-cô qua bức thư: - Buồn bã tức giận khi En-ri-cô nhỡ thốt ra lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ. - Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ. 2. Hình ảnh người mẹ của En-ricô - Chăm sóc, lo lắng, quan tâm đến con. - Hi sinh mọi thứ vì con. àLà người mẹ hết lòng thương yêu con. 3. TĐ của En-ri-cô khi đọc thư của bố, lời khuyên nhủ của bố: - En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố. - Lời khuyên nhủ của bố. - Không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. - Con phải xin lỗi mẹ. àLời khuyên nhủ chân tình sâu sắc. * Ghi nhớ: SGK/12 III. LUYỆN TẬP: BT1, 2: VBT 4.4. Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ. 5 Cha của En-ri-cô là người như thế nào? A. Rất yêu thương và nuông chiều con. B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ lỗi lầmcủa con. C. Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. D. Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình. 4.5. HDVN: -Học bài, làm BT. -Đọc phần đọc thêm. -Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” + Trả lời các câu hỏi SGK. + Cuộc chia tay của Thành và Thuỷ. Soạn: .. Dạy: . Tiết 3 TỪ GHÉP 1. MỤC TIÊU: Giúp HS a. KT: - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép. b. KN: - Rèn KN phân biêt các loại từ ghép. c. TĐ: - Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ ghép. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – VBT – giáo án . HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp tái tạo, phương pháp nêu vấn đề. 4. TIẾN TRÌNH: 41. Tổ chức: 42. Kiểm tra:không. 43.Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Ơû lớp 6 các em đã học cấu tạo từ, trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm về từ ghép (Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau) để giúp các em có 1 KT sâu rộng hơn về cấu tạo, trật từ sắp xếp và nghĩa của từ ghép chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Từ ghép”. HĐ của GV và HS. Nội dung bài học. HĐ 1: CÁC LOẠI TỪ GHÉP. - GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/13 5 Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở VD, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? HS thảo luận nhóm (nhóm 1, 2). 5 Em cá nhận xét gì về trật tự giữa các tiếng trong những từ ấy? - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. GV treo bảng phụ ghi VD SGK/14. 5 Các tiếng trong 2 từ ghép quần áo, trần bổng ở VD có phân ra tiếng chính tiếng phụ không? HS thảo luận nhóm (nhóm 3, 4). 5 Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từghép chính phụ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? -HS trả lời, GV chốt ý. -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/14. HĐ 2: NGHĨA CỦA TỪ GHÉP. 5 So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau? - Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. - Bà: người đàn bà đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha. - Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. - Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh hấp dẫn. 5 So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần áo, nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau? - Quần áo: quần và áo nói chung. Trầm bổng (âm thanh): lúc trầm lúc bổng nghe rất êm tai. 5 Cho biết nghĩa của từ ghép chính phụ, nghĩa của từ ghép đẳng lập? HS trả lời, GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/14. HĐ 3: LUYỆN TẬP. (ap dụng vbt đối với hs) Gọi HS đọc BT1, 2, 3, 5. GV hướng dẫn HS làm HS thảo luận nhóm, trình bày. GV nhận xét, sửa sai. I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP: 1.Từ ghép chính phụ. - Bà, thơm: tiếng chính. - Ngoại, phức: tiếng phụ. àBà ngoại, thơm phức là từ ghép chính phụ. 2.Từ ghép đẳng lập. - Quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. àTừ ghép đẳng lập. * Ghi nhớ: SGK/14 II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP: - Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà. - Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. àNghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. - Nghĩa của từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. à Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. * Ghi nhớ: SGK/14. III. LUYỆN TẬP: 1/ Bài tập 1. -chính phụ:lâu đời,xanh ngắt,nhà máy,nhà ăn,cười nụ. -đẳng lập:suy nghĩ,chài lưới,cây cỏ,ẩm ướt,đầu đuôi. 2/Bài tập 2. Bút chì ăn bám Thước kẻ trắng xóa. Mưa rào vui tai. Làm cỏ nhát gan. 4.4. Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ 5 Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa: A B 1. bút 1. tôi 2. xanh. 2. mắt 3. mưa 3. bi 4. vôi 4. gặt 5. thích. 5. ngắt 6. mùa 6. ngâu Đáp án: 1-3; 2-5; 3-6; 4-1; 5-2; 6-4 4.5. HDVN: -Học bài, làm BT4, 6, 7: VBT -Soạn bài “Từ láy”: Trả lời câu hỏi SGK + Nghĩa của từ láy. + Các loại từ láy. Soạn: .. Dạy: . Tiết 4 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 1. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu a. KT: - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì VB phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy còn được thể hiện trên cả 2 mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. - Cần vận dụng những KT đã học để bước đầu xây dựng được những VB có tính liên kết. b. KN: - Rèn KN xây dựng VB có tính liên kết. c. TĐ: - Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – VBT – giáo án . HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra:không 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Ơû lớp 6 các em đã được tìm hiểu “Văn bản và phương thức biểu đạt”. qua việc tìm hiểu ấy, các em hiểu VB phải có những tính chất có chủ đề thống nhất, có liên kất mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế 1 VB tốt phải có tính liên kết và mạch lạc Vậy “Liên kết trong VB” phải như thế nào, chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay. HĐ của GV và HS. Nội dung bài học. HĐ 1: LIÊN KẾT VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG VB. -GV treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK. 5 Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu trên, thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? - Đó là những câu không thể hiểu rõ được. - GV treo bảng phụ ghi các lí do SGK. 5 Nếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì lí do nào trong các lí do kể trên? - Lí do 3: Giữa các câu còn chưa có sự liên kết. 5 Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? -HS đọc đoạn văn SGK/18 5 Cho biết do thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu? Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố? - Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. - Trước mặt cố giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm như nữa. Con phải nhớ rằng mẹ là người rất yêu thương con. Bố nhớ con! Nhớ lại điều con làm, bố rất giận con. Thôi trong 1 thời gian dài con đừng hôn bố: bố sẽ không vui lòng đáp lại cái hôn của con được. 5 GV treo bảng phụ ghi đoạn văn SGK: Chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa? - Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết.Thêm vào “ Còn bây giờ giấc ngủ ” -Thay từ “đứa trẻ” bằng “con”. 5 Một VB có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy các câu trong VB phải sự dụng các phương tiện gì? -HS thảo luận nhóm, trình bày. -GV nhận xét, chốt ý. 5 Liên kết là gì? Để VB có tính liên kết, người viết phải làm gì? -HS trả lời, GV chốt ý. -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK HĐ 2: LUYỆN TẬP. (áp dụng vbt với hs) Gọi HS đọc BT1, 2, 3: VBT GV hướng dẫn HS làm. I. LIÊN KẾT VÀ PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TRONG VB: 1. Tính liên kết của VB: - Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết. 2. Phương tiện liên kết trong VB: - Đoạn 1: Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. - Đoạn 2: Giữa các câu không có các phương tiện ngôn ngữ để nối kết. - Điều kiện để một VB có tính liên kết: + ND của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau. + Các câu trong VB phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp. * Ghi nhớ: SGK/17 II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1. 1-4-2-5-3. Bài tâp 2. -chưa có sự liên kết vì nội dung các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. 4.4. Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ 5 Hãy chọn cụm từ thích hợp (trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: Ngày chưa tắt đèn (1). Mặt trăng tròn, to và đỏ, (2) sau (3) của làng xa. Mấy sợi mây con (4), mỗi lúc mãnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng (5) hiu hiu đưa lại, thoang thoảng (6). 1. Trăng đã lên rồi. 2. Từ từ lên ở chân trời. 3. rặng tre đen. 4. vắt ngang qua. 5. Cơn gió nhẹ. 6. những hương thơm ngát. 4.5. HDVN: -Học bài, làm BT4, 5: VBT -Soạn bài “Bố cục trong VB”: Trả lời câu hỏi SGK. + Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản. + Các phần của bố cục văn bản. Soạn: .. Dạy: . TuÇn 2 Bµi 2 Tiết 5 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Khánh Hoài) 1. MỤC TIÊU: a.KT : - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nổi đau đớn, xót xa của nhựng bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. b.Kỹ năng : - Rèn KN đọc – kể, cảm nhận tác phẩm văn học. c.TĐ : - Giáo dục lòng nhân hậu, vị tha, trong sáng cho HS. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – VBT – giáo án – bảng phụ. HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra: 5 Nêu nội dung VB “Mẹ tôi”. (7đ) - VB Mẹ tôi cho chúng ta hiểu và nhớ tình yêu thương kính trọng cha mẹ, là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. 5 Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?(3 đ) A. Rất chiều con. B. Rất nghiêm khắc với con. C. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con. D. Không tha thứ cho lỗi lầm của con. 4.3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Trong cuộc sống, ngoài việc cho trẻ được sống đầy đủ về vật chất thì cha mẹ còn làm cho con trẻ đầy đủ , hoàn thiện hơn về đời sống tinh thần. Trẻ có thể sống thiếu thốn vật chất nhưng tinh thần thì phải đầy đủ . Đời sống tinh thần đem lại cho trẻ sức mạnh để vượt qua vô vàn khó khăn khổ não ở đời . Cho dầu rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết 1 cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là khi chia tay với những người thân yêu để bước quamột cuộc sống khá. Để hiểu rõ những hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” HĐ của GV và HS Nội dung bài học. HĐ 1: ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 5GV đọc, hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc. GV nhận xét, sửa sai. GV hướng dẫn HS tóm tắt VB, 5 Gọi HS tóm tắt VB? GV nhận xét, sửa sai. 5 Cho biết đôi nét về tác giả-tác phẩm? GV nhận xét, chốt ý. Lưu ý một số từ ngữ khó SGK HĐ 2: TÌM HIỂU VB. 5 Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? - Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em ruột thịt : Thành và Thuỷ. - Nhân vật chính là Thành và Thuỷ. 5Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng “Tôi” (Thành) trong truyện là người chứng kiến các sự việc xảy ra cũng là người chịu nỗi đau như em gái của mình. Cách thể hiện ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật, đồng thời làm tăng tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn. 5 Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? - Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng nhừ anh em Thành – Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và gớp phần thể hiện ý nghĩa nội dung của truyện mà tác giả muốn thể hiện. 5 Hãy tìm những chi tiết trong truyện để thấy 2 anh em Thành – Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau -HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhận xét, chốt ý. I. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc: 2. Chú thích: Chú thích (*) SGK/26 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: lChủ đề : cuộc chia lìa đầy xót xa cảm động của hai anh em thành và thủy. 1. Cuộc chia tay của Thuỷ với anh trai: a. Hai anh em Thành – Thuỷ: - Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh. - Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em đi học về. - Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ thương anh nhưng lại nhường anh con vệ sĩ. Thuỷ dặn anh khi nào áo rách nhớ đưa mình vá. àRất mực gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm đến nhau. 4. 4 .Củng cố và luyện tập ; GV treo bảng phụ 5 Truyện được kể theo ngôi kể nào? A. Người em. C. Người mẹ. B. Người anh. D. Người kể chuyện vắng mặt. 5 Tại sao lại có cuộc chia tay của 2 anh em? A. Vì cha mẹ chúng đi công tác xa. B. Vì anh em chúng không thương yêu nhau. C. Vì chúng được nghỉ học. D. Vì cha mẹ chúng chia tay nhau. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Học bài, làm BT, VBT Soạn bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (tt): Trả lời các câu hỏi SGK. + Hai anh em Thành – Thuỷ chia đồ chơi + Cuộc chia tay của Thủy với lớp học + Ý nghĩa truyện Soạn: .. Dạy: . Tiết 6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Khánh Hoài) 1. MỤC TIÊU: a.KT : - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nổi đau đớn, xót xa của nhựng bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. b.Kỹ năng : - Rèn KN đọc – kể, cảm nhận tác phẩm văn học. c.TĐ : - Giáo dục lòng nhân hậu, vị tha, trong sáng cho HS. 2. CHUẨN BỊ: GV: SGK – SGV – VBT – giáo án . HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài. 3.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề. 4.TIẾN TRÌNH. 4.1. Tổ chức: 4.2. Kiểm tra: GV treo bảng phụ 5 Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay búp bê” là ai? (2đ) A. Người mẹ. C. Hai anh em. B. Cô giáo. D. Những con búp bê. 5 Hai anh em Thành – Thuỷ đối với nhau như thế nào? Tìm chi tiết thể hiện điều đó? (8đ) - Hai anh em Thành – Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm nhau: +Thuỷ vá áo cho anh. +Thành giúp em học, đón em đi học về. +Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại nhường anh con vệ sĩ. 4.3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài. Tiết trước , chúng ta đã đi vào tìm hiểu tình cảm giữa 2 anh em Thành và Thuỷ , tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu Thành – Thuỷ chia tay nhau. HĐ của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: 5Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên như thế nào? -H S trả lời. - g v nhận xét, chốt ý. 5 Theo em, có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy? - H S trả lời, g v nhận xét, chốt ý. -Gia đình thành và thủy phải đòan tụ thì hai anh emkhông phải chia tay. 5 Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào? 5 Chi tiết naỳ gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì? -HS thảo luận nhóm, trình bày. -GV nhận xét, chốt ý. -Giận dữ không muốn chia sẻ 2 con búp bê. “tru tréo lên giận dữ” nhưng lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em rất bối rối. - Gia đình Thành – Thuỷ đoàn tụ, 2 an em không phải chia tay nhau. - Gợi lên trong lòng người đọc lòng thương cảm đốài với Thuỷ, 1 em gái giàu lòng vị tha, giàu tình thương yêu. Chi tiết này khiến người đọc thấy sự chia tay của 2 anh em thuỷ là rất vô lý, là không nên có. 5Thuỷ là em bé thế nào? 5 Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học là cô giáo bàng hoàng? 5 Chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? 5 Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc khi tha mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên “cảnh vật”? - Khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường cảnh vật vẫn đẹp tươi, cuộc đời vẫn bình yên ấy thế mà Thành – Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Em ngạc nhiên vì trong tâm hồn mình đang nổi dông, nổi bão khi sắp phải chia tay với em gái, cả trời đất như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái bình thường. Em cảm thấy thất vọng, bơ vơ, lạc lõûng. 5 Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? HS trà lời, GV chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK II.TÌM HIỂU VĂN BẢN.(TT) b. Hai anh em Thành-Thuỷ chia nhau đồ chơi: - Thành chia 2 con búp bê ra 2 bên, Thuỷ rất giận dữ cũng rất bối rối. - Cuối cùng, Thuỷ để con Em Nhỏ lại bên con Vệ Sĩ. àThuỷ là người em bé hồn nhiên trong sáng, giàu lòng vị tha. 2. Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học: - Cả lớp sững sờ, cô giáo bàng hoàng khi biết Thuỷ sẽ không đi học nữa. “Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. * Ghi nhớ; SGK/27 4.4 Củng cố và luyện tập: GV treo bảng phụ 5 Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong câu chuyện là gì? A. Xa người anh trai thân thiết. B. Xa ngôi trường tuổi thơ. C. Không được tiếp tục đến trường. (D.) Cả A, B, C. 5 Thông điệp nào được gửi gắm thông qua câu chuyện? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ thơ. (B). Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C. Hãy hành động vì trẻ thơ. D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. 4.5.HDVN: Học bài, làm BT, VBT Soạn bài “Những câu hát về tình cảm gia đình”: Trả lời câu hỏi SGK + Nội dung các câu hát về tình cảm gia đình + Nghệ thuật các câu hát về tình cảm gia đình Soạn: .. Dạy: . Tiết 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. MỤC TIÊU: Giúp HS. a. KT : - Hiểu rõ tầm quan trọng của bố cục trong VB, có ý thức xây dựng khi tạo lập VB. - Hiểu thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. -
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_hoc_ky_1_hoang_hai_hung.doc