Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021

 Tiết 73, Văn bản:

 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

a. Kĩ năng theo chuẩn

 - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

b. Nội dung tích hợp

* Tích hợp Kĩ năng sống

 - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.

 - Ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

 *Tích hợp môi trường

 Học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.

 3. Thái độ

 - Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại qua các câu tục ngữ đó.

- Tích hợp kỹ năng sống: Rút kinh nghiệm sống cho bản thân từ những hiện tượng quan sát được trên thực tế.

- Tích hợp sinh học: Đặc điểm tự nhiên của một số sinh vật.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực tự học;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

- Năng lực giao tiếp, hợp tác;

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Đọc, tham khảo SGV

 - Soạn giáo án, bảng phụ

- Hình ảnh minh họa các câu tục ngữ.

- Cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam.

 2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

- Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài.

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ

* Kiểm tra bài cũ (2 phút)

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động khởi động (3 phút)

GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ, đưa lên màn hình chiếu các hình ảnh và HS sẽ đoán các câu tục ngữ tương ứng.

GV trao các phần quà cho những HS đoán đúng.

 GV: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. Nội dung bài học (39 phút)

 

docx 19 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2021 Ngày dạy: 13/01/2021 Lớp 7B
 14/01/2021 Lớp 7A
 Tiết 73, Văn bản: 
 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức
	- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng theo chuẩn
	- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
b. Nội dung tích hợp 
* Tích hợp Kĩ năng sống
	- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.
 	- Ra quyết định: Vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
 	*Tích hợp môi trường
 	Học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
 	3. Thái độ
 	- Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại qua các câu tục ngữ đó.
- Tích hợp kỹ năng sống: Rút kinh nghiệm sống cho bản thân từ những hiện tượng quan sát được trên thực tế.
- Tích hợp sinh học: Đặc điểm tự nhiên của một số sinh vật.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự học; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác; 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của giáo viên
 	- Đọc, tham khảo SGV
 	- Soạn giáo án, bảng phụ
- Hình ảnh minh họa các câu tục ngữ.
- Cuốn Ca dao tục ngữ Việt Nam.
 	2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
- Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Các hoạt động đầu giờ
* Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động khởi động (3 phút)
GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ, đưa lên màn hình chiếu các hình ảnh và HS sẽ đoán các câu tục ngữ tương ứng.
GV trao các phần quà cho những HS đoán đúng.
 	GV: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Nội dung bài học (39 phút)
Hoạt động 1: I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG (6 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
HS
CH
HS
GV
GV
CH
HS
GV
GV
GV
CH
Đọc phần chú thích SGK 
Thế nào là tục ngữ ?(HS yếu)
Nhấn mạnh: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn (diễn đạt trọn vẹn 1 ý) có kết cấu bền vững, có hình ảnh nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền.
Nội dung: diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người xã hội 
Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen Nội dung chủ yếu của tục ngữ là gì?(HS Tb)
Hướng dẫn HS đọc: Đọc rõ ràng, dứt khoát, thể hiện được vần, ý đối trong từng câu tục ngữ.
Đọc mẫu sau đó gọi HS đọc.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
Giải nghĩa thêm từ “tấc” và một số từ Hán Việt: “canh trì, canh viên, canh điền”.
 Trong văn bản này có 8 câu tục ngữ, em có thể chia chúng thành mấy nhóm? Hãy đặt tên cho 2 nhóm tục ngữ em vừa chia được?(HS Tb)
+ Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: 
+ Quy luật của thiên nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
	Hoạt động 2: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (24 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
HS
HS
CH
HS
GV
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
HS
CH
HS
GV
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
GV
GV
CH
HS
GV
HS
CH
HS
HS
CH
HS
HS
CH
HS
CH
HS
GV
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
HS
GV
CH
HS
GV
CH
HS
CH
Đọc 
Đêm tháng .sáng
Ngày . đã tối
HĐCĐ
Câu tục ngữ gồm mấy vế? Mỗi vế nêu lên những nhận xét gì về thời gian?
Nhận xét đó được nêu rõ thông qua những hình ảnh nào?
Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào ở đây? Tác dụng?
HS làm việc theo nhóm, trả lời, nhận xét
- 2 vế: Tháng 5 đêm ngắn, tháng 10 ngày ngắn.
- Thông quan hình ảnh: Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
- Biện pháp nghệ thuật: Nói quá. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng 5 và ngày tháng 10. Đồng thời gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
HĐCN
Tại sao tác giả lại chọn để nhận xét về thời gian ở tháng 5 và tháng 10?(HS khá)
- Đây là những tháng cao điểm của nghề nông. Tháng 5 thuộc mùa hạ, tháng 10 thụôc mùa đông. 
- Từ đó có thể thấy rõ ở nước ta vào mùa đông thì ngày ngắn đêm dài, vào mùa hạ thì ngày dài đêm ngắn.
Như vậy ngoài phép nói quá thì câu tục ngữ còn sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng?(HS khá)
- Phép đối. Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông. Dễ nói, dễ nhớ.
Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?(HS Khá)
- Có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian hợp lí vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
Trong thực tế bài học đó được áp dụng như thế nào?(HS Tb)
- Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông. Chủ động trong giao thông đi lại nhất là đi xa.
HĐCN
Giải nghĩa từ “Mau” và “Vắng”?(HS Tb)
- Mau: Dày, nhiều.
- Vắng: ít hoặc không có.
Phép tu từ được sử dụng ở câu tục ngữ? Tác dụng?(HS khá)
- Phép đối. Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa và nắng.
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?(HS khá)
- Sao dày thì nắng, sao thưa thì mưa. (Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng như vậy)
Tác giả dân gian giúp chúng ta có kinh nghiệm nào về thiên nhiên?(HS Tb)
=> Giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
HĐCĐ
Ráng mỡ gà có nghĩa là gì?
Có nhà thì giữ có nghĩa là gì?
Trả lời, nhận xét
- Ráng: sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
- Nhà: nhà ở của con người
- Giữ: trông coi, bảo vệ.
-> trông coi bảo vệ nhà ở của mình.
HĐCN
Nếu diễn đạt đầy đủ, câu tục ngữ này có nội dung như thế nào?(HS khá)
- Khi chân trời xuất hiện màu vàng như mỡ gà, ai có nhà thì phải lo giữ gìn, bảo vệ.
Câu tục ngữ đã bị lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn. Điều đó có tác dụng gì?(Hs khá)
- Câu rút gọn. Nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ. Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này sẽ mang ý nghĩa chung cho mọi người.
Còn câu tục ngữ nào được đúc kết kinh nghiệm này?(HS khá)
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Câu 4 tự phân tích 
 * Tích hợp kĩ năng sống
Nội dung của 4 câu tục ngữ trên là gì?(HS khá)
Trả lời
Chốt
HĐCĐ
Câu tục ngữ có mấy vế? Đó là những vế nào? Hãy giải nghĩa về tấc đất, tấc vàng?
- 2 vế: tấc đất/ tấc vàng
 - Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian bằng 1/10 thước mộc(0,0425m)
- Đất: đất đai trồng trọt, chăn nuôi-> tấc đất mảnh đất rất nhỏ.
Tấc vàng
- Vàng: kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li
Tấc vàng: một lượng vàng rất lớn.
HĐCN
Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu này?(HS Tb)
Nhận xét gì về hình thức câu tục ngữ?(Cấu trúc câu) Tác dụng?(HS khá)
- Đất quý hơn vàng.
- Câu rút gọn. Nêu bật giá trị của đất, thông tin nhanh tới người đọc, người nghe.
HĐCĐ
Qua câu tục ngữ, tác giả dân gian muốn giáo dục chúng ta điều gì?(HS khá)
Đất đai có giá trị rất lớn trong đời sống lao động nên phải biết quý trọng và sử dụng có hiệu quả.
Câu tục ngữ còn phê phán hiện tượng nào?(HS Tb)
- Lãng phí đất.
Câu 6: Xác định thứ tự lợi ích của các nghề: Cá, vườn, ruộng. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết khai thác tốt hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Câu 7: Khẳng định: Nghề làm ruộng cần đủ 4 yếu tố: nước, phân, cần, giống thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
HĐCN
Thì và thục có nghĩa là gì?(HS Tb)
- Thì: thời vụ thích hợp cho việc trồng trọt từng loại cây.
- Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Ý nghĩa của câu tục ngữ?(HS khá)
- Thứ nhất là thời vụ, thứ nhì là đất canh tác.
Em có nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Tác dụng?(HS khá)
- Câu rút gọn, các vế đối xứng. Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
Qua đó câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm gì? (HS khá)
=> Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó thời vụ là quan trọng hàng đầu.
Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào?(HS khá)
- Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ (cày, bừa, bón phân, giữ nước)
Thảo luận nhóm bàn
* Tích hợp kĩ năng sống
Nội dung của những câu tục ngữ trên là gì?(HS Tb)
Trả lời
Chốt
Theo em những câu tục ngữ trên được đúc rút căn cứ vào đâu?(HS Tb)
Trả lời
1. Những câu tục ngữ nói về thiên nhiên
a. Câu 1
 Cần tranh thủ chủ động sắp xếp công việc thời gian cho hợp lí.
b. Câu 2
Cần chủ động sắp xếp công việc tránh rủi ro.
c. Câu 3
 Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, quy luật nắng mưa, gió bão , thể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên.
2. Tục ngữ nói về lao động sản xuất
a. Câu 5
b. Câu 8
 Những câu tục ngữ nói về mùa vụ, kĩ thuật cấy trồng, chăn nuôi , đúc rút kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về lao động sản xuất.
- Căn cứ của việc đúc rút kinh nghiệm: chủ yếu dựa trên những quan sát. Trong quá trình vận dụng tục ngữ cần chú ý điều này.
	Hoạt động 3: III. TỔNG KẾT (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
CH
HS
CH
HS
Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung nào về nghệ thuật?(HS khá)
Thông qua hình thức đó, các câu tục ngữ đó mang ý nghĩa gì?(HS khá)
1. Nghệ thuật
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn ngọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Ý nghĩa của các văn bản
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
	Hoạt động 4: IV. LUYỆN TẬP (4 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
GV
HS
CH
HS
GV
CH
HS
GV
HS
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập.
HĐN (2 bàn) (3 phút)
Qua việc tìm hiểu một số câu tục ngữ, khái niệm về tục ngữ, em hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao chúng khác nhau như thế nào ?(HS giỏi)
Khác nhau
Tục ngữ: 
- Là câu hoàn chỉnh diễn đạt 1 ý trọn vẹn (1 văn bản)
- Là câu nói 
- Thiên về duy lí 
- Diễn đạt kinh nghiệm lời khuyên, một kết luận
Thành ngữ:|
- Là một cụm từ cố đinh 
- Chức năng định danh, gọi tên sự vật hiện tượng, trạng thái, tính chất sự vật sự việc
Ca dao 
- Là lời thơ
- Thiên về trữ tình 
Giống nhau
Thành ngữ, tục ngữ, giống nhau
 - Đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ lời nói
 - Dùng hình ảnh để diễn dạt 
 - Dùng cái đơn giản để nói tới cái hình ảnh cái chung
 - Đều được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh sống
* Tích hợp môi trường 
 Tìm một số câu tục ngữ về môi trường? (HS Tb)
 Trả lời 
 Khái quát lại 
Đọc phần đọc thêm trong SGK
3. Hướng dẫn học sinh tự học (1 phút)
 - Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài.
 - Tập sử dụng 1 và câu tục ngữ trong bài học và những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
 - Làm bài tập còn lại 
 - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương
 - Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, mang màu sắc địa phương (20 câu) ghi vào sổ tay văn học.
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 11/01/2021 Ngày dạy: 13/01/2021 Lớp 7A
 14/01/2021 Lớp 7B
Tiết 74, CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần văn và tập làm văn)
 	I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 	2. Kĩ năng
 	a. Kĩ năng theo chuẩn
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định.
 	b. Tích hợp môi trường
 HS sưu tầm những câu tục ngữ liên quan đến môi trường.
 	3. Thái độ
 	Giáo dục học sinh ý thức ham tìm hiểu văn hoá quê hương, bồi dưỡng tình cảm gắn bó với quê hương địa phương nơi mình đang sinh sống.
4. Năng lực
 	- Năng lực thu thập và xử lí thông tin.
 	- Năng lực hợp tác, tương tác.
 	- Năng lực cảm thụ
II. NỘI DUNG
	HĐ1: Nội dung thực hiện 
	HĐ2: Phương pháp thực hiện
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nêu những yêu cầu về nội dung sưu tầm. 
- Cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu cầu. 
- Cách sưu tầm: 
+ Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có) 
+ Lục tìm trong sách báo địa phương 
+ Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình. 
- Cách sắp xếp: 
+ Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự A,B,C của chữ cái đầu câu. 
- Cách tổng hợp, sắp xếp chung: Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tập. 
- Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu tập chung. 
 	- Soạn giáo án, sưu tầm một số câu tục ngữ ca dao địa phương. 
 	2. Chuẩn bị của học sinh
- Xác định nội dung thực hiện 
+ Thể loại: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương. 
+ Chủ đề: Về đất nước, con người. Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội. Về tình cảm gia đình. 
- Về số lượng: từ 20 => 30 câu/ 1 HS 
 	- Chuẩn bị theo yêu cầu câu hỏi SGK, tìm thêm câu tục ngữ gần với những câu đã học. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Các hoạt động đầu giờ (3 phút)
 	1. Kiểm tra bài cũ (2 phút) 
 Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
* Hoạt động khởi động (1 phút)
 	Sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương là một việc làm có nhiều ý nghĩa. Đó là một cách rèn luyện cho chúng ta đức tính kiên trì, giúp các em có thêm tri thức về địa phương (tên đất, tên người, các phong tục tập quán, qua đó giúp các em nắm được văn hoá quê hương)
 	2. Dạy nội dung bài mới (35 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
GV
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
HS
GV
HS
HS
GV
Nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ để học sinh sưu tầm
Đối tượng sưu tầm là gì?(HS yếu)
Trả lời
Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca và tục ngữ?(HS Tb)
Tục ngữ là gì?(HSTb)
Theo em hiểu thế nào là một câu ca dao?(HS khá)
Có thể sưu tầm bằng những cách nào?(HS Tb)
Có được những câu ca dao tục ngữ ta làm gì?(HS Tb)
Thảo luận 3 nhóm (3 phút)
- Tổng hợp kết quả sưu tầm, loại bỏ câu trùng lặp 
- Sắp xếp theo thứ tự a, b , c... -.1 bản sưu tầm chung cho cả tổ 
Đưa ra 1 ví dụ cho học sinh tham khảo 
-C1: Ơn cha nặng lắm ai ơi 
Nghĩa mẹ bằng trời chínn tháng cưu mang
C2: Con người có cố có ông 
Như cây có cội như sông có nguồn 
C3: Anh em như thể chân tay 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần 
C4: Chiều chiều ra đừng ngõ sau sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 
C5: Ngó lên luộc lạt mài nhà 
Nhà bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
Thực hiện
Xắp xếp theo a, b . c 
C3 -> C 4 -> C2 -> C5 -> C1
Thực hiện bài tập của mình thông qua kết quả thảo luận nhóm 
Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm 
I. NỘI DUNG THỰC HIỆN (7 phút)
- Sưu tầm: những câu ca dao, tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
- Những câu tục ngữ, dân ca nói về quê hương Phù Yên - Sơn La (Mang tên riêng địa phương, nói về sự vật, di tích, thắng cảnh, sự tích, từ ngữ địa phương)
- Mỗi HS sưu tầm 2 câu.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Xác định đối tượng sưu tầm (21 phút)
- Là những câu ca dao, dân ca, tục ngữ
- Là những sáng tác dân gian, thuộc thể loại trữ tình. Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thường được viết theo những làn điệu nhất định. Ca dao (gọi là phong dao) là phần lời của dân ca. Ca dao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung. Theo cách hiểu này ca dao chính là thơ trữ tình dân gian.
- Về hình thức: Ngắn gọn, hàm xúc, kết câu bền vững mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt trọn vẹn một ý. Tục ngữ thường sử dụng lối nói giàu hình ảnh, có vần, có nhịp. Về nội dung thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.
Tục ngữ: 2 nghĩa nghĩa đen
- Các dị bản đều được tính là một câu ca dao.
- Sưu tầm ca dao tục ngữ được lưu hành ở địa phương.
2. Cách sưu tầm (7 phút)
- Có thể hỏi, người địa phương, người già cả, nghệ nhân
- Tìm trong sách báo, bộ sưu tầm lớn về tục ngữ, cao dao.
- Ghi lại những câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào sổ tay.
- Phân loại ca dao, dân ca.
- Các câu cùng loại thì sắp xếp theo trật tự A, B, C của chữ cái đầu câu.
3. Luyện tập, củng cố (5 phút)
GV: Giới thiệu cho học sinh cuốn sách: Văn nghệ phù yên và phần: Tục ngữ Thái, Mường Huy Thượng để các em tìm đọc
 	VD: - Dao mùa nương thái mùa ruộng.
 	- Con cùng bố như ong cùng tổ.
 	 Con cùng mẹ như dê cùng đàn.
 	- Được ăn đừng bỏ đũa, được ở đừng quên công
 	- Uống rượu tự quản lấy mình, không nói linh tinh bừa bãi.
 	- Vịt béo, gà mới béo - bố mẹ có con mới có.
 	- Ăn cơm đừng quên ruộng, ăn cá đừng quên suối.
* Tục ngữ của dân tộc thái ở Tây Bắc như:
 	- Lười biếng chẳng ai biết 
 	Siêng việc ai cũng chào mời 
 	- Quý kẻ sốc vác
 	 chuộng kẻ ham làm 
- Chín đất người không bằng ương đất mình
- Đan rào không lấp nổi hang thuồng luồng
 đan phên không chắn được mặt trời 
* Tục ngữ dân tộc tày
 	- Chết đất chôn, sống đất nuôi 
 	- Mười sào ruộng ven hà 
 Chớ tưởng là no đủ 
 	- Làm dãy mong mưa xuống 
 làm rộng ước râm trời 
* Tục ngữ dân tộc mường 
- Đứa chết làm kết đứa sống 
- Bánh đúc đời nào có xương
 Đời nào mệ ý có thương con chồng 
 	- Đói lòng cùng chung một dạ 
 	 khi rét cùng chung một lòng.
+ Dân ca Thái: (chống Nhật, Pháp)
Đất nước ta trông về phương tây tối tăm
Nhớ đến quê hương ta ăn ở 
Anh em ơi bây giờ ta ở với người ngoài không tốt 
Chúng ta lại có ruộng nương làm ăn
Nhưng mà chúng ta đừng quên 
Chúng ta phỉ nghĩa thề mà đánh, lấy lại đất nước của chúng ta 
+ Dân ca Mông Tây Bắc:
Trích đoạn: Tiếng hát làm dâu – giùa lua nhéng)
Thủa sớm trước đây em còn ẵm ngửa 
Ngón tay thon mềm như hạt dậu non 
Bố mẹ em chết sớm khi em còn bé con 
Không chút gì để lại
bố mẹ em chỉ để lại cuộn lanh cuôn sợi 
em không có chỗ cất đi 
Em đem dấu vào nơi chân vách 
lớn khôn thành người em lấy ra xem 
Chuột chì đã kéo thành 12 cái tổ 
 * Tích hợp môi trường
 	? Tìm 1 số câu tục ngữ về môi trường? (HS khá)
 	HS: Trả lời 
GV: Khái quát lại 
4. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (1 phút)
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ đã sưu tầm được.
- Làm bài tập chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương tuần 34.
 - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (đọc bài trả lời câu hỏi SGK)
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/01/2021 Ngày dạy: 14/01/2021 Lớp 7B
 15/01/2021 Lớp 7A
Tiết 75, Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức
 	- Khái niệm văn bản nghị luận.
 	- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 	- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 	2. Kĩ năng
 	a. Kĩ năng theo chuẩn
 	Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
 	b. Nội dung tích hợp
* GD Kĩ năng sống
 	- Suy nghĩ phê phán, sáng tạo phân tích bình luận và đua ra ý kiến cá nhân về văn nghị luận 
 	- Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn bản nghị luận.
 	3. Thái độ
 	Giáo dục học sinh luôn có ý thức quan điểm lập trường đúng đắn, giải thích suy luận trong cuộc sống.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự học; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác; 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của giáo viên
Soạn giáo án, sưu tầm những văn bản nghị luận 
 	2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
- Đọc kĩ để hiểu về văn nghị luận. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Các hoạt động đầu giờ
* Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động khởi động (3 phút)
GV: Đưa ra câu hỏi giả định: Có người ý kiến cho rằng: “Đội nón bảo hiểm là không cần thiết”. Ý kiến đó đùng hay sai, vì sao?
HS: Đưa ra ý kiến cá nhân
GV: Cách các em trả lời câu hỏi và đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình chính là các em đang sử dụng phương thức nghị luận. Vậy giữa phương thức nghị luận và bài văn nghị luận có mối liên hệ như thế nào, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay
 	2. Nội dung bài học (38 phút)
	Hoạt động 1: I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Phần ghi bảng
GV
HS
CH
HS
HS
CH
HS
GV
GV
HS
CH
HS
GV
GV
HS
CH
HS
CH
HS
GV
GV
HS
CH
HS
HS
CH
HS
CH
HS
GV
CH
HS
GV
CH
HS
GV
CH
HS
GV
Treo bảng phụ ghi các VD (câu hỏi của phần a - SGK) 
HĐCN
Trong cuộc sống, em thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như những câu hỏi trên không? Hãy nêu các câu hỏi về các vấn đề tương tự?(HS Tb)
Có 
Nêu câu hỏi:
 - Em học học văn học để làm gì ?
 - Vì sao phải bảo vệ môi trường ?
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?
Thảo luận 6 nhóm (3 phút)
Để trả lời các câu hỏi trên, hàng ngày trên truyền hình, đài báo em thường gặp kiểu văn bản nào? Kể tên một vài văn bản mà em biết?
Phát biểu, nhận xét, bổ sung
HD, theo dõi, bổ sung, giúp đỡ, NX
ĐHKT: Không thể trả lời bằng các loại văn bản như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, phải trả lời bằng cá văn bản nghị luận vì: đây là câu hỏi vấn đề có ý nghĩa quan trọng bản thân câu hỏi buộc ta phải trả lời bằng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm mới có thể trả lời đủ mọi khía cạnh.
VD: Con người không thể thiếu tình bạn, vậy bạn là gì ? Không thể kể về một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề. Hoặc không thể nói hút thuốc lá có hại rồi kể chuyện một người hút thuốc lá bị ho lao...đều không có tính chất thuyết phục, vì có nhiều người người đang hút thuốc lá, cái hại ngay rước mắt họ không thể thấy được, phải phân tích, cung cấp số liệu .... thì người ta mới hiểu và tin..
Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục 
Giới hâm mộ bóng đá Việt Nam còn tin vào bóng đá nội hay không ?....
Bình luận, bài phát biểu .....
Giảng
- Ví dụ tinh thần yêu nước của nhần dân ta (Hồ Chí Minh). Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai). Các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí.
HĐCN
Trong đời sống khi nào thì cần sử dụng văn bản nghị luận?(HS khá)
Trả lời
Chốt
Chuyển ý -> P2
Đọc văn bản Chống nạn thất học
Bác Hồ viết văn bản này nhằm mục đích gì?(Nói với ai? Nói về cái gì?)(HS Tb)
- Mục đích: Xác lập cho mọi người tư tưởng chống nạn thất học, từ đó kêu gọi mọi người tích cực đóng góp vào phong trào “Diệt giặc dốt” (Mục đích này được nói rõ ở nhan đề)
Để thực hiện được mục đích ấy bài viết đã đưa ra ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Trong những câu văn nào?(HS khá)
- Các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
+ Luận điểm 2: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình. Phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”
Đó là 2 câu văn mang luận điểm, có ý nghĩa khẳng định ý kiến, khẳng định tư tưởng của người viết.
- Luận điểm: quan điểm, tư tưởng của tác giả.
HĐCĐ 
Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã đưa ra những lí lẽ nào? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy?(HS Tb)
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT8 của nhân dân ta
+ Pháp cai trị, thi hành chính sách ngu dân
+ Số người Việt Nam thất học: 95%...
HĐCN
Người dân phải có điều kiện gì để tham gia xây dựng nước nhà?(HS Tb)
- Mọi người Việt Nam phải hiểu biết, phải có kiến thức, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học
+ Những người biết chữ dạy cho người chưa biết.
+ Chưa biết gắng sức học.
+ Mọi người đều có khả năng tham gia, tích cực.
Tác giả có thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?(HS khá)
- Không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Vì sẽ kém sức thuyết phục.
* Tích hợp kĩ năng sống
Em hiểu thế nào là văn nghị luận?(HS khá)
Trả lời
Chốt
Nếu tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận đề cập tới điều viển vông, xa rời thực tế thì bài văn nghị luận đó có ý nghĩa gì không?(HS khá)
Trả lời
Chốt
Tại sao phải học văn bản nghị luận ?
Hàng ngày trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đứng trước các vấn đề đặt ra rất bề bộn. Ta không thể không bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề đó.
Muốn làm được điều nói trên, ta phải có năng lực suy luận và phải có bản lĩnh chủ kiến để khỏi trở thành “anh đẽo cày ....”
Văn nghị luận giúp ta rèn luyện khả năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước cuộc sống, không thể không học nghị luận 
1. Nhu cầu nghị luận (18 phút)
 Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
2. Thế nào là văn bản nghị luận (20 phút)
* Văn bản: Chống nạn thất học
Văn bản nghị luận là kiểu văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 
 Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
 	3. Hướng dẫn học sinh tự (2 phút)
 	- Tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận 
 	- Đọc lại văn bản “Chống nạn thất học”
 	- Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bản cụ thể
------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/01/2021 Ngày dạy: 14/01/2021 Lớp 7B
 15/01/2021 Lớp 7A
 Tiết 76, Tập làm vă: 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức
 	- Khái niệm văn bản nghị luận.
 	- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 	- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 	2. Kĩ năng
 	a. Kĩ năng theo chuẩn
 	Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
 	b. Nội dung tích hợp
* GD Kĩ năng sống
 	- Suy nghĩ phê phán, sáng tạo phân tích bình luận và đua ra ý kiến cá nhân về văn nghị luận 
 	- Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn bản nghị luận.
 	3. Thái độ
 	Giáo dục học sinh luôn có ý thức quan điểm lập trường đúng đắn, giải thích suy luận trong cuộc sống.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự học; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác; 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 	1. Chuẩn bị của giáo viên
Soạn giáo án, sưu tầm những văn bản nghị luận 
 	2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
- Đọc kĩ để hiểu về văn nghị luận. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
	* Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
 a) Câu hỏi
 Thế nào là văn bản nghị luận? Trong đời sống khi nào thì cần sử dụng văn bản nghị luận? Khi nào thì bài văn nghị luận mới có ý nghĩa?
 - Dự kiến kiểm tra: 1 HS
 b) Đáp án, biểu điểm
 - Văn bản nghị luận là kiểu văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. (4đ)
 - Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận. (3đ)
 - Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa. (3đ)
* Hoạt động khởi động (3 phút)
 Tiết trước các em đã tìm hiểu về văn nghị luận. Để giúp các em bước đầu nắm được cách làm văn NL.....
 Hoạt động 2: II. LUYỆN TẬP
2. Nội dung bài học (36 phút) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
HS
*
CH
HS
CH
HS
CH
HS
CH
HS
GV
*
CH
HS
GV
HS
*
CH
HS
Đọc văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội – SGK/ 9
Tích hợp kĩ năng sống
Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?(HS Tb)
Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó?(HS Tb)
Trả lời
Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào, dẫn chứng nào?(HS khá)
Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có thực trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao? (HS khá)
Trình bày ý kiến
Rõ ràng bài viết đã đề cập đến một vấn đề có thực trong thực tế. Hoàn toàn tán thành với những ý kiến mà bài viết đưa ra. Vì nó rất cần thiết trong đời sống mỗi con người.
Tích hợp kĩ năng sống
Tìm hiểu bố cục của bài văn?(HS Tb)
Sưu tầm đoạn văn xã luận
Đọc bài văn “Hai biển hồ”
Tích hợp kĩ năng sống
Bài văn trên là tự sự hay nghị luận? Vì sao?(HS Tb)
1. Bài tập 1 (SGKT9) (17 phút)
a. Đây là một văn bản nghị luận bởi vì:
- Nhan đề bài viết nêu lên một ý kiến, một luận điểm.
- Mở bài và kết bài có dùng lối văn kể kết hợp với miêu tả, nhưng mục đích chính là trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
- Cần loại bỏ những thói xấu và tạo những thói quen 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_hoc_ky_2_nam_hoc_2020_2021.docx