Giáo án Ngữ văn 7 - Mùa xuân của tôi - Năm học 2021-2022 - Đặng Văn Hóa

Giáo án Ngữ văn 7 - Mùa xuân của tôi - Năm học 2021-2022 - Đặng Văn Hóa

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Cảm xúc về những nét riêng cảnh sắc thiên nhiên, không khí xuân Hà nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả;

- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản tùy bút;

- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.

3. Thái độ: Yêu cuộc sống, cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và cảnh quan, phong cách con người, thiên nhiên của Sài Gòn.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực hợp tác;

- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thu thẩm mỹ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa, bảng phụ, phiếu học tập, bản đồ;

- Phương pháp - Kĩ thuật: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình giảng giải, nêu và giải qyết vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Học sinh: Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV và định hướng SGK.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Mùa xuân của tôi - Năm học 2021-2022 - Đặng Văn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	Ngày soạn: 19/12/2021
Tiết: Ngày dạy :
MÙA XUÂN CỦA TÔI
 (Vũ Bằng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Cảm xúc về những nét riêng cảnh sắc thiên nhiên, không khí xuân Hà nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả;
Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng: 
Đọc – hiểu văn bản tùy bút;
Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
3. Thái độ: Yêu cuộc sống, cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và cảnh quan, phong cách con người, thiên nhiên của Sài Gòn.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:
Năng lực giải quyết vấn đề;
Năng lực sáng tạo;
Năng lực hợp tác;
Năng lực thưởng thức văn học, cảm thu thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Tranh minh họa, bảng phụ, phiếu học tập, bản đồ;
Phương pháp - Kĩ thuật: Vấn đáp gợi tìm, thuyết trình giảng giải, nêu và giải qyết vấn đề, thảo luận nhóm. 
2. Học sinh: Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV và định hướng SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Hoạt động khởi động:
 Gv: Trình chiếu về tranh ảnh mùa xuân của miền Bắc 
 Hs: Thảo luận và Trả lời
 Gv: Tạo tình huống vào bài mới:
Văn bản “Một thức quà của lúa non: cốm”, Thạch Lam đã cho chúng ta cảm nhận được thứ quà đặc sắc, món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội. Hôm nay Vũ Bằng cũng sẽ cho chúng ta cảm nhận được không khí, đất trời của Hà Nội khi vào xuân qua văn bản “Mùa xuân của tôi”. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.
- Mục tiêu: Nắm tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục và đọc sáng tạo văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
GV: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả? 
HS: trả lời, bổ sung
TL: Vũ Bằng (1913 – 1984), sinh tại Hà Nội, là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút. Sau năm 1954, ông vừa viết văn, làm báo vừa hoạt động cách mạng ở Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về miền Bắc.
GV: Em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
HS: trả lời, bổ sung
TL: Thương nhớ mười hai là tập tùy bút – bút kí của nhà văn được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt; nhà văn đã kí thác tâm trạng của mình vào những trang văn tài hoa, độc đáo viết về quê hương. Văn bản Mùa xuân của tôi được trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai.
Gv: Em hãy cho biết phương thức biểu đạt bài văn này là gì ?
HS: trả lời, bổ sung
TL: Phương thức biểu đạt :Biểu cảm
GV: Hướng dẫn học sinh đọc:
 Đọc đúng giọng biểu cảm, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt. Khi đọc cần bám sát mạch từng câu văn, đoạn văn để chọn giọng đọc cho phù hợp.
 - Đọc mẫu
HS: Đọc, nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó.
HS: Phát hiện từ khó và tìm hiểu nghĩa
HS: trả lời
cắt.
GV: Bài văn có thể chia thành mấy phần ?Nội dung của mỗi phần là gì?
HS: trả lời
TL: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: 
 Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- Phần 2: tiếp đến “liên hoan”: 
 Cảnh sắc không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người
Phần 3: Còn lại:
 Cảnh sắc mùa xuân đất Bắc sau rằm tháng giêng.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não.
GV: Gọi HS đọc đoạn từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”
- Tình cảm của con người với mùa xuân được tác giả biểu hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Tác dụng?
HS: trả lời, nhận xét.
TL: 
- Giọng văn tha thiết chân tình. Tình cảm của con người với mùa xuân như một quy luật tự nhiên. 
- Biện pháp nghệ thuật so sánh: người với mùa xuân như non - nước, bướm – hoa, trăng – gió, mẹ - con, trai – gái, vợ -chồng.
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu “ai bảo”, “đừng thương”, “ai cấm được”. Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân.
GV: Đoạn văn bình luận trên đã bộc lộ được thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với mùa xuân quê hương?
HS: trả lời
TL: Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung của tác giả với mùa xuân.
GV: Nhận xét, đánh giá.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
a) Tác giả:
Vũ Bằng ( 1913 – 1984), sinh tại Hà Nội. Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút.
b) Tác phẩm:
Xuất xứ trích trong tập tùy bút – bút kí “ Thương nhớ mười hai ”
Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ ngụy, xa quê đất Bắc
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
2- Đọc – hiểu chú thích:
3- Bố cục: 3 phần
II- Tìm hiểu văn bản:
1- Tình cảm của con người đối với mùa xuân:
 - Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được...
- Nghệ thuật: Điệp từ, điệp ngữ và điệp kiểu câu
à Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân.
è Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
3. Hoạt động Luyện tập – Vận dụng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
- Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài tập.
- Phương pháp: Làm bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai?
A. Vũ Bằng
B. Minh Hương
C.Nguyễn Duy
D. Nguyễn Tuân
Câu 2. Văn bản được trích trong tản văn Thương nhớ mười hai, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân
B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể
C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc
D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất
Câu 4. Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì?
A. Điệp ngữ
B. So sánh
C. Dùng từ đồng nghĩa
D. Dùng lối chơi chữ
Câu 5. Văn bản mùa xuân của tôi nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Bài mùa xuân của tôi của Vũ Bằng được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
Chính luận 
Tự sự
Biểu cảm
Câu 7. Từ “ai” trong câu trên là?
A. Danh từ chỉ người
B. Danh từ chỉ vật
C. Đại từ để trỏ
D. Đại từ để hỏi
Câu 8. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy ?
A - Ngôi thứ ba
B - Ngôi thứ hai
C - Ngôi thứ nhất số ít
D - Ngôi thứ nhất số nhiều
HS: Làm việc cá nhân , trình bày.
GV: Đánh giá nhận xét.
Đáp án: 
Câu 1.A
Câu 2.A
Câu 3.C
Câu 4.A
Câu 5.A
Câu 6.C
Câu 7.A
Câu 8.C
4. Tìm tòi mở rộng:
Viết cảm nhận của bản thân về đoạn thơ đầu của bài văn Mùa xuân của tôi 
 ( Làm ở nhà)	 
IV. Dặn dò :
Nắm được tác giả, xuất xứ của văn Mùa xuân của tôi
Nắm được tình cảm con người đối với mùa xuân 
Học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài
V. Rút kinh nghiệm
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_mua_xuan_cua_toi_nam_hoc_2021_2022_dang_va.doc