Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20, Bài 7: Bánh trôi nước - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20, Bài 7: Bánh trôi nước - Năm học 2021-2022

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ và niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài thơ. Nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương.

2. Năng lực

Phát triển năng lực giao tiếp: đọc lưu loát, đúng ngữ điệu, đọc hiểu nội dung chính của văn bản; nhận biết thể loại của văn bản, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

3. Phẩm chất

Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong mọi thời đại.

Đối với HS khá, giỏi:

Lí giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”. Phân tích được vẻ đẹp người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.

II. Thiết bị và học liệu

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài.

III.Tổ chức các hoạt động học

1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra đầu giờ (4p)

- HĐ cá nhân (1 p) thực hiện yêu cầu bài tập.

- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.GV nhận xét, KL

H: Đọc thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” và nêu nội dung chính của bài thơ?

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 4070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 20, Bài 7: Bánh trôi nước - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2021
Ngày giảng: 29/9/2021 (7E); 2/10/2021 (7D) 
Tiết 20 - Bài 7 
BÁNH TRÔI NƯỚC
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp, thân phận chìm nổi, bản lĩnh sắt son của người phụ nữ trong xã hội cũ và niềm xót thương, đồng cảm, trân trọng của Hồ Xuân Hương đối với họ trong bài thơ. Nhận xét được một số đặc điểm của thơ Hồ Xuân Hương.
2. Năng lực
Phát triển năng lực giao tiếp: đọc lưu loát, đúng ngữ điệu, đọc hiểu nội dung chính của văn bản; nhận biết thể loại của văn bản, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
3. Phẩm chất
Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong mọi thời đại. 
Đối với HS khá, giỏi:
Lí giải vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”. Phân tích được vẻ đẹp người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
II. Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài.
III.Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ (4p)
- HĐ cá nhân (1 p) thực hiện yêu cầu bài tập.
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.GV nhận xét, KL
H: Đọc thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang” và nêu nội dung chính của bài thơ? 
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A.Hoạt động mở đầu
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới về nội dung bài thơ.
- HĐ cá nhân (1 p) thực hiện yêu cầu bài tập.
- HS chia sẻ cá nhân, nhận xét, bổ sung. 
Chiếu Slide1: Hình ảnh bánh trôi
 GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân HĐ khởi động-> Hs Báo cáo, chia sẻ về cách làm bánh trôi 
H: Nêu hiểu biết của em về bánh trôi và cách làm bánh trôi?
Bánh trôi: là loại bánh được làm bằng bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có nhân đường phèn màu đỏ bên trong, được luộc bằng cách bỏ vào nồi nước đun sôi, khi bánh nổi là chín.
Các em đã chuẩn bị bài ở nhà, em thấy trong bài học hôm nay nhà thơ Hồ Xuân Hương đã viết về sự vật gì? 
GV dẫn dắt vào bài: Nhà thơ Hồ Xuân Hương lấy đề tài về hình ảnh chiếc bánh trôi nước để làm thơ. Bài thơ được viết theo lối vịnh vật có nghĩa là mượn hình ảnh sự vật để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của con người. Vậy sự vật đó được miêu tả nhưu thế nào và cảm xúc gì của tác giả được bộc lộ trong bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động: Hình thành kiến thức
Văn bản đọc như thế nào?
Hs chia sẻ: ngắt nhịp 2/2/3 hoăc 4/3
2 h/s đọc. Nhận xét bạn đọc. GV nhận xét, uốn nắn.
Học sinh hoạt động cá nhân đọc thầm phần chú thích.
Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả ? 
Cá nhân chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
Gv sử dụng: 
- Tác giả:
+ Hồ Xuân Hương quê ở Nghệ An.
+ Là nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam. 
+ Bà được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. 
Gv giới thiệu hình ảnh một vài tác phẩm của nhà thơ và những nét chính: 
Gv bổ sung thêm: Từ bé thông minh, lớn lên không phải là người phụ nữ an phận. Đi ngao du, giao thiệp rộng, có bản lĩnh, cá tính -> đứa con “nghịch tử” của xã hội phong kiến. Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về phụ nữ 
-> mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ.
Hs hoạt động cá nhân: a (Tr65)
H: Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ?
Hs chia sẻ: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Hiệp vần: chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on: tròn – non – son. 
Gv chốt.
GV: Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương, được làm theo lối vịnh (vịnh vật), phần lớn từ ngữ là chữ Nôm.
Gv chuyển ý.
Gv sử dụng: 
Hđ cặp đôi (2’): b (Tr 65) – báo cáo, chia sẻ.
H. Bài thơ Bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
Hs chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
Gv chốt: 
- Đều mở đầu bằng cụm từ “thân em”
- Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
- Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình. 
Hs hoạt động cá nhân (2’) trả lời câu hỏi.
 Hs chia sẻ, nhận xét. Gv nhận xét, khái quát.
H. Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả như thế nào ? (Gợi ý: màu sắc ; hình dáng ; nhân bánh ; cách nấu ; lúc bánh sống, lúc bánh chín thì như thế nào ở trong nước ; chất lượng bánh).
Hđ chung cả lớp :
H. Khi miêu tả hình ảnh bánh trôi nước, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì ? Tác dụng của chúng ?
Hs chia sẻ, nhận xét, nhận xét. Gv chốt.
Gv : Nhân hóa (thân em) ; đối lập (chìm - nổi) ; đảo trật tự cú pháp (bảy nổi ba chìm với nước non) Bài thơ còn sử dụng quan hệ từ vừa .vừa 
Kiến thức về quan hệ từ, chúng ta sẽ học ở tiết 27 sắp tới.
 Hđ cặp đôi (5’) : báo cáo, chia sẻ.
- Bài thơ gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (gợi ý : hình thể, vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất) ?
- Nhận xét về nghệ thuật, giọng điệu bài thơ ? Tác dụng của chúng ?
Hs chia sẻ, nhận xét.
Gv chốt.
Hđ chung cả lớp :
H: Trong hai hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
Hs chia sẻ : hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Gv : Bánh trôi nước viết về một đề tài quen thuộc, gần gũi, bình dị (cái bánh trôi nước) để từ đó tác giả gửi gắm chủ đề sâu sắc: vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong XHPK. Trong hai nét nghĩa này thì nghĩa thứ hai là nét nghĩa chính, quyết định giá trị của bài thơ. 
Hđ chung : e (Tr 65)
H: Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào ? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó ?
Hs chia sẻ : Cảm thông, đồng cảm. Thể hiện ở cả bài thơ.
H: Nêu nghệ thuật, nội dung chính của bài thơ ?
Hs chia sẻ, nhận xét. Gv chốt : Slide 9
- GV có thể cho HS liên hệ với người phụ nữ trong xã hội xưa: Chúng ta thấy rằng dưới xã hội phong kiến bất công cuộc sống của con người vô cùng cực khổ. Biết bao nhiêu người con gái chịu số kiếp hồng nhan mà bạc phận. Bao nhiêu lời than, bao nhiêu tiếng lòng của người phụ nữ đã thốt lên.
" Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
- Đẹp, duyên dáng đấy nhưng cũng chẳng biết cuộc đời mình rồi sẽ đi đâu về đâu. HXH rất thấu hiểu và cảm thông với họ. Bởi lẽ cuộc đời bà đã trải qua nhiều đau khổ, nhiều gian truân sóng gió.
* Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức vào giải quyết bài tập.
Hs đọc bài tập 1 (Tr 67), xác định yêu cầu bài tập.
Hđ cá nhân. Gv mời 1 h/s lên bảng làm. Các học sinh khác làm vào nháp.
Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
Gv nhận xét, đánh giá, chữa:
* Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức vào giải quyết bài tập vận dụng.
HS thực hiện bài tập 1, 2 trang 52.
I. Đọc và thảo luận chú thích
- Tác giả: (SGK)
- Tác phẩm: 
+ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
+ Màu sắc: trắng
+ Hình dáng: tròn
+ Nhân: đỏ son
+ Cách nấu: luộc trong nước
+ Sống: chìm, chín: nổi
+ Chất lượng: dẻo, ngon ngọt không thay đổi.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, đối lập, đảo trật tự cú pháp.
- Bánh trôi là loại bánh vừa đẹp về hình thức, vừa ngon đậm đà, hấp dẫn.
2. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Hình thể: “vừa trắng vừa tròn” 
- Vẻ đẹp tròn đầy, hoàn hảo.
- Thân phận: 
+ “Bảy nổi ba chìm” -> Lận đận, bấp bênh, vất vả, truân chuyên.
+ “Rắn nát mặc dầu” -> Phụ thuộc và cam chịu.
- Phẩm chất: “vẫn giữ tấm lòng son” -> Son sắt, thủy chung
- Nghệ thuật: Ẩn dụ, giọng thơ rắn rỏi.
-> Khẳng định, ngợi ca phẩm giá của người phụ nữ. Trong mọi hoàn cảnh luôn giữ tấm lòng son sắc, thuỷ chung.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nhân hóa, ẩn dụ, đối lập, đảo.
- Kết cấu chặt chẽ.
- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng; giọng điệu rắn rỏi. 
2. Nội dung
- Thái độ trân trọng, ngợị ca vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ.
- Cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
IV. Luyện tập
Bài tập 1 
- Bài thơ không sử dụng từ Hán Việt. Vì đây là bài thơ chữ Nôm.
- Thơ Hồ Xuân Hương gần với ca dao.
4. Củng cố
	- Gv khái quát lại nội dung của văn bản bằng sơ đồ tư duy
	5. Hướng dẫn học bài: 
 	- Bài cũ: 
+ Học thuộc bài thơ.
	+ Phân tích được hình ảnh chiếc bánh trôi, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ trong bài thơ Bánh trôi nước.
	+ Vẽ sơ đồ tư duy cho nghệ thuật, nội dung văn bản Bánh trôi nước.
- Bài mới: 
----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_20_bai_7_banh_troi_nuoc_nam_hoc_2021.docx