Giáo án Ngữ văn 7 - Từ ghép

Giáo án Ngữ văn 7 - Từ ghép

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.

2. Kĩ năng

- Chỉ ra được các từ ghép trong văn bản, biết cách dùng từ ghép

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng từ ghép, trân trọng ngôn từ tiếng Việt

4. Năng lực và phẩm chất

 - Năng lực:

 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

 + NL giao tiếp và hợp tác;

 + NL thẩm mĩ.

 - Phẩm chất: Yêu nước; nhân ái.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK; Chuẩn kiến thức kĩ năng; Tài liệu tham khảo; Bảng phụ

2. HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

+ Phương pháp: Dạy học nhóm, Diễn giảng; Vấn đáp.

+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Kĩ thuật động não,.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TỪ GHÉP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT	
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
2. Kĩ năng
- Chỉ ra được các từ ghép trong văn bản, biết cách dùng từ ghép
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng từ ghép, trân trọng ngôn từ tiếng Việt
4. Năng lực và phẩm chất
	- Năng lực: 
	+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
	+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ; 
	+ NL giao tiếp và hợp tác; 
	+ NL thẩm mĩ.
	- Phẩm chất: Yêu nước; nhân ái...
II. CHUẨN BỊ:	
1. GV: SGK; Chuẩn kiến thức kĩ năng; Tài liệu tham khảo; Bảng phụ
2. HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
+ Phương pháp: Dạy học nhóm, Diễn giảng; Vấn đáp...
+ Kĩ thuật: Đặt câu hỏi; Kĩ thuật động não,...
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động: Khởi động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu lớp chia làm 2 đội, các đội sẽ thi đoán ý đồng đội.
- Thể lệ: Mỗi nhóm sẽ cử ra 2 thành viên, tham gia đoán từ khóa, mỗi đội sẽ có 10 từ khóa, mỗi từ khóa tương ứng 1 điểm. Lưu ý, các từ khóa này sẽ toàn bộ là từ ghép nhằm dẫn dắt HS vào bài.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ bằng cách tham gia trò chơi
Bước 3: HS thực hiện trò chơi
Bước 4: GV tổng kết và dẫn dắt vào bài mới
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Thao tác 1: Các loại từ ghép
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK trang 13 và làm việc theo bàn trong vòng 4 phút để trả lời các yêu cầu:
- Dãy tay trái, đọc ví dụ (a) và thực hiện yêu cầu:
+ Tìm những từ ghép trong ví dụ.
+ Trong các từ ghép trên, theo em tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào có thể thay đổi ? 
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các tiếng trong ví dụ (a)?
 F Qua tìm hiểu ví dụ (a), em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ?
- Dãy tay phải, đọc ví dụ (b) và thực hiện yêu cầu:
+ Em thấy từ ghép trong ví dụ (b) có phân ra làm tiếng chính, tiếng phụ không?
+ Nghĩa của các tiếng có ngang bằng nhau không?
+ Vậy em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập? 
+ Qua tìm hiểu, em cho biết có mấy loại từ ghép?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
- Sau khi hết thời gian làm việc, đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi, các HS còn lại, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
I- Các loại từ ghép
1. Ví dụ 
a - Bà ngoại, thơm phức
b - Quần áo, trầm bổng
2. Nhận xét 
VD (a): Bà / ngoại, thơm / phức
 c - p c - p
- Tiếng phụ có thể thay đổi
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
ð Đó là từ ghép chính phụ
VD (b): Quần áo, trầm bổng
- Không có tiếng chính và tiếng phụ.
- Nghĩa bình đẳng như nhau.
ð Đó là từ ghép đẳng lập
Thao tác 2: Nghĩa của từ
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK trang 14 và làm việc theo bàn trong vòng 3 phút để trả lời các yêu cầu:
- Dãy tay trái, đọc ví dụ (1) và thực hiện yêu cầu:
+ So sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với từ “ bà”? 
+ Từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào? Nêu ví dụ.
- Dãy tay phải, đọc ví dụ (2) và thực hiện yêu cầu:
+ So sánh nghĩa của từ “quần áo” với mỗi tiếng: quần, áo; “trầm bổng” với trầm, bổng
+ Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập?
+ Qua tìm hiểu, em thấy nghĩa của mỗi loại từ ghép được hiểu như thế nào?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
- Sau khi hết thời gian làm việc, đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi, các HS còn lại, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
II. Nghĩa của từ
1) Từ ghép chính phụ
 Ví dụ 1:
- Bà ngoại: người phụ nữ sinh ra mẹ
- Bà: Người sinh ra cha me
- Nghĩa của từ” bà ngoại” hẹp hơn nghĩa từ “ bà”.
ð Từ ghép chính phụ có nghĩa hẹp hơn so với tiếng gốc
- VD: yếu đuối 
2) Từ ghép đẳng lập
- Ví dụ 2: 
Quần áo # quần, áo
( chung) ( cụ thể) 
Trầm bổng # trầm, bổng
(khái quát) ( riêng, cụ thể)
ð Nghĩa của từ ghép đẳng lập có nghĩa chung, khái quát, hợp thành bởi nghĩa riêng, nghĩa cụ thể.
3. Hoạt động: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 5 nhóm, phát bảng phụ cho mỗi nhóm. 
- GV yêu cầu trong vòng 5 phút, các nhóm phải hoàn thành bài tập trong SGK
- Nhóm 1: Bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2
- Nhóm 3: Bài tập 3
- Nhóm 4: Bài tập 4
- Nhóm 5: Bài tập 5
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện
- Sau khi hết thời gian làm việc, HS treo bảng phụ lên bảng.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các loại từ ghép, chỉ rõ các từ ghép đó
5. Hoạt động: Tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tìm các từ ghép và phân loại nó trong VB “Mẹ tôi” và “Cổng trường mở ra”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tu_ghep.docx