Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 6 đến 10
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản.
- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
Bài 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC (12 TIẾT) CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN: Đọc và thực hành tiếng Việt: - Đọc – hiểu các văn bản: Tự học – một thú vui bổ ích (Nguyễn Hiến Lê); Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) - Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học (Thanh Tịnh) - Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) - Thực hành Tiếng Việt: Liên kết trong văn bản: Đặc điểm và chức năng. Viết: Viết bài văn nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống Nói và nghe. Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống Ôn tập THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết 1. Đọc và thực hành tiếng Việt: 8 tiết 2. Viết: 2 tiết 3. Nói và nghe: 1 tiết 4. Ôn tập: 1 tiết Bài học Số tiết Thời điểm Ngày dạy Tiết Tuần Bài 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC Tri thức đọc hiểu + Đọc: VB Tự học – Một thú vui bổ ích 12 ../ / 2022 Đọc: VB Bàn về đọc sách ../ / 2022 Đọc kết nối chủ điểm: Tôi đi học Tri thức tiếng Việt + Thực hành Tiếng Việt ../ / 2022 Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ../ / 2022 Nói và nghe: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống ../ / 2022 Ôn tập ../ / 2022 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản. - Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt + Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ + Năng lực giao tiếp tiếng Việt 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học. - Thiết kể bài giảng điện tử. - Phương tiện và học liệu: + Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng... + Học liệu: GV sử dụng ảnh, tranh ảnh hoặc clip về tự học, các hiện tượng xã hội. + Phiếu học tập: sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe. 2. Học sinh. - Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK. - Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và nghe và thực hành bài tập SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (CẢ CHỦ ĐỀ) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học nhằm giới thiệu chủ đề của bài học 6 là Hành trình tri thức gắn với thể loại văn bản nghị luận. 2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ 3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV chiếu cho HS xem video “Đác-uyn – Nhà bác học không ngừng học” Link: . Yêu cầu: HS xem video và trả lời các câu hỏi: ? Tại sao Đác-uyn dù đã lớn tuổi nhưng vẫn tiếp tục học? Theo em việc học của mỗi người có lúc nào dừng lại không? Vậy việc học có ý nghĩa gì với chúng ta? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: suy nghĩ cá nhân thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ cá nhân, trả lời câu hỏi của GV HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Giới thiệu bài học 6: Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng .Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. 2. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC (CẢ CHỦ ĐỀ) NỘI DUNG 1: ĐỌC VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (8 tiết) Thao tác 1: Tiết : TRI THỨC NGỮ VĂN ĐỌC VB 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống - Chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. 1.2. Năng lực a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ - Năng lực giao tiếp tiếng Việt 1.3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc học, có ý thức tự học. 2. Thiết bị dạy học và học liệu 2.1. Giáo viên: - Giáo án; - Máy chiếu, máy tính - Phiếu bài tập. - Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2.2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 3.Tiến trình dạy học 3.1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem một clip về việc tự học (có thể gửi cho HS xem trước ở nhà – vì clip khá dài) Link: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Thế nào là tự học? ? Theo em, việc tự học có gì thú vị? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - GV động viên, khuyến khích HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ suy nghĩ, trả lời. Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới. 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới A. TRI THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống b. Nội dung hoạt động: - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống (nghị luận xã hội). - HS trả lời, hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Làm việc cá nhân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc nhanh mục Tri thức ngữ văn – Nghị luận xã hội (SGK/Tr 5) và cho biết: ? VB nghị luận về một vấn đề đời sống viết ra để làm gì? Hoàn thành bài tập điền từ còn thiếu và chỗ trống Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Hs trao đổi theo cặp trong bàn, nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi và hoàn thành bài tập HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá, kết luận - GV nhận xét, chuẩn kiến thức 1. Khái niệm Văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. 2. Đặc điểm Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau: - Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. - Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận. - Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Hoạt động 3.2.2: Trải nghiệm cùng văn bản B. VB: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH I. Trải nghiệm cùng văn bản a. Mục tiêu: - Biết được một số nét khái quát về tác giả, xuất xứ của tác phẩm. - Biết được những nét chung của văn bản: thể loại, phương thức biểu đạt. b. Nội dung hoạt động: - Tiến hành đọc văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích”. - Nêu được các nét chung về tác giả, xác định được xuất xứ, thể loại.... c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1. Tìm hiểu tác giả Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi với bạn cùng bàn về PHT1 (GV đã giao về nhà chuẩn bị từ tiết trước) ? Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Hiến Lê? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định GV: - Nhận xét thái độ làm việc HS - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 1. Tác giả - Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) - Quê : Sơn Tây (Ba Vì – Hà Nội) - Ông là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hoá với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn, dịch thuật nhiều lĩnh vực khác nhau. N.vụ 2. Tìm hiểu chung về tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản ? Nêu xuất xứ của văn bản? ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? Xác định phương thức biểu đạt chính? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm a. Đọc – hiểu chú thích b. Tìm hiểu chung: - Trích từ tác phẩm Tự học – một nhu cầu thời đại - Thể loại: văn nghị luận - PTBĐ: nghị luận - Bố cục: 2 phần + Nêu vấn đề: Từ đầu -> một cái thú. + Giải quyết vấn đề: Còn lại PHT 1 NHIỆM VỤ NỘI DUNG 1. Giới thiệu đôi nét về tác giả? 2. Nêu xuất xứ của văn bản? 3. Văn bản thuộc thể loại nào? 4. Xác định phương thức biểu đạt chính? 5. Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Nêu vấn đề a. Mục tiêu: - Hiểu được mục đích của văn bản Tự học – một thú vui bổ ích b. Nội dung hoạt động: - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, kĩ thuật động não để tìm hiểu về mục đích của văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ + VB nghị luận viết ra nhằm mục đích gì? + VB Tự học – một thú vui bổ ích viết ra nhằm thuyết phục chúng ta về điều gì + Tác giả đã nêu vấn đề như thế nào? + Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề ấy? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV gợi mở (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin và chuyển dẫn sang đề mục sau. - VB nghị luận được viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết. - VB Tự học được viết ra để thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học. => Nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, xúc tích 2. Giải quyết vấn đề a. Mục tiêu: - Nhận biết và chỉ ra mối liên giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT khăn phủ bàn tìm hiểu ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng trong VB HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 2 d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm lớp - GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc vă bản, gạch chân những ý chính trong đoạn văn. Thảo luận theo nhóm theo PHT 2, chỉ rõ những lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu trong văn bản? Câu hỏi gợi dẫn: + Chỉ ra các câu văn nêu ý kiến, các câu văn nêu lí lẽ, dẫn chứng trong VB? + HS đọc lại đoạn cuối của VB: ? Chỉ ra những bằng chứng trong đoạn trích này? ? Em có nhận xét gì về những bằng chứng này? ? Vì sao những bằng chứng này có thể làm tăng sức thuyết phục cho đoạn trích? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, cố vấn B3: Báo cáo, thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức a. Ý kiến 1: Thú tự học giống thú đi bộ - Lí lẽ: Tự học giúp người học hình thành tri thưc một cách tự chủ, tự do - Dẫn chứng: Biết được viên Dạ Minh Châu, khúc Nghệ thường vũ y, kiến thức về côn trùng b. Ý kiến 2: Thú tự học là phương thuốc chữa bệnh âu sầu - Lí lẽ: Việc đọc sách giúp ta cảm thấy đồng cảm, an ủi - Bằng chứng: Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn, quá trình đọc sách của Mon-ti Mông-te-xki-ơ c. Ý kiến 3: Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm tâm hồn ta lên - Lí lẽ: Tự học giúp ta tiến bộ, có thể cống hiến cho xã hội - Bằng chứng: + Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề, cống hiến -> những người tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống -> khẳng định dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội + Những tấm gương nhà khoa học tự học -> những người có sức ảnh hưởng => Nhiều người biết, đáng tin cậy, số đông thừa nhận nên những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận. PHT 2 VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN Thú vui tự học Ý kiến 1 .. Ý kiến 2 Ý kiến 3 . . Lí lẽ .. Dẫn chứng .. Lí lẽ .. Dẫn chứng ... Lí lẽ . Dẫn chứng .. 3. Nhận diện đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống thể hiện qua VB a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống qua văn bản Tự học – một thú vui bổ ích b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS suy nghĩ và làm việc cá nhân, nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào phần tri thức đọc hiểu thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, gợi dẫn B3: Báo cáo, thảo luận - HS đại diện trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - VB thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học - VB đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ cho ý kiến, các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí ( trước hết, hơn nữa, quan trọng hơn cả: tăng dần theo mức độ quan trọng) để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học 4. Bài học a. Mục tiêu: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu tình huống, HS trả lời: + Giả sử một bạn HS chủ động tìm đến thầy cô để được hướng dẫn những vấn đề mà bạn ấy tìm tòi, nghiên cứu ở nhà, thì như thế có được tính là tự học không? + Theo em, có thể tự học thành công mà hoàn toàn không cần sự trợ giúp của người khác không? + Theo em, tự học như thế nào để hiệu quả? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, gợi dẫn B3: Báo cáo, thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai, mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập, chủ động tìm kiếm tri thức và biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học được hiệu quả. - Tự học hiệu quả: + Lập kế hoạch và mục tiêu cho việc tự học + Lựa chọn môn học yêu thích, học xen kẽ các môn yêu thích và môn không thích + Đặt thời gian học từ ít đến nhiều + Tham gia vào nhóm, câu lạc bộ tự học để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm + Chọn cách ghi nhớ riêng : viết lại nhiều lần trên giấy, vẽ sơ đồ hệ thống, đọc to, đọc thầm + Kỷ luật khi học + Thường xuyên tự kiểm tra kiến thức và ôn lại III. Tổng kết a. Mục tiêu: - Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của VB? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, gợi dẫn B3: Báo cáo, thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 1. Nội dung: - VB bàn về lợi ích của tự học từ đó định hướng cho học sinh có tinh thần tự học 2. Nghệ thuật: - Phương thức biểu đạt: nghị luận. - Các lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học trả lời các câu hỏi trong trò chơi. b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi “ Bay lên nào” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trò chơi “Bay lên nào” qua hệ thống câu hỏi: Câu 1: Văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” đưa ra mấy ý kiến? - 3 ý kiến Câu 2: Dẫn chứng cho ý kiến “Thú tự học giống thú đi bộ”? - Biết được viên Dạ Minh Châu, khúc Nghệ thường vũ y, kiến thức về côn trùng Câu 3: Vì sao bằng chứng “Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề, cống hiến” lại làm tăng sức thuyết phục cho đoạn trích? - Họ là những người tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống D. Vì họ là những người có sức ảnh hưởng lớn Câu 4: VB Tự học – một thư vui bổ ích viết ra nhằm mục đích gì? - Thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học. Câu 5. “Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn” là dẫn chứng cho ý kiến nào? - Thú tự học là phương thuốc chữa bệnh âu sầu Câu 6: Văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” thuộc thể loại gì? - Văn nghị luận Câu 7. Nội dung chính của văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” là gì? - VB bàn về lợi ích của tự học từ đó định hướng cho học sinh có tinh thần tự học B2: Thực hiện nhiệm vụ HS tham gia trò chơi B3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của bản thân mình? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn * Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Bàn về đọc sách” Thao tác 2: Văn bản 2: Tiết .....: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Chu Quang Tiềm) 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống - Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó. - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB. 1.2. Năng lực a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ - Năng lực giao tiếp tiếng Việt 1.3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ, có trách nhiệm với việc học, có ý thức tự học. 2. Thiết bị dạy học và học liệu 2.1. Giáo viên: - Giáo án; - Máy chiếu, máy tính - Phiếu học tập. 2.2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 3.Tiến trình dạy học 3.1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Xem video sau và cho biết thông điệp được gửi gắm là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - GV động viên, khuyến khích HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ suy nghĩ, trả lời. Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới. 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 3.2.2: Trải nghiệm cùng văn bản I. Trải nghiệm cùng văn bản a. Mục tiêu: - Biết được một số nét khái quát về tác giả, xuất xứ của tác phẩm. - Biết được những nét chung của văn bản: thể loại, phương thức biểu đạt. - Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó. b. Nội dung hoạt động: - Tiến hành đọc văn bản “Bàn về đọc sách”. - Nêu được các nét chung về tác giả, xác định được xuất xứ, thể loại.... c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi với bạn cùng bàn về PHT1 (GV đã giao về nhà chuẩn bị từ tiết trước) ? Giới thiệu đôi nét về tác giả Chu Quang Tiềm? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định GV: - Nhận xét thái độ làm việc HS - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 1. Tác giả - Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) - Là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc B1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp) + GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. + GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản ? Nêu xuất xứ của văn bản? ? Văn bản thuộc thể loại nào? ? Xác định phương thức biểu đạt chính? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm a. Đọc – hiểu chú thích b. Tìm hiểu chung: - In trong “Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” - Thể loại: văn nghị luận - PTBĐ: nghị luận - Mục đích: khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời, từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người. - Bố cục: 3 phần + Từ đầu “làm kẻ lạc hậu”: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách + Tiếp “Những cuốn sách cơ bản”: Các khó khăn, thiên hướng sai lệch khi đọc sách + Còn lại: Phương pháp đọc sách II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Bàn về đọc sách a. Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống - Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó. - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. b. Nội dung hoạt động: - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, kĩ thuật động não, phương pháp thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ Văn bản Bàn về đọc sách được viết ra nhằm mục đích gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV gợi mở (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin và chuyển dẫn sang đề mục sau. a. Mục đích của văn bản Thuyết phục người đọc về 2 vấn đề (1) Tầm quan trọng của việc đọc sách. (2) Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc. B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia nhóm lớp - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Yêu cầu HS hoàn thiện PHT 2 + Trả lời 3 câu hỏi sau khi hoàn thiện PHT2 B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, cố vấn B3: Báo cáo, thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức b. MQH giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB Nhận xét: - Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí - Việc sắp xếp các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng góp phần làm rõ mục đích của văn bản - Tác giả sắp xếp theo trình tự “một là ”, “hai là ” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho VB. 2. Bài học a. Mục tiêu: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS suy nghĩ và làm việc cá nhân, nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi - Theo em, để tích luỹ tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao? - GV cho HS xem 3 clip ngắn để + Nhận xét cách học + Rút ra bài học cho bản thân B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào phần tri thức đọc hiểu thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, gợi dẫn B3: Báo cáo, thảo luận - HS đại diện trả lời - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - Đọc sau, đọc kĩ - Có kĩ năng đọc nhanh, đọc lướt - Cần xác định mục tiêu đọc để có cách đọc hiệu quả. III. Tổng kết a. Mục tiêu: - Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của VB? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi - Gv quan sát, gợi dẫn B3: Báo cáo, thảo luận - HS thuyết trình sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 1. Nghệ thuật : - Vấn đề được đề cập đến một cách toàn diện, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể qua phân tích, so sánh đối chiếu 2. Nội dung - Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách "Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn" - Cái khó của việc đọc sách: - Phương pháp đọc sách + Đọc tinh, đọc kĩ. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học trả lời các câu hỏi trong trò chơi. b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi “ Ngôi sao may mắn” c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trò chơi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_7_bai_6_den_10.docx