Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Nguyễn Như Lợi

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Nguyễn Như Lợi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .

1. Kiến thức. giúp hs hiểu:

- Về thời tiết, đời sống sản xuất, văn hóa, lối ứng xử của người Đồng Nai trong quan hệ gia đình, xã hội.

- Cách nói ngắn gọn, chân phương, đi thẳng vào vấn đề.

- Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường

2. Kĩ năng.

- Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương

- Biết cách tìm hiểu ca dao tục ngữ địa phương ở mức đô nhất định

- Thuộc lòng câu tục ngữ trong văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

- Với giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

- Với học sinh: Đọc bài trước ở nhà, soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ

? Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

+ Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

+ Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

- Nội dung: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

3) Bài mới

Tục ngữ là kho tang của trí tuệ, nó đúc kết kinh nghiệm sống của nhân dân. Tục ngữ Đồng Nai góp phần làm giàu them vốn kinh nghiệm sống thiết thực của nhân dân xuất phát từ đặc điểm địa phương Đồng Nai.

 

doc 177 trang sontrang 8020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ II - Nguyễn Như Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Tiết 73
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
(Lồng ghép môi truờng, giáo dục kĩ năng sống) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
1. Kiến thức.
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học
- Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường
2. Kĩ năng.
- Đọc hiểu, phân tích các lớp nghĩa cảu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đới sống.
B. CHUẨN BỊ:
- Với giáo viên: Soạn giáo án
 Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Với học sinh: Đọc bài trước ở nhà, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị tập vở của HS trong chương trình HKII.
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ
Pp: Đọc, vấn đáp, động não
Gv: Dựa vào sgk, em hãy cho biết tục ngữ là gì?
Gv: Cùng với ca dao, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian xuất hiện từ lâu đời và có đạc điểm gần giống nhau. Tục ngữ có một số đặc điểm sau mà ta cần chú ý:
- Về hình thức: TN là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, có kết cấu bền vững do đó dễ nhớ, dễ thuộc
- Về nội dung: TN nêu lên kinh ngiệm của nhân dân ta về nhiều mặt. Tượng tự như ca dao, tục ngữ cũng có nhiều nội dung như: tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ về con người- xã hội Tùy theo từng câu, tục ngữ cũng có nghĩa đen, nghĩa bóng.
VD: Lạt mềm buộc chặt (2 nghĩa)
 + Nghĩa đen: sợi lạt chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm, mối buộc sẽ bền chặt.
 + Nghĩa bóng: Ai mềm mỏng, khéo léo trong quan hệ giao tiếp thì dễ đạt được mục đích.
- Về việc sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động trong đời sống xã hội, trong cách đánh giá sự việc, lời ăn tiếng nói đề làm cho lới ăn tiếng nói thêm sinh động và sâu 
* Phân biệt tục ngữ và thành ngữ:
– Tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói đều dùng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.
– Khác: thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thực cụm từ cố định.
VD: Cao như sếu
 Năm lần bảy lượt
– Còn tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.
– Tuy nhiên có một số trường hợp rất khó phân biệt đó là tục ngữ hay thành ngữ.
Tục ngữ dân gian có thể chia thành nhiều đề tài. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất.
* HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản.
Pp: Đọc, vấn đáp, động não
1. Đọc.
 Gọi HS đọc 8 câu tục ngữ về tự nhiên LĐSX trong SGK/4
2. Chú thích.
- Gọi Hs đọc các chú thích 1-8
3. Bố cục
Gv: Dựa vào nội dung và hình thức sử dụng từ, ta có thể chia những câu tục ngữ này thành mấy nhóm?
- 2 nhóm. 
+ Nhóm 1: câu 1-4: Kinh nghiệm quan sát thiên nhiên dự đoán thới tiết.
+ Nhóm 2: câu 5-8: Những câu tục ngữ về Kinh nghiệm về lao động sản xuất. 
4.Thể loại: Văn học dân gian
* HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích
Pp: Đọc, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, động não
GV gọi HS đọc bài tục ngữ 1.
GV: Em hãy nhận xét về vần, nhịp, các biện pháp nghệ thuật khác trong câu tục ngữ.
- Nhịp 3/4 hoặc 3/3/2.
– Vần lưng cách (vần bằng).
+ Năm ... nằm.
+ Mười ... cười.
Phép đối, nói quá.
+ Đêm / ngày.
+ Chưa nằm ... sáng.
+ Chưa cười ... tối.
Gv: Câu tục ngữ này nêu lên ý nghĩa gì và nó đươc vận dụng để làm gì?
Đáp án: Nghĩa của câu tục ngữ này là tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng 10 (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn.
=> Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán sắp xếp công việc tiết kiệm thời gian.
GV gọi HS đọc câu 2.
GV: Ý nghĩa câu tục ngữ 2? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
Đáp án: 
– Vần lưng liền (nắng vắng)
– 2 vế đối
=> Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa.
GV: Câu tục ngữ này giúp con người có ý thực biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. Tuy nhiên cần chú ý không phải hôm nào ít sao cũng mưa.
 Gọi HS đọc câu 3.
Gv: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Câu tục ngữ 3 cho ta thêm kinh nghiệm gì?
- Vần lưng cách (... gà nhà...).
– Khi trên trời xuất hiện ánh sáng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là kinh nghiệm dự đoán bão để đề phòng và giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
Gọi HS đọc câu 4.
Gv: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Câu tục ngữ này đã dự đoán điều gì?
- Vần lưng cách
– Sau bão là lụt, đó là qui luật thường xảy ra. Hiện tượng báo trước ở đây lại ở ngay trên mặt đất. Vào T7 loài kiến đang bò khẩn trương đến chỗ cao ráo để phòng tránh nước dâng, ngập.
=> Nạn lũ lụt thường xảy ra, người dân quan sát hiện tượng tự nhiên để dự đoán phòng chống lũ lụt.
Gv: Tóm lại qua 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu em thấy có đặc điểm chung gì?
– HS thảo luận.
Gợi ý: Tục ngữ đúc kế kinh nghiệm về thời gian, thời tiết bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.
( Cho Hs ghi bài)
Gv: chuyển ý sang nhóm tục ngữ thứ 2
Gv: Trong nhóm 2, câu 5,6,7,8 cách dùng từ có gì khác với nhóm 1?
- Dùng từ Hán Việt
Gọi HS đọc câu 5
Gv: Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
So sánh . Tấc đất với tấc vàng
 Ý nghĩa câu tục ngữ này?
– Giá trị của đất vai trò của đất đai đối với người nông dân (đất được coi như vàng).
So sánh, đối vế.
Gv: câu tục ngữ này thường được dùng trong trường hợp nào?
Đề cao giá trị của đất
Phê phán hiện tượng lãng phí đất
 Gọi HS đọc câu 6.
Gv: Em nhận xét gì về từ ngữ trong câu này?
Sử dụng từ Hán Việt.
Gv: Em hãy tự dịch câu tục ngữ này sang từ thuần Việt.
Gv: Em hiểu gì về câu tục ngữ này?
- Trong các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người thì đào ao nuôi cá được xếp thứ nhất, tiếp theo là làm vườn và thứ ba là làm ruộng.
Gv giảng: không phải ở đâu cũng có thể áp dụng thứ tự như trong câu tục ngữ trên. Câu tục ngữ này chỉ được áp dụng ở nơi có thể phát triển cả ba công việc này. Ngoài ra, một số nơi phải phụ thuộc và vị trí địa lí để phát triển công việc cho phù hợp (ví dụ ở miền núi không ai đào ao thả cá)
Gọi HS đọc câu 7
Gv: Em hãy tự dịch câu tục ngữ này sang từ thuần Việt
Gv: Nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ này là gì?
Nghệ thuật sử dụng: liệt kê (nhất, nhì, tam, tứ,...) để nói cho dễ nhớ.
Gv: Câu tục ngữ khẳng định thứ tự của các yếu tố: nuớc, phân, cần cù, giống lúa đối với nghề làm nông
=> Yếu tố quan trọng hàng đầu là nước.
Gv: Em thấy câu tục ngữ có vai trò quan trọng như thế nào?
- Giúp người nông dân nhận ra tầm quan trọng của từng yếu tố nước, phân, cần cù, giống lúa cũng như mối quan hệ giữa chúng để có được một vụ mùa bội thu
Gọi HS đọc câu 8.
Gv: Nêu nghĩa của từ thì và thục.
– Thì: thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng từng loại cây.
– Thục: đất canh tác đã hợp với trồng trọt (thuần thục) kĩ lưỡng.
Gv: Theo em, câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm gì?
Để có được vụ mùa bội thu thứ nhất phải chú ý gieo cấy đúng thời vụ thứ hai cải tạo đất sau mỗi vụ (cày, bừa, bón phân, giữ nước).
Gv: Có phải mọi kinh nghiệm được nêu trong tục ngữ đều đúng không? Vì sao?
- Không, vì ngày xưa, cha ông ta chỉ quan sát thiên nhiên và công việc để đúc kết kinh nghiệm chứ chưa có cơ sở khoa học.
Lồng ghép môi trường: Các em hãy tìm thêm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên
HS thảo luận để tìm tục ngữ
Lồng ghép kns: Các em vận dụng các kinh nghiệm của ông cha ta như thế nào?
Hs: Trân trọng, vận dụng vào cuộc sống hằng ngày 
* HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết.
- Nghệ thuật: 
+ Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
+ Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
+ Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
- Nội dung: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
* Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có vần, điệu và hình ảnh của người bình dân để đúc kết kinh nghiệm cuộc sống (quy luật thiên nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm về con ngưòi và xã hội).
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
III. Phân tích.
1) Tục ngữ về thiên nhiên 
Câu 1:
- Phép đối, nói quá, gieo vần.
- Câu tục ngữ nói về cách đo thời gian theo mùa, để sắp xếp công việc một cách hợp lý.
Câu 2:
- Phép đối, gieo vần
- Kinh nghiệm nhìn sao trời để đoán thời tiết.
Câu 3:
- Gieo vần
- Kinh ngiệm quan sát mây để dự đoán lụt lội mà biết cách phòng tránh.
Câu 4:
- Gieo vần
- Kinh nghiệm nhìn hoạt động của loài vật để dự đoán lũ lụt.
2) Tục ngữ về lao động sản xuất
Câu 5:
- Phép đối, so sánh
- Đất quí như vàng.
Câu 6:
- Sử dụng từ Hán Việt, liệt kê.
- Kinh nghiệm về các công việc đem lại lợi ích kinh tế và nhàn hạ của con người.
Câu 7:
- Liệt kê, từ Hán Việt
- Kinh nghiệm về thứ tự các yếu đố quan trọng tác động đến cây trồng.
Câu 8: 
- Liệt kê, từ Hán Việt
- Kinh nghiện trồng cây phải phù hợp với thời tiết (thời vụ) và khâu làm đất phải kĩ càng thì cây mới phát triển được.
IV.TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật: 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Nội dung: 
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất dựa trên kinh nghiệm quan sát và thực tế làm việc là những bài học quý giá của nhân dân ta.
4. Củng cố : 	- Tục ngữ là gì?
- Đọc lại các câu tục ngữ có trong bài.
5. Dặn dò: 	- Xem trước bài .
- Sưu tầm những câu Tục ngữ về Đồng Nai
D. RÚT KINH NGHIỆM
 TUẦN: 20 TIẾT: 74, 75 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
(TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG NAI)
(Lồng ghép môi trường)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
1. Kiến thức. giúp hs hiểu:
- Về thời tiết, đời sống sản xuất, văn hóa, lối ứng xử của người Đồng Nai trong quan hệ gia đình, xã hội.
- Cách nói ngắn gọn, chân phương, đi thẳng vào vấn đề.
- Sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường
2. Kĩ năng.
- Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ địa phương
- Biết cách tìm hiểu ca dao tục ngữ địa phương ở mức đô nhất định
- Thuộc lòng câu tục ngữ trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
- Với giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Với học sinh: Đọc bài trước ở nhà, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ 
? Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ.
- Nghệ thuật: 
+ Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
+ Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
+ Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
- Nội dung: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
3) Bài mới
Tục ngữ là kho tang của trí tuệ, nó đúc kết kinh nghiệm sống của nhân dân. Tục ngữ Đồng Nai góp phần làm giàu them vốn kinh nghiệm sống thiết thực của nhân dân xuất phát từ đặc điểm địa phương Đồng Nai.
TIẾT: 74 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Sưu tầm tục ngữ về Đồng Nai
Gv cho các tổ lên đọc những bài ca dao Đồng Nai mà mình sưu tầm được. Tổ nào sưu tầm nhiếu bài nhất được cộng 1 đ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu một số bài tục ngữ Đồng Nai
Pp: Thảo luận, phát hiện.
Gv cho hs chép ba bài tục ngữ về Đồng Nai.
Gọi Hs đọc bài 1
“Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố
Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non”.
Gv: Tháng giêng hay còn gọi là tháng mấy?
- Tháng 1
Gv: Tháng giêng thuộc mùa nào của niềm Nam?
- Mùa khô
Gv: Thời tiết mùa khô thì ntn?
- Nắng nhiều mưa ít
Gv: Em hiểu “nắng dai” là nắng như thế nào?
- Nắng từ ban mai cho đề chiều tối.
Gv: Thời tiết tháng 2 và tháng 3 ntn?
- Bắt đầu vào mùa mưa, có mưa gió, giông tố
Gv : gió nồm là gió ntn ?
- Gió mang đặc tính mát và ẩm ướt. Thổi từ hướng Đông – Nam.
Gv: Sao lại gọi là “nồm sợ” ?
- Không chỉ gió lạnh mà còn kèm theo going bão.
Gv: Vậy “nồm non” là ntn?
- Thời tiết bắt đầu ổn định.
Gv : Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì ?
- Liệt kê
Gv giảng: Thời tiết chuyển biến theo từng tháng mang nét đặc thù của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Tháng giêng(âm lịch) là tháng nắng, với các nắng chói chang, rực rỡ từ sớm đến chiều, từ ngày ngày sang ngày khác ; tháng 2, 3(âm lịch) bắt đầu giông gió. Gió nồm mang đặc tính mát và ẩm ướt. Thổi từ hướng Đông – Nam tới Việt Nam (thường vào mùa hạ). Vào tháng 3(âm lịch) thường có giông đầu mùa, có nơi mưa đầu mùa diễn ra. Mưa đầu mùa thường kéo theo giông gió (nồm sợ). Tháng 4 (âm lịch) thời tiết đi dần vào ổn định khởi điểm cho mùa mưa ở phương Nam, lúc này mưa kèm theo sấm chớp, giông có phần giảm đi(nồm sơ).
Gọi Hs đọc bài 2
“Được mùa xoài, toi mùa lúa”.
GV : Cây xoài thường ra hoa kết trái vào mùa nào
- Mùa khô
Gv : Và thu hoạch vào mùa nào ?
- Đầu mùa mưa
Gv : Mưa thường mang đến đều gì cho xoài trong mùa thu hoạch trái ?
- Mưa mang lại sâu bệnh, ruồi vàng chích vào trái và mưa xuống sớm thì xoài sẽ rụng nhiều -> thất thu
Gv : Lúa được trồng thời gian nào ?
- Đầu mùa mưa
Gv : Nếu không nước(mưa) thì cây lúa sẽ ntn ?
- Sinh trưởng chậm -> năng suất thấp
Gv : Em hiểu “toi” ở đây có nghĩa là gì ?
- Chết ; ở đây hiểu là thất bại, năng suất thấp
Gv : Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì ?
- Đối xứng
Gv : Vậy câu trên có nghĩa là gì
- hs trả lời
Gv giảng : Xoài là loài cây quen thuộc dễ trồng ở Đồng Nai. Xoài trường trổ bông vào đầu mùa khô, kết quả và thu hoạch vào tháng 3, 4(âm lịch). Mưa sớm làm cho hoa trái rụng(mất mùa xoài). Lúa thì cần nước, mưa đến muộn nên việc cày cấy chậm trể dẫn đến năng suất lúa thấp(toi mùa lúa).
Giáo viên giao việc cho học sinh về nhà tìm những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng trọt của cư dân Đồng Nai.
-> hs trình bày
Gọi hs đọc câu 3
“Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”
Gv : Nai Rịa, Rí Rang là cách nói tỉnh lược địa danh nào ?
- Nai : Đồng Nai
- Rịa : Bà Rịa – Vũng Tàu
- Rí : Phan Rí (Ninh thuận)
- Rang: Phan Rang (Ninh Thuận)
Gv : Dựa vào kiến thức địa lí em hãy cho biết nội dung của câu trên ?
- Ý nói cơm ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và cá ở Phan Rí, Phan Rang ngon.
- Đồng Nai – Bà Rịa nổi tiếng cả nước với những giống lúa Nàng hương và Tám thơm.
Giáo viên giao việc cho học sinh về nhà tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sản vật Đồng Nai.
-> hs trình bày
“Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai vô đến đó cũng không muốn về”
Gọi hs đọc câu 4
“Dưa đàng đít, mít đàng đầu”
Gv: Khi mua trái dưa hoặc mít, chúng ta lựa chọn như thế nào?
Hs Khi mua dưa thì lựa chọn quả nào không có rốn(rụng rốn).
Khi mua mít thì lựa chọn mít ở trên đầu, cuống mít rụng được.
GV giảng: Nghĩa của câu là xem dưa thì xem rốn(đít). Người nhà vườn thấy dưa đỏ đít thì biết dưa bắt đầu chín tới. Xem mít chín thì xem ở cuống mít(đầu). Người nhà vườn thấy lá ở cuống mít vàng, rụng thì biết mít bắt đầu chín.
Gọi hs đọc câu 5
“Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.
Gv : Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì ?
- Đối xứng
Gv : Em hiểu “đàng sau, đàng trước” ở đây có nghĩa là gì ?
- Chỉ về vị trí
Gv : Tại sao ăn chuối thì phải ra phía sau nhà mà ăn
- Lịch sự
Gv : Còn tại sao ăn trầu cau lại phải ăn ở phía trước
- Tiếp khách khi họ vào nhà chơi thì phải tiếp phía trước nhà cho lịch sự.
Gv : Liên quan đếm ăn trầu, người Việt có quan niệm gì ?
- Miếng trầu là đầu câu chuyện
Gv : Ý của câu tục ngữ “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước” là gì ?
- Nghĩa của câu tục ngữ là bàn về văn hóa ẩm thực : ăn trầu tiếp khách ở nhà khách(đàng trước), ăn chuối (muốn thoải mái) nên ăn ở đàng sau nhà.
Giáo viên giao việc cho học sinh về nhà tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về văn hóa ẩm thực
-> hs trình bày
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
Gọi hs đọc câu 6
“Họ hàng thì xa, sui gia thì gần”.
Gv : Khi nào thì gọi là họ hàng ?
- Có quan hệ huyết thống, cội nguồn
Gv : Mối quan hệ trong họ hàng thường ntn ?
- Giúp đỡ nhau
GV : Như thế nào thì được gọi là sui gia
- 2 gia đình có con cái lấy nhau
Gv : Mối quan hệ này như thế nào
- Cùng chung con cái, cùng chung cháu
- Quan hệ sẽ khăng khít hơn
Gv: Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì?
- Đối
Gv: Xa, gần ở đây là muốn nói gì
- Quan hệ tình cảm
Gv: Vậy nội dung câu tục ngữ là gì
- Hs khái quát lại
Gv: Người Việt thường có những câu nào nữa
Hs siêu tầm
I. GIỚI THIỆU.
Các câu tục ngữ về Đồng Nai là kinh nghiệm sống của cư dân Đồng Nai được tích lũy, đúc kết lại qua các thời kì để giáo dục và truyền thụ cho con cháu sau này.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tục ngữ về kinh nghiệm thời tiết
 “Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố
Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non”.
- Câu tục ngữ khái quát thời tiết những tháng sau tết.
- Có thể vận dụng câu tục vào việc tính toán sắp xếp công việc, bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe vào đầu mùa mưa bão(tỉa cành cây, giữ mái nhà, )
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt
“Được mùa xoài, toi mùa lúa”.
- Câu tục ngữ muốn nói năm nào mưa muộn thì được mùa xoài còn lúa năng suất sẽ thấp.
- Ứng dụng trong trồng trọt, mua bán.
3. Tục ngữ về giới thiệu sản vật điạ phương
“Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”
- Câu tục ngữ giới thiệu sản vật đặc trưng của Đồng Nai – Bà Rịa gạo mới cơm trắng thơm ngon ; Phan Rí, Phan Rang cá tươi ngon.
- Ứng dụng trong cách thưởng thức sản vật địa phương.
4. Hướng dẫn cách xem trái cây
“Dưa đàng đít, mít đàng đầu”
- Nghĩa của câu là khi xem dưa thì xem ở rốn(đít), người nhà vườn thấy dưa đỏ đít thì biết dưa bắt đầu chín tới. Xem mít chín thì xem ở cuống mít(đầu), người nhà vườn thấy lá ở cuống mít vàng, rụng thì biết mít bắt đầu chín.
- Ứng dụng trong việc xem và mua bán trái cây.
5. Tục ngữ về văn hóa ẩm thực
“Ăn chuối đàng sau, ăn câu đàng trước”.
- Khi tiếp khách, người Việt thường dùng trầu cau để tiếp, cho nên ăn cau thường ăn ở đàng trước nhà. Ăn chuối phải đưa cả trái lên ngoạm là thô tục, mà người Nam bộ vốn sống chân tình, cởi mở nhưng trong ăn uống lúc nào cũng giữ lễ nghi thì không thoải mái nên ăn chuối phải ăn ở đàng sau.
- Ăn uống phải chú ý đến yếu tố văn hóa.
6. Tục ngữ về quan hệ ứng xử
“Họ hàng thì xa, sui gia thì gần”.
Quan hệ họ hang đôi khi không được thân thiết gắn bó như quan hệ sui gia vì cùng có mối quan hệ con dâu – con rễ - cháu nội – cháu ngoại. Nên trong ứng xử giao tiếp cần phải chú ý.
TIẾT: 75 
 Em hãy viết bài cảm nhận của mình về câu tục ngữ:
“Đất mình thì đội dù qua
Sang đất người thì ta hạ dù xuống”
Từ đó em liên hệ đến bản thân mình.
Hs viết bài sau đó lên trình bày
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét
III. TẬP LÀM VĂN
4) Củng cố- Đọc lại các bài tục ngữ về Đồng Nai
5) Dặn dò: Chuẩn bị: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
D: RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN: 20 TIẾT: 76 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
(Giáo dục kĩ năng sống)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
1. Kiến thức.
- Khái niệm văn bản nghị luận
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đăc điểm chung của văn nghị luận
2. Kĩ năng.
- Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục hiểu sâu và kĩ hơn loại văn bản quan trọng này
B. CHUẨN BỊ:
- Với giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Với học sinh: Đọc bài trước ở nhà, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ 
? Giải thích câu tục ngữ : “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”
	“ Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố
	 Tháng ba nồm sợ, tháng tư nồm non”
	 “Họ hàng thì xa, sui gia thì gần”
3) Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẤY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Bài học
Pp: đọc, thảo luận, đặt vấn đề.
Gv: Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và kiểu câu hỏi như dưới đây không?
Vì sao em đi học?
Vì sao con người cần phải có bạn bè?
Theo em như thế nào là sống đẹp?
Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu? lợi hay hại?
- Chúng ta thường gặp những dạng câu hỏi trên.
Gv: Em hãy đặt thêm những câu hỏi tương tự như kiểu trên
Môi trường quan trọng với ta như thế nào?
Vì sao không nên nói dối?...
Gv: Gặp những câu hỏi trên em trả lời bằng kiểu văn bản đã học như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm được hay không? Vì sao?
- Không.Vì:
 +Tự sự: là thuật lại, kể lại các sự việc theo trình tự chưa có khả năng thuyết phục người nghe.
 +Miêu tả: Là dựng lại chân dung của người, sự vật, càng không thể đi vào vần đề cần giải quyết
 +Biểu cảm: đánh giá ít nhiều dùng lí lẽ lập luận nhưng chủ yếu nghiêng về tình cảm vì vậy không giải quyết được vấn đề tên một cách thấu đáo, thuyết phục.
Vd: Nói về vần đề không hút thuốc lá
- Nếu dùng văn tự sự kể về một người thích hút thuốc, đi đâu cũng hút thì không thuyết phục được người nghe.
- Nếu dùng văn miêu tả, tả lại dáng vẻ người hút thuốc thì cũng chưa thật thuyết phục.
- Dùng văn biểu cảm để nêu tình cảm của mình về những người hút thuốc thì cũng không đủ để khiến người nghiện bỏ thuốc.
Gv: Nếu em là một tuyên truyền viên, em sẽ nói những gì để thuyết phục một người nào đó bỏ thuốc?
- Nêu tác hại của việc hút thuốc
 + Gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và người xung quanh.
 + Làm không khí ô nhiễm bởi khói thuốc
 + Làm người ngồi gần không thoải mái
 + Cung cấp số liệu về số người bệnh và chết do hút thuốc lá
 + Kể ra một vài người mà mình biết bị ảnh hưởng của thuốc lá...
 + Hút thuốc lá nơi công cộng sẽ bị phạt...
Gv: Với tất cả những điều đó, em nghĩ nó có thuyết phục hơn so với việc miêu tả, b.cảm, t.sự không?
- Có.
Gv: Đó chính là tác dụng của văn nghị luận, loại văn bản này cho phép chúng ta có thể đưa ra quan điểm, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm rõ một vấn đề nào đó.
Gv: Hàng ngày, trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản nào?
- Đó là xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, hội thảo khoa học.
VD: Tạp chí văn học, ngôn ngữ và đời sống, tạp chí văn nghệ khoa học và giáo dục.
Gv: Tóm lại, trong đời sống ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào?
Học sinh đọc ghi nhớ mục 1/9.
Gv: Qua những điều vừa tìm hiểu, ta thấy nhu cầu nghị luận trong cuộc sống con người là rất lớn vì nó giúp ta thể hiện được hết những tư tưởng, quan điểm của mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
* Tìm hiểu văn bản “Chống thất học” 
Gv: Nghị luận là bàn bạc, bàn luận.Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (nghe) một tư tưởng, một vấn đề nào đó, văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
* Để làm rõ những điều trên ta tìm hiểu tiếp ở phần 2. văn bản “Chống nạn thất học” .
Gv: Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện?
- Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt do chính sách ngu dân của Pháp để lại.
- Đối tượng: quốc dân Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam => đối tượng rất đông đảo, rộng rãi.
Gv: Luận điểm tức là câu văn nêu quan điểm, tư tưởng của người viết. Em hãy tìm những câu văn nêu luận điểm của Bác. Cần chú ý cả nhan đề.
Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
“Một trong những việc phải thực hiện cấp bách lúc này là phải nâng cao dân trí”
“Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi biết viết chữ quốc ngữ”.
Gv: Vì sao 2 câu trên gọi là luận điểm?
Bởi chúng mang quan điểm của tác giả.
Luận điểm: là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận.
Gv: Câu mang luận điểm thường có đặc điểm gì?
- Đó là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.
Gv: Để ý kiến có sức thuyết phục bài viết đã nêu ra những lí lẽ nào? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy.
a. Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết người dân Việt Nam mù chữ => lạc hậu, dốt nát.( Tại sao dân ta lại lạc hậu, dốt nát => lí lẽ 1) (Tình trạng lạc hậu, thất học trước cách mạng tháng 8)
b. Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức xây dựng nước nhà (vì sao cần phải biết chữ quốc ngữ => lí lẽ 2) (Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà).
c. Góp sức vào bình dân học vụ, làm trò, làm thầy ở khắp nơi trên đất nước.( Việc chống mù chữ hoàn toàn có thể thực hiện được => lí lẽ 3).(Những khả năng để chống nạn thất học).
Gv: Bên cạnh lí lẽ, tgiả còn đưa ra những dẫn chứng nào
* Dẫn chứng: 95% dân số Việt Nam mù chữ: hậu quả tai hại của chính sách ngu dân của Pháp.
Gv: Tóm lại, lí lẽ và dẫn chứng dùng để làm gì?
- Làm cho luân điểm được sáng rõ, tăng sức thuyết phục của luận điểm
Gv: Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện miêu tả biểu cảm được không? Vì sao?
- Không, vì các loại văn bản trên tgiả không thể đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để làm thuyết phục người nghe
Gv: Qua những gì vừa tìm hiểu, em hãy cho biết văn NL viết để làm gì? Và thể loại này có đặc điểm gì?
- HS đọc ghi nhớ ý 2/9
Gv: văn nghị luận thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết, những tư tưởng, quan điểm ấy phải hướng đến điều gì?
- Hướng đến giải quyết những vần đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa
Lồng ghép kĩ năng sống: Khi nào thì chúng ta dung văn nghị luận
Hs: Khi lập luận khẳng định một vấn đề, lí lẽ nào đó.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Pp: Thảo luận, cá nhân
- Gọi HS đọc bài 1/9.
Gv: Đây có phải văn bản nghị luận không? Tại sao? 
- Đây là văn bản nghị luận mặc dù thân bài có kể lại một số thói quen xấu, nhưng cách thức trình bày ý kiến nêu ra có lí lẽ có dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.
Gv: Luận điểm của tác giả là gì? Những dòng câu văn nào nêu luận điểm đó? Để thuyết phục người đọc tác giả nêu ra nhưng lí lẽ và dẫn chứng nào?
- Lđiểm: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Tên bài là câu văn nêu luận điểm
Gv: em hãy nêu lí lẽ và dẫn chứng của bài văn này
Để thuyết phục người đọc tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa ra những dẫn chứng sinh động như:
Lí lẽ:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người phân biệt được tốt, xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ
+ Tạo thói quen tốt thì khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
+ Mọi người hãy luôn có ý thức để tạo ra thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu.
Dẫn chứng:
+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi.
+ Vứt vỏ chuối ra đường.
+ Rác vãi lên cả con mương nhỏ.
+ Ném chai cốc vỡ ra đường.
Gv: Bài nghi luận này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không?Em có tán thành ý kiến của bài viết hay không? Vì sao?
- Có.
- Tán thành vì ý kiến nêu ra trong bài là ý kiến hay, thiết thực với c.sống
Bài 2/10.
 Gv: Bố cục của văn bản trên?
- Ba phần:
 1. Mở bài: giới thiệu thói quen tốt.
 2. Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
 3. Kết bài: đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mỗi ngưới để có nếp sống đẹp.
I.BÀI HỌC.
 * Thế nào là văn nghị luận?
- Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
II. Luyện tập.
Bài 1/9
- Đây là văn bản nghị luận mặc dù thân bài có kể lại một số thói quen xấu, nhưng cách thức trình bày ý kiến nêu ra có lí lẽ có dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.
- Tác giả đề xuất ý kiến là: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Tên bài:” Cần tạo ra xã hội” Tập trung ý kiến của tác giả trình bày. Ngoài ra còn thấy một số câu khác thể hiện ý đó.
. Phần kết thúc :Việc có thói quen tốt là khó, thói quen xấu là dễ dẫn đến kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh.
. Để thuyết phục người đọc tác giả không chỉ giải thích, dung lí lẽ mà đưa ra những dẫn chứng sinh động như:
+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi.
+ Vứt vỏ chuối ra đường.
+ Rác vãi lên cả con mương nhỏ.
+ Ném chai cốc vỡ ra đường.
Bài 2/10.
- Bố cục văn bản gồm ba phần:
 1. Mở bài: giới thiệu thói quen tốt.
 2. Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
 3. Kết bài: đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mỗi ngưới để có nếp sống đẹp.
4) Củng cố
- Thế nào là văn nghị luận? Văn nghị luận cần có những yêu tố nào?
5) dặn dò
- Học bài
- Chuẩn bị: “Tục ngữ về con người và xã hội”
D: RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN: 21	TIẾT: 77
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
 (Giáo dục kĩ năng sống)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
1. Kiến thức.
- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
- Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2. Kĩ năng.
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ
- Đọc-hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.
- Sưu tầm tục ngữ môi trường ảnh hưởng đến con người
B. CHUẨN BỊ:
- Với giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Với học sinh: Đọc bài trước ở nhà, soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
? Nêu ý nghĩa của bài ca dao thứ nhất và thứ hai
Baøi 1: Giới thiệu cảnh đẹp của Biên Hòa: Đại Phố Châu (Cù lao phố), núi Châu Thới, cầu Đồng Nai. 
Baøi 2: Lời giản dị, phép đối
- Giới thiệu những sản vật quý hiếm của Đồng Nai với niềm tự hào.
3/ Bài mới
- Giới thiệu bài mới
Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc hiểu văn bản.
Pp: đọc, vấn đáp
1. Đọc.
 Gọi HS đọc 9 câu tục ngữ về con người và xã hội trong SGk/12
2. Chú thích.
- Gọi Hs đọc các chú thích 
3. Bố cục
Gv: Dựa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ này thành mấy nhóm?
- 3 nhóm. 
Nhóm 1: câu 1-3, tục ngữ về phẩm chất của con người Nhóm 2: câu 4-6, tục ngữ về học tập tu dưỡng
Nhóm 3: câu 7-9, tục ngữ về quan hệ ứng xử
4.Thể loại: Văn học dân gian
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích
Pp: đọc, đặt vấn đề, thảo luận, bình giảng
GV gọi HS đọc bài tục ngữ 1.
Gv: Nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ này là gì?
Nhân hóa: Mặt của
So sánh: Bằng
Đối: Người > < mười
 - Gieo vần lưng cách
Gv: Mặt của là sự nhân hóa của, còn mặt người là cách dùng từ cho tương ứng với hình thức so sánh trong câu (mặt của so với mặt người)
Gv: 1mặt người, mười mặt của đâu là số ít, đâu là số nhiều?
1mặt người: số ít, mười mặt của: số nhiều
Gv: Em hãy giải thích vì sao “ một mặt người” là số ít mà lại bằng với: “mười mặt của” là số nhiều?
Người quý hơn, có giá trị hơn của. Chỉ cần “một mặt người” thì đã bằng đến “mười mặt của”
Gv: Vì sao tác giả dân gian lại đề cao con người như vậy? Có phải nhân dân ta không hề coi trọng của cải?
- Không, so sánh như vậy nhằm đề cao con người vì người làm ra của cải chứ của cải không thể làm ra người
Gv: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
- Người quí hơn của quí gấp bội lần.
ð Không phải người dân không coi trọng của nhưng người dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
* Gọi HS đọc câu 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_hoc_ky_ii_nguyen_nhu_loi.doc