Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà

1. Mục tiêu:

1.1. Về kiến thức:

- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.

1.2. Về kĩ năng:

- Tậo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

- Hs viết được bài văn hoàn chỉnh dựa trên các kiến thức tập làm văn đã học.

1.3. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực cần đạt:

- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua quá trình tạo lập văn bản; cảm nhận cái hay, cái đẹp của TV).

b. Phẩm chất:

-Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ (thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có ý thức tạo lập văn bản trong sáng, hiệu quả; tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.)

1.4. Nội dung tích hợp:

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Tự nhận thức muốn làm bài văn hay phải trải qua các bước, kĩ năng thể hiện sự tự tin trong bài viết số 1 sắp tới.

- Ra quyết định: lựa chọn các bước trong quá trình tạo lập văn bản.

* Giáo dục đạo đức:

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau.

- Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

->GDcác giá trị tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài; ra đề kiểm tra tập làm văn theo hình thức tự luận.

- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk

3. Phương pháp:

- Tích hợp, câu hỏi sáng tạo, phân tích.

4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục

4.1. Ổn định lớp: (1 phút)

4.2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

? Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc? Cho VD?

- Văn bản có tính mạch lạc là :

+ Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch .

4.3. Giảng bài mới:

Muốn tạo lập 1 văn bản phải đi theo một số bước nhất định, đó là những bước nào, tiết học hôm nay chúng ta nghiên cứu điều đó.

 

docx 7 trang sontrang 6630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20.9.2019 
Tiết 13: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức:
- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
1.2. Về kĩ năng:
- Tậo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
- Hs viết được bài văn hoàn chỉnh dựa trên các kiến thức tập làm văn đã học.
1.3. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực cần đạt:
- NL tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo
- NL ngôn ngữ và NL văn học (biết sử dụng ngôn ngữ qua quá trình tạo lập văn bản; cảm nhận cái hay, cái đẹp của TV).
b. Phẩm chất:
-Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ (thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có ý thức tạo lập văn bản trong sáng, hiệu quả; tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài...)
1.4. Nội dung tích hợp:
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Tự nhận thức muốn làm bài văn hay phải trải qua các bước, kĩ năng thể hiện sự tự tin trong bài viết số 1 sắp tới.
- Ra quyết định: lựa chọn các bước trong quá trình tạo lập văn bản.
* Giáo dục đạo đức:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. 
- Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
->GDcác giá trị tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu, soạn bài; ra đề kiểm tra tập làm văn theo hình thức tự luận.
- Học sinh: đọc bài và trả lời câu hỏi trong sgk
3. Phương pháp:
- Tích hợp, câu hỏi sáng tạo, phân tích.
4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục 
4.1. Ổn định lớp: (1 phút) 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc? Cho VD?
- Văn bản có tính mạch lạc là :
+ Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí làm cho chủ đề liền mạch .
4.3. Giảng bài mới: 
Muốn tạo lập 1 văn bản phải đi theo một số bước nhất định, đó là những bước nào, tiết học hôm nay chúng ta nghiên cứu điều đó.
*HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu :Tạo tâm thế ,gây sự chú ý của hs.
- Phương pháp : Vấn đáp.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp 
- Thời gian: 1’
- Cách thức tiến hành
GV giới thiệu bài.
 Các em vừa học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong vb. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kĩ năng, kiến thức đó để làm gì? Chỉ để hiểu thêm về vb thôi hay còn vì lí do nào khác nữa? Để các em hiểu rõ và nắm vững hơn về vấn đề mà ta đã học. Hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu về 1 công việc mà các em vẫn làm đó là “Qúa trình tạo lập vb”.
*HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
- Mục đích: Hs nắm được 4 bước cụ thể trong quá trình tạo lập VB để từ đó thực hành.
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút...
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, thuyết trình 
- Thời gian: 22 phút
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
H
?
?
H
H
?
H
H
?
H
G
?
G
?
G
?
H
?
H
?
?
HS đọc tình huống ở SGK
* Tình huống 1: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập. Tan học, em muốn về nhà thật nhanh để báo tin vui cho cha mẹ. Em sẽ kể cho mẹ nghe em đã cố gắng như thế nào để có kết quả học tập tốt như hôm nay. Em tin rằng mẹ sẽ vui và tự hào về đứa con yêu quí của mẹ lắm. 
Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ bằng cách nào? ( Kể )
Em sẽ xây dựng vb nói hay vb viết?
- Văn bản nói.
Văn bản nói ấy có nội dung gì ? Nói cho ai nghe ? Để làm gì ?
- Nội dung : Giải thích lí do đạt kquả tốt trong học tập
- Đối tượng : Nói cho mẹ nghe
- Mục đích : Để mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, học giỏi của mình.
HS đọc tình huống 2
* Tình huống 2: Vừa qua em được nhà trường khen thưởng vì có nhiều thành tích trong học tập. Em hãy viết thư cho bạn để bạn cùng chia sẻ niềm vui với em.
 Để tạo lập 1 văn bản (bức thư), em cần xác định rõ những vấn đề gì?
a, Đối tượng : - Viết thư cho ai ? Viết cho bạn
b, Mục đích : - Viết để làm gì ? Để bạn vui vì sự tiến bộ của mình
c, Nội dung : - Viết về cái gì ? Nói về niềm vui được khen thưởng
d , Hình thức : - Viết như thế nào? Nói về quá trình phấn đấu.
 Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả, trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích.
Để giúp mẹ hiểu được những điều em muốn nói thì em cần phải làm gì?
Treo bảng phụ ghi yêu cầu sgk
 Khi viết vb cần đạt những yêu cầu gì?
- Bố cục: 3 phần
+ MB : Giới thiệu buổi lễ khen thưởng của nhà trường.
+ TB : Lí do em được khen thưởng.
+ KB : Nêu cảm nghĩ.
GV: Xây dựng bố cục văn bản sẽ giúp em nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và giúp người nghe (người đọc) dễ hiểu hơn.
* Lưu ý:
- tìm ý và sắp xếp ý (lập dàn bài) là hai bước 
+ Tìm ý: tìm ra các khía cạnh của vấn đề. (nhiều người thường bỏ qua bước này nhưng thực chất nó rất quan trọng, tránh thiếu ý)
+ Lập dàn ý: đưa các ý đó và 3 phần của bố cục sao cho hợp lí, thể hiện đúng định hướng.
- Khi trình bày các ý trong dàn bài cần thể hiện bằng các kí hiệu phù hợp để phân biệt các ý lớn, ý nhỏ.
 Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa? 
- Khi đã có dàn bài, ta phải diễn đạt các ý thành câu văn, đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
 Sau bước xây dựng bố cục sẽ là bước nào ? 
- Viết bài. (lưu ý: thân bài cần chia tách đoạn văn hợp lí).
 Hãy cho biết việc viết thành văn bản ấy cần đạt đựơc những yêu cầu gì?
- Đúng hính tả.
- Đúng ngữ pháp.
- Dùng từ chính xác.
- Sát với bố cục.
- Có tính liên kết.
- Có mạch lạc.
- Kể chuyện hấp dẫn (tùy vào kiểu bài)
- Lời văn trong sáng.
- Diễn đạt trôi chảy, trau chuốt, chia tách đoạn văn phù hợp.
Trong sản xuất, bao giờ cũng có những bước kiểm tra sản phẩm? Có thể coi văn bản cũng là 1 loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? 
Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
- Đã đạt yêu cầu chưa.
- Cần sửa chữa gì.
 Hs đọc ghi nhớ /sgk/46
I. Các bước tạo lập văn bản 
Khảo sát ngữ liệu:
- Khi có nhu cầu giao tiếp g tạo lập VB (nói - viết)
* Định hướng chính xác
- Văn bản viết (nói) cho ai: đối tượng
- Viết để làm gì: mục đích
- Viết về cái gì: nội dung
- Viết như thế nào: hình thức
* Xây dựng bố cục văn bản: ( Tìm ý, sắp xếp ý )
- Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng
* Diễn đạt thành bài văn:
- Câu văn, đoạn văn rõ ràng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
* Kiểm tra văn bản:
- Đã đạt yêu cầu chưa.
- Cần sửa chữa gì.
 1.2. Ghi nhớ: SGK (46)
* HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP.
- Mục đích: HS có kĩ năng nhận biết, vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập. 
- Phương pháp: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, 
- Thời gian: 8 phút
- Cách thức tiến hành:
Gv hướng dẫn HS làm BT:
-Hs đọc & xác định yêu cầu của BT 1,2 sau đó thảo luận theo nhóm bàn để làm 2 BT này.
- Gv cho HS các nhóm phát biểu ý kiến để chốt kiến thức
Bài tập 1
 Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời nhằm xác định các bước tạo văn bản vô cùng quan trọng.
- Định hướng HS vào 2 câu (c) và (d)
Bài tập 2:
 Giáo viên nêu tình huống -> học sinh thảo luận nhóm -> Cử đại diện lên trình bày -> Cách trình bày và ngôn ngữ văn bản nói.
a, Bạn A thiếu 1 nội dung quan trọng là rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn học tập tốt hơn (viết cái gì? để làm gì?)
b, Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này phải được trình bày với HS chứ không phải với thầy cô giáo (viết cho ai?)
Bài tập 3:
 GV nêu tình huống, HS thảo luận ( Kết luận)
Dàn bài:
Dàn bài là cái khung --> càng viết ngắn gọn càng tốt, chỉ cần đủ ý. Câu không nhất thiết phải đủ và liên kết
* Các mục, các phần cần được thể hiện bằng 1 hệ thống ký hiệu: I – 1 – a – b – c .
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức đã có để tạo lập văn bản viết thư.
Bước 1: 
Định hướng: + Viết cho ai ?– Viết cho bố
 + Để làm gì? - Để bố hiểu mà tha thứ
 + Viết gì? - Thanh minh, xin lỗi về việc mình thiếu lễ độ với mẹ
Bước 2: Xây dựng bố cục bài.
 A. Mở bài: Lí do viết thư
 B. Thân bài: 
- Nhận thức về lỗi mắc phải
- Cảm động sâu sắc khi đọc thư của bố
- Thanh minh, xin lỗi bố mẹ (lời lẽ chân thành)
 C. Kết bài: Lời hứa không bao giờ tái phạm
Bước 3: Viết văn bản (yêu cầu học sinh về nhà làm)
Bước 4: Sau viết tự kiểm tra ( chỉ ra lỗi mắc phải của văn bản.
II. Luyện tập:
 Bài 1:
Bài 2: 
- Bạn A xác định chưa đúng 
- Báo cáo kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.
- Xưng tôi 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết đã học vào viết văn bản
- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,giao tiếp 
- Thời gian: 5’
- Cách thức thực hiện
? Viết phần mở bài của bài tập 4
* Hoạt động 5: Mở rộng và nâng cao
- Mục tiêu: HS biết tìm tòi những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học để giải quyết vấn đề
- Phương pháp: Dự án, giao việc
- Năng lực: Tự học, sáng tạo
- Thời gian: Làm ở nhà
- Cách thức thực hiện 
 Viết bài số 1: Kể lại cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (cảm động, vui, buồn ) mà em đã gặp ở trường. 
1. Thể loại: Tự sự
2. Nội dung: Câu chuyện mình được chứng kiến ở trường - cảm nghĩ bản thân
3. Phạm vi TL: câu chuyện xảy ra ở trường em - quan sát
+ Kể trung thực, vận dụng tốt các yêú tố miêu tả, biểu cảm để bộc lộ cảm xúc.
+ Bố cục cân đối, chặt chẽ, liên kết mạch lạc
+ Cảm nghĩ chân thành - tránh khoa trương
+ Vận dụng đúng trình tự kể chuyện
 Biểu điểm.
1. Điểm tốt: Đảm bảo tốt yêu cầu nội dung, hình thức văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, biết liên hệ mở rộng.
2. Điểm trung bình: Đảm bảo 2/3 nội dung, đôi chỗ còn lộn xộn về ý, trình tự miêu tả, còn sai lời ngữ pháp và chính tả.
3. Điểm yếu - kém.
- Đảm bảo 1/3 nội dung, chữ viết xấu, sai quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
- Điều chỉnh, bổ sung:
4.4. Củng cố: 2’
- Khái quát lại nội dung đã học. 
4.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: 3’
 - Học thuộc theo ghi nhớ sgk.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập quá trình tạo lập văn bản
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học.
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh.
5.3. Hoạt động của học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_13_qua_trinh_tao_lap_van_ban_nam.docx