Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 7, Bài 1: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 7, Bài 1: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Hs củng cố kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Hs hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;

- Hs biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

* Biết phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2. Phẩm chất

- HS Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên: KHBD, SGK, SGV; Máy tính, máy chiếu, PHT,.

2.Học sinh: SGK, bài soạn,.

 

docx 10 trang phuongtrinh23 28/06/2023 6410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 7, Bài 1: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT : 7 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
( Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực
- Hs củng cố kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- Hs hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- Hs biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
* Biết phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
2. Phẩm chất
- HS Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên: KHBD, SGK, SGV; Máy tính, máy chiếu, PHT,..
2.Học sinh: SGK, bài soạn,...
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
* Tổ chức thực hiện: 
GV đưa ví dụ 
 Phân tích ngữ pháp câu sau?
 1. Phút yên tĩnh của rừng ban mai/ dần dần biến đi. 
 CN (cụm tư) VN
 2. Rừng cây / im lặng quá.
 CN VN (Cụm từ)
Câu trên mở rộng thành phần nào?. 
 HS trình bày- chia sẻ 
 ( Câu 1 mở rộng CN, câu 2 mở rộng vị ngữ.) 
 Vậy mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ có tác dụng gì ? 
 Hs chia sẻ ( Làm cho câu rõ nghĩa, bổ sung thông tin cụ thể )
 Để củng cố kiến thức trên cô và các em sẽ thực hành làm các bài tập trong tiết học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP.
* Mục tiêu: 
- HS ôn tập kiến thức đã học về mở rộng thành phần chủ ngữ,VN ở lớp 6, hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ;
- HS biết mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
* Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HS đọc đoạn văn mục 1 chú ý các cụm từ in đậm.
HĐCN-5p bài tập 1
HS chia sẻ.GVKL
 + Giúp cho đoạn văn giàu chất thơ, giàu hình ảnh sinh động.
+ Miêu tả được vẻ đẹp của buổi trưa trong rừng U Minh.
+ Vẻ đẹp của khu rừng được cảm nhận bằng nhiều giác quan: tiếng chim, hương thơm, kì nhông nằm phơi lưng, biến đổi màu. 
+ Thể hiện sự am tường trong quan sát, sự gắn bó của tác giả với thiên nhiên,...
HĐCĐ-5p bài tập 2 trên phiếu học tập
HS chia sẻ.GVKL.
HĐN4-4p bài tập 3 trên phiếu học tập
HS chia sẻ.GVKL.
HĐCN- 3p bài tập 4 
HS lên bảng trình bày,chia sẻ. GVKL.
1. Bài tập 1 (SGK/25)
Nhờ sử dụng các câu văn với thành phần vị ngữ được mở rộng, đoạn văn trở nên sinh động, giàu chất thơ, giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.
2. Bài tập 2(SGK/25)
Câu
Rút gọn CN
Nhận xét sự thay đổi nghĩa sau khi rút gọn CN
a)
Tiếng lá rơi
Câu không còn ý nghĩa chỉ sự phiếm định (một) và thời gian (lúc này).
b)
Phút yên tĩnh
Câu sẽ bị mất đi ý nghĩa miêu tả, hạn định (của rừng ban mai).
c)
con gầm ghì
Câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ số lượng (mấy) và đặc điểm của sự vật (sắc lông màu xanh)
3. Bài tập 3(SGK/25)
Câu
Rút gọn VN
Nhận xét sự thay đổi nghĩa sau khi rút gọn VN
a)
 chạy
VN sẽ không nêu được thông tin về cách chạy tung tăng (di chuyển không ngừng từ chỗ nọ đến chỗ kia với những động tác biểu thị sự vui thích) và hành động sục sạo trong các bụi cây (tìm kiếm hết chỗ này đến chỗ khác).
b)
im lặng
VN sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá).
c)
 lại lợp, bện bằng rơm
VN sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiểu, hình thù khác nhau).
4. Bài tập 4(SGK/25)
a) Gió mùa đông bắc đang thổi về lạnh buốt;
b) Không khí buổi sớm rất trong lành;
c) Ong trong rừng bay ào ào;...
 HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG ( Hướng dẫn để HS làm ở nhà)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn có mở rộng thành phần chinhscuar câu bằng cụm từ.
* Cách thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
Gv giao giao nhiệm vụ Hs về nhà thực hiện Yêu cầu
- Dung lượng: 5 - 7 câu
- Bố cục: 3 phần (MĐ, TĐ, KĐ)
- Nội dung: miêu tả một cảnh đẹp quê hương em.
- Yêu cầu về tiếng Việt: có mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
- Gạch chân thành phần được mở rộng
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) miêu tả một cảnh đẹp quê hương em. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng mở rộng thành phần chính bằng cụm từ. Gạch chân thành phần được mở rộng.
* Củng cố (2p)
 Qua tiết học hôm nay giúp em củng cố đơn vị kiến thức nào? 
 HS chia sẻ. GVchốt lại.
 - Thế nào là mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
 - Tác dụng mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
 - Cách mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
* Hướng dẫn về nhà (2p)
Hoàn thiện bài tập vào vở;
Đọc trước văn bản “Ngàn sao làm việc” và trả lời câu hỏi SGK. 
 Hoàn thiện phiếu học tập về tác giả và văn bản, bố cục văn bản.
PHIẾU HT (Bài tập 2/SGK25)
Câu
Rút gọn CN
Nhận xét sự thay đổi nghĩa sau khi rút gọn CN
a)
b)
c)
 .
PHIẾU HT (Bài tập 3/SGK25)
Câu
Rút gọn VN
Nhận xét sự thay đổi nghĩa sau khi rút gọn VN
a)
b)
c)
 .
1. Lý thuyết (Tri thức tiếng Việt)
- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Các thành phần chính và trạng ngữ của câu thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ , cụm động từ, cụm tính từ.
2. Thực hành tiếng Việt
2.1 Thực hành tiếng Việt về trạng ngữ.
Bài tập 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau
a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.
 TN chỉ thời gian CN VN
b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.
 TN chỉ thời gian CN VN
- Nếu rút ngắn trang ngữ thì ý nghĩa của câu sẽ không còn rõ ràng về mặt thời gian diễn ra sự việc.
à Trạng ngữ là thành phần phụ để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc và hành động 
Bài tập 2: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
a.1 Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
a.2 Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn 
 TN chỉ nơi chốn (không gian lộng lẫy) CN VN
bức tường.
 (Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi)
à Ở ví dụ a.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với ví dụ ở a.1 và nhờ thế mà không gian của căn phòng hiện lên rõ nét và sinh động hơn.
b.1 Thế là qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt
b.2 Thế là qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
 (Thạch Lam – Gió lạnh đầu mùa)
à Ở ví dụ b.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với trạng ngữ ở ví dụ ở b.1, nhờ vậy mà thời gian của sự việc trời trở gió được nêu lên cụ thể hơn.
c.1 Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
c.2 Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. 
 TN chỉ nơi chốn CN VN
 (Trần Hoài Dương – Miền xanh thẳm)
à Ở ví dụ c.2, trạng ngữ được mở rộng hơn so với trạng ngữ ở ví dụ ở c.1, nhờ vậy mà không gian – nơi người phụ nữ trẻ đang phơi thóc được hiện lên rất rõ nét và cụ thể.
Bài tập 3: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.
Gợi ý: Dùng trạng ngữ bằng 1 từ sau đó mở rộng trạng ngữ bằng một cụm từ (dựa trên từ chỉ trạng ngữ ban đầu).
VD1: Sáng, những đóa hoa đua nhau bung nở.
à Mở rộng trạng ngữ: Buổi sáng mùa xuân, những đóa hoa đua nhau bung nở.
2.2 Thực hành tiếng Việt về từ láy
Bài tập 4: Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:
a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
à Từ láy “xiên xiết” miêu tả âm thanh của tiếng nước chảy, khắc họa hình ảnh trận mưa lớn, nhiều nước.
b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
à Từ láy “bé bỏng” khắc họa hình ảnh những chú chim chìa vôi non nớt, nhấn mạnh sự mạnh mẽ, bứt phá của đàn chim khi cất cánh khỏi dòng nước lũ.
c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
à Từ láy “mỏng manh” và “run rẩy” miêu tả cánh chim non nớt, bé bỏng của bầy chim chìa vôi non. 
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của từng bài tập.
- Từ nội dung bài tập, hãy nhắc lại tri thức tiếng Việt.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: xác định yêu cầu của từng bài tập và làm việc cá nhân ở bài 1,2,3; làm việc nhóm ở bài tập 4.
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS làm bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm cá nhân & hướng dẫn các em cách trình bày (nếu cần).
HS chữa bài tập, Hs khác nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm của HS.
- Chốt đáp án của bài tập 1,2,3,4 lên bảng/ màn hình và chốt nội dung tri thức tiếng Việt.
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập .
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
- Tìm ví dụ về truyện đồng thoại, liệt kê các sự việc và kể lại một cách ngắn gọn theo sự việc đã liệt kê.
 - Chỉ ra các yếu tố của truyện đồng thoại trong ví dụ vừa tìm? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Hướng dẫn tìm kiếm truyện đồng thoại và chỉ ra yếu tố đồng thoại trong văn bản.
- Hỗ trợ HS liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện
HS:
- Liệt kê các sự việc và kể lại câu chuyện theo chuỗi sự việc đã liệt kê.
- Tìm 1 truyện đồng thoại và chỉ ra các yếu tố của truyện đồng thoại trong văn bản.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài học mà HS rút ra sau khi đọc – hiểu xong văn bản “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Từ bài học, em rút ra cho mình bài học gì trước loài vật (đặc biệt là loài vật hoang dã)?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và chiếu một số clip về thái độ của người dân Châu Âu đối xử với động vật khi chúng mắc kẹt hoặc chạy trên đường giao thông.
+ Clip 1: Cả đoàn xe giao thông dừng lại cho một chú cún con đang chạy trên quốc lộ.
+ Clip 2: giải cứu chú cá voi mắc cạn của người Việt.
+ Clip 3: giải cứu động vật của người Úc.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và quan sát những bức tranh ảnh/ clip giáo viên trình chiếu.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm (trả lời ngắn nếu còn thời gian, viết đoạn văn rồi đăng lên Padlet hoặc Linoit.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.
+ Đọc và học kĩ nội dung văn bản “Bầy chim chìa vôi”
+ Giao phiếu học tập và yêu cầu HS đọc lướt, đọc theo thẻ văn bản “Đi lấy mật” của Đoàn Giỏi.
********************************
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Nhận biết được tri thức Ngữ văn (đề tài và chi tiết, tính cách nhân vật, văn bản tóm tắt, mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ) 
- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn 
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Nhận biết và phân tích được các chi tiết nói về nhân vật cũng như tính cách của nhân vật Mên và Mon trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” 
- Viết được đoạn văn kể lại sự việc bằng ngôi kể thứ nhất (đóng vai nhân vật trong tác phẩm) 
- Xác định được thành phần trạng ngữ trong câu 
- Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ 
2. Về phẩm chất: Yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyễn Quang Thiều và văn bản “Bầy chim chìa vôi”.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu 
3. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn
- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính; ngôi kể.
- Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói.
- Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.
- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.
- Rút ra được bài học cho bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_7_bai_1_mo_rong_thanh_phan_chinh.docx