Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Từ đồng nghĩa - Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Từ đồng nghĩa - Hoài Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Khái niệm từ đồng nghĩa.

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản và ngữ cảnh.

- Phân biệt từ đồng nghĩa.

3. Thái độ:

- Sử dụng từ đồng nghĩa hợp hoàn cảnh.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Những lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?

- Xác định lỗi sử dụng sai quan hệ từ và sửa lại?

+ Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn ở nhà.

+Với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã diễn tả thật sâu sắc về tình bạn.

3. Nội dung bài mới:

 Giới thiệu bài: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Xét về mặt cấu tạo chúng ta đã học từ đơn, từ phức. Xét về nguồn gốc chúng ta có từ thuần Việt, từ vay mượn, từ Hán Việt. Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt của chúng ta có 2 loại : đồng nghĩa và trái nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về từ đồng nghĩa trước.

 

docx 4 trang sontrang 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Từ đồng nghĩa - Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Khái niệm từ đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản và ngữ cảnh.
Phân biệt từ đồng nghĩa.
3. Thái độ:
Sử dụng từ đồng nghĩa hợp hoàn cảnh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
Học sinh: bài soạn, bảng phụ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?
- Xác định lỗi sử dụng sai quan hệ từ và sửa lại?
+ Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn ở nhà.
+Với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã diễn tả thật sâu sắc về tình bạn.
3. Nội dung bài mới:
 Giới thiệu bài: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Xét về mặt cấu tạo chúng ta đã học từ đơn, từ phức. Xét về nguồn gốc chúng ta có từ thuần Việt, từ vay mượn, từ Hán Việt. Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt của chúng ta có 2 loại : đồng nghĩa và trái nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về từ đồng nghĩa trước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
Gv treo bảng phụ phần dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư”.
? bằng cách giải nghĩa từ đã học em hãy giải thích nghĩa của hai từ “rọi”, “trông”.
Gv :
- “Rọi” : chiếu sáng vào 1 vật nào đó.
- “Trông”: nhìn để biết sự vật.
? Bằng kiến thức đã học ở tiểu học . Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: “rọi”, “trông”. 
Gv : từ “trông” trong bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là nhìn để nhận biết. Nhưng ngoài nghĩa đó ra nó còn có nghĩa khác như:
+ coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.( các từ đồng nghĩa : trông coi, chăm sóc)
+ mong (các từ đồng nghĩa: hy vọng, trông ngóng, mong đợi).
? Như vậy từ “trông” có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa?
- từ “trông” là từ nhiều nghĩa.
? Từ việc tìm hiểu VD trên em có rút ra nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của những từ nhiều nghĩa?
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
 Gv yêu cầu hs trả lời nhanh bài tập 1,2.
Gv yêu cầu hs đọc VD 1,2 SGK-T 114.
? So sánh nghĩa của từ “trái” và nghĩa của từ “quả” trong 2 ví dụ?
- Trái và quả có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ 1 bộ phận của cây được hình thành từ phần nhụy.
? Nghĩa của từ bỏ mạng và hy sinh có chỗ nào giống nhau chỗ nào khác nhau?
- giống nhau: đều chỉ cái chết.
- khác nhau:
+ Bỏ mạng: chết vô ích, sắc thái giễu cợt, khinh bỉ, thường chỉ cái chết của bọn giặc ngoại xâm.
+ Hy sinh: chết vì nhiệm vụ lý tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng.
? Vậy em có nhận xét gì về 2 từ bỏ mạng và hi sinh?
- 2 từ có nghĩa không hoàn toàn giống nhau, giữ chúng vẫn có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm.
? Từ các VD trên em có những nhận xét nào về các loại từ đồng nghĩa?
Bài tập nhanh: theo em các từ đồng nghĩa ở bài tập 1,2,3 thuộc loại từ đồng nghĩa nào?
- đều là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
? Thử thay thế các từ đồng nghĩa “trái” và “quả”, “bỏ mạng” và “hi sinh” ở các VD mục 2 và nhận xét.?
? Vì sao tác giả lại lấy nhan đề là “Sau phút chia ly” mà không lấy là “Sau phút chia tay”? 
- từ “chia ly” và từ “chia tay” đều có cùng nghĩa là rời xa nhau nhưng sắc thái của mỗi từ lại khác nhau.
- “Chia ly” là từ hán việt nó trang trọng hơn là từ “chia tay” hơn nữa “chia ly” có nghĩa là chia xa lâu dài có thể là không gặp lại nữa vì vậy nó phù hợp với nội dung bài hơn.
? Từ việc phân tích trên em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng từ đồng nghĩa?
Hoạt động 4:
Bài tập 4: hs hđ cá nhân
Câu 5: hs hđ nhóm.
 cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái ngang bằng, thân mật; biếu: thể hiện sự kính trọng, của người dưới với người trên; tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.
I. Thế nào là từ đồng nghĩa.
1. Xét ví dụ.
- Từ đồng nghĩa vơi từ:
+ “rọi” = soi, chiếu.
+ “trông” = nhìn, ngó, dòm, nhòm, liếc.
2. Kết luận.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ: SGK-T 114.
II. Các loại từ đồng nghĩa.
1. Xét ví dụ.
- VD 1: trái quả có sắc thái giống nahu hoàn toàn.
- VD 2: bỏ mạng và hi sinh sắc thái nghĩa khác nhau.
2. Kết luận.
Từ đồng nghĩa có 2 loại:
+ từ đồng nghĩa hoàn toàn 
+ từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
III. Sủ dụng từ đồng nghĩa.
1. Xét ví dụ.
- Trái – quả: thay thế được
- Bỏ mạng – hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau.
2. kết luận.
Ghi nhớ: SGK-T 115.
IV. Luyện tập.
Câu 4:
-......... tôi đã trao tận tay.........
-bố tôi tiễn khách.....................
Câu 5:
- ăn, xơi, chén.
+ ăn: sắc thái bình thường.
+ xơi: sắc thái lịch sự, xã giao.
+ chén: sắc thái thân mật, thông tục.
- cho, tặng, biếu.
+ cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái ngang bằng, thân mật.
+ tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.
+ biếu: thể hiện sự kính trọng của người dưới với người trên.
- yếu đuối, yếu ớt.
+ yếu đuối: thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
+ yếu ớt: không nói về trạng thái tinh thần.
- xinh, đẹp.
+ xinh: chỉ người còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
+ đẹp: ý nghĩa chung hơn mức độ cao hơn xinh.
- tu, nhấp, nốc:
+ Tu: uống nhiều, liền mạch,bằng cách ngâm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.
+ nhấp: uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị.
+ nốc: uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc 1 cách thô tục
4. Củng cố: 
- Gv chốt kiến thức. 
5. Dặn dò: 
- Các em về làm các bài tập còn lại, học bài.
- Chuẩn bị bài “ cách lập ý của bài văn biểu cảm”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tu_dong_nghia_hoai_nam.docx