Giáo án Sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang

Giáo án Sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Thông qua cấu tạo của thủy tức, san hô và sứa mô tả được đặc điểm chung của ruột khoang.

 - Vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: (Máy chiếu)

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Trực quan, vấn đáp tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: RUỘT KHOANG (tiếp)
Bài 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA 
NGÀNH RUỘT KHOANG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Thông qua cấu tạo của thủy tức, san hô và sứa mô tả được đặc điểm chung của ruột khoang.
 - Vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đời sống con người.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình, phân tích, tổng hợp. 
 - Kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: (Máy chiếu)
Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan, vấn đáp tìm tòi, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
7A1
7A2
Ngày giảng
2. Kiểm tra bài cũ: (6’) 
 - Trình bày cấu tạo và cách di chuyển của sứa?.
3. Bài mới: Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống,cũng như về kích thước nhưng chắc chắn các động vật thuộc ngành ruột khoang phải có đặc điểm chung nên khoa học mới xếp chúng vào 1 ngành. Vậy đặc điểm chung đó là gì? ta đặt vấn đề vào bài mới hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang (23’) 
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ quan sát H10.1 SGK tr37. Hoàn thành PHT 1“Đặc điểm chung của 1 số ngành ruột khoang”.
- GV kẻ sẵn bảng này để HS chữa bài 
- GV quan sát hoạt động của các nhóm.
- GV cho HS các nhóm hoàn thành bảng.
- GV treo bảng kiến thức chuẩn.
- HS quan sát H10.1, nhớ lại kiến thức đã học về sứa, thủy tức hải quỳ san hô.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành PHT 1.
- Yêu cầu: 
+ Kiểu đối xứng.
+ Cấu tạo thành cơ thể 
+ Cách bắt mồi dinh dưỡng.
+ Lối sống.
- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét 
- HS theo dõi và tự sửa chữa
I. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
 Đặc điểm
 Đại diện
Thuỷ tức
Sứa
San hô
Kiểu đối xứng.
Đối xứng toả tròn
Đối xứng toả tròn
Đối xứng toả tròn
Cách di chuyển.
Sâu đo lộn đầu.
Co bóp dù
Không di chuyển.
Cách dinh dưỡng.
Dị dưỡng.
Dị dưỡng.
Dị dưỡng.
Sống đơn độc hay tập đoàn.
Đơn độc.
Đơn độc.
Tập đoàn
- GV yêu cầu từ kết quả trên rút ra các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- HS tìm những đặc điểm cơ bản như: Đối xứng, thành cơ thể, cấu tạo ruột.
- HS rút ra kết luận
- Đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
+ Ruột dạng túi.
+ Thành cơ thể có 2 lớp TB.
+ Tự vệ và tấn công bằng TB gai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành ruột khoang (10’)
- GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Ruột khoang có vai trò như thế nào trong đời sống tự nhiên và trong đời sống con người?
+ Nêu rõ tác hại của ruột khoang? Cho ví dụ.
- GV tổng kết ý kiến của HS, ý kiến nào chưa đủ. 
GV bổ sung thêm.
- GV cho HS rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang.
- Cá nhân đọc thông tin SGK tr.38 kết hợp tranh ảnh ghi nhớ kiến thức.
+ Lợi ích: làm thức ăn, trang trí 
+ Tác hại: Gây đắm tàu..
- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận
II. Vai trò của ngành ruột khoang.
- Trong tự nhiên: Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
- Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng 
+ Làm thực phẩm có giá trị 
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
- Tác hại: 
+ Một số loại gây độc, ngứa cho người: Sứa.
+Tạo đá ngầm làm ảnh hưởng đến giao thông.
4. Luyện tập- Vận dụng (10’)
- Yêu cầu HS làm bài tập
Câu 1. Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?
A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, 
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 2. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
B. Có khả năng kết bào xác.
C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 3. Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
B. Gây ngứa và độc cho người.
C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
Câu 4. Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là
A. quang tự dưỡng.
B. hoá tự dưỡng.
C. dị dưỡng.
D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
Câu 5. Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng toả tròn.
B. Đối xứng hai bên.
C. Đối xứng lưng – bụng.
D. Đối xứng trước – sau.
Câu 6. Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?
A. Cung cấp vâtk liệu xây dựng.
B. Nghiên cứu địa tầng.
C. Thức ăn cho con người và động vật.
D. Vật trang trí, trang sức.
Câu 7. Phần lớn các loài ruột khoang sống ở
A. sông. B. biển. C. ao. D. hồ.
Câu 8. Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng
A. các xúc tu.
B. các tế bào gai mang độc.
C. lẩn trốn khỏi kẻ thù.
D. trốn trong vỏ cứng.
Câu 9. Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?
A. 50m. B. 100m. C. 200m. D. 400m.
Đáp án
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án 
D
B
A
C
A
D
B
B
A
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem trước bài 11: Sán lá gan

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_7_bai_10_dac_diem_chung_va_vai_tro_cua_ngan.docx