Giáo án Sinh học 7 - Tiết 22, Bài 23: Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 22, Bài 23: Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

a. Kiến thức.

- Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa.

- Xác định trên tranh hình được các cơ quan của hệ tiêu hóa.

b. Kỹ năng.

- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để xác định các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.

c. Thái độ.

- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học

- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học

- Năng lực thực hành thí nghiệm

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác nhóm

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Khởi động

- GV nêu câu hỏi cá nhân trả lời câu hỏi:

? Em thường ăn gì vào các bữa; sáng, trưa, tối?

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 22, Bài 23: Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/11/ 2020
Ngày giảng:18/11/2020
Tiết 22 - Bài 23. TIÊU HÓA VÀ VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA
I.Mục tiêu	
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức.
- Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Xác định trên tranh hình được các cơ quan của hệ tiêu hóa. 
b. Kỹ năng.
- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để xác định các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
c. Thái độ. 
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực thực hành thí nghiệm
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Khởi động
- GV nêu câu hỏi cá nhân trả lời câu hỏi:
? Em thường ăn gì vào các bữa; sáng, trưa, tối?
? Trong các thức ăn em vừa liệt kê có những chất dinh dưỡng nào ? 
- HS động nhóm tổ chức trò chơi như sách HDH và hoàn thành nội dung bảng 23.1
(1.B; 2.A; 3.C; 4.D)
? Liệt kê các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa. Dự đoán xem các chất dinh dưỡng bị biến đổi như thế nào trong ống tiêu hóa ?
- HS HĐ nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
- Đại diện HS báo cáo và chia sẻ
- Báo cáo chia sẻ GV
- GV ghi dự kiến của HS trên bảng => đặt vấn đề vào tìm hiểu bài mới.
Nhu cầu ăn uống của người thường xuyên vận động có giống với người ít vận động không? Vì sao? 
Vậy chất dinh dưỡng lấy từ đâu => bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
* Mục tiêu: 
- Nêu được bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Xác định trên tranh hình được các cơ quan của hệ tiêu hóa.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- HĐ cá nhân theo lệnh (SHD - Tr 187)
- Sắp xếp các câu sau theo thứ tự đúng: 3,4,2,1
- HS trao đổi cặp đôi chấm chéo.
- GV đưa ra đáp án và HD đánh giá. HS đánh giá và báo cáo GV.
- HĐ nhóm theo phiếu học tập.
(1)Thực chất của hoạt động tiêu hóa là gì ?
(GV gợi ý HS dựa vào bài tập sắp xếp để trả lời).
- Đại diện nhóm báo cáo câu 1 và chia sẻ 
HS chuẩn KT=> GV chuẩn KT.
(2) Hoạt động tiêu hóa diễn ra ở đâu ?
( ống tiêu hóa)
 (3) Điền chú thích 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vào hình 7.1. Nêu cấu tạo của hệ tiêu hóa
( 1. Họng; 2. Thực quản; 3. Dạ dày; 4. Gan; 5. Tá tràng; 6. Ruột già; 7. Ruột non).
- GV yêu cấu HS đối chiếu với dự kiến ban đầu => khắc sâu KT
- Đại diện HS điều hành các nội dung còn lại
- GV y/c đại diện HS XĐ các cơ quan của hệ tiêu hóa trên tranh hình và chia sẻ.
- HS chuẩn => GV đánh giá và chuẩn KT.
- HS luyện tập bài 1 ( SHD Tr 191)
- Đại diện HS báo cáo và chia sẻ
- HS chuẩn -> GV chuẩn
- GV cho HS đánh giá với bữa ăn mà HS đưa ra.
Giáo dục: Để có bữa ăn đảm bảo cho sức khỏe chúng ta cấn phải lưu ý những gì?
GV rèn cho HS kĩ năng giải thích hiện tượng thực tế.
1.Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
- Hoạt động tiêu hóa thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ. 
- Cơ quan tiêu hóa:
+ Ống tiêu hóa: Khoang miệng => hầu => thực quản => dạ dày => ruột non => ruột già => hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến tụy, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan 
4. Củng cố
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng xác định trên tranh hình các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ: + Nêu bản chất của quá trình tiêu hóa.
 + Xác định các cơ quan tiêu hóa trên hình.
- Chuẩn bị bài mới: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
+ Tìm hiểu khoang miệng và dạ dày gồm những bộ phận nào?
+ Thử nhai cơm từ từ có cảm giác và vị như thế nào?
+ Tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh sâu răng, bệnh ở dạ dày?
+ Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_22_bai_23_tieu_hoa_va_ve_sinh_he_tie.doc