Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56 đến 70 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hợi

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56 đến 70 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hợi

1. Kiến thức:

- Kể được tên một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương từ thông tin sách báo, thực tiễn sản suất ở địa phương.

- Nêu được vai trò của động vật trong đời sống con người, tầm quan trọng của một số động vật đối với nền kinh tế ở địa phương và trên thế giới.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề và hoạt động nhóm. Tìm hiểu thực tế nuôi các loài động vật ở địa phương.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản suất của gia đình.

II. Phương tiện dạy và học:

1. Giáo viên: Sách báo viết về động vật ở địa phương

2. Học sinh: Sưu tầm thông tin về 1 số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định: KTSS

2. Bài cũ: GV kiểm tra phần thu hoạch tiết trước.

3. Hoạt động dạy - học: Địa phương chúng ta là vùng nông nghiệp và chăn nuôi cũng là một ngành phát triển. Vậy chúng ta cần thiết phải hiểu rõ về các động vật có tại địa phương chúng ta trong bài hôm nay.

 

doc 14 trang sontrang 3210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56 đến 70 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Hợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/03/2014
Ngày kiểm tra: 27/03/2014
Tuần: 28 Tiết 56
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
 - Giải thích được vì sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy vẫn tồn tại cho tới ngày nay? Hệ tuần hoàn của bò sát có đặc điểm gì?
- Nêu được đặc điểm chung của lớp thú. Lợi ích của lớp thú.
- Trình bày được ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh?
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp, trình bày bài. 
3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử kiểm tra.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Hoạt động dạy học: GV nhắc nhở các yêu cầu trong tiết kiểm tra.
 Thống kê chất lượng:
Lớp/SS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A :
7B :
3. Kết luận bài: Nhắc nhở học sinh kiểm tra lại bài. Giáo viên thu bài.
4. Hướng dẫn hoạt động về nhà: 
- Xem lại nội dung bài kiểm tra.
- Chuẩn bị trước bài sau: “Tiến hoá về tổ chức cơ thể”.
Ngày soạn: 27/04/2014
Ngày dạy: 29/04/2014
Tuần 33	Tiết 67
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
Củng cố lại các kiến thức đã học trong học kì II.
- Nêu được sự tiến hóa của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống.
- Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong tiết ôn tập, yêu thích bộ môn. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật.
II. Phương tiện dạy và học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về động vật đã học + bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng.
2. Học sinh: Kẻ bảng 1, 2 SGK. Ôn tập toàn bộ chương trình. 
III. Các hoạt động dạy – học:	
1. Ổn định: KTSS
2. Bài cũ: Lồng trong bài.
3. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiến hoá và tầm quan trọng của động vật.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hóa của giới động vật”.
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.
- GV cho HS tự ghi kết quả của nhóm.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
- GV cho HS quan sát bảng 1 đã hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu theo dõi bảng 1, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Sự tiến hóa của giới động vật được thể hiện như thế nào?
+ Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào?
+ Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ cụ thể.
+ Hãy tìm trong các loài bò sát, chim có loài nào quay trở lại môi trường nước?
- GV cho HS rút ra kết luận.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn”.
- GV treo bảng 2 để HS chữa bài.
- GV nên gọi các nhóm chữa bài. 
+ Động vật có vai trò gì?
+ Động vật gây những tác hại như thế nào?
- GV giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK trang 200 thu nhập kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời lựa chọn. Yêu cầu nêu được:
+ Tên ngành.
+ Đặc điểm tiến hóa liên tục từ thấp đến cao.
+ Con đại diện phải điển hình.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1. Nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Các nhóm sữa chữa nếu cần.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu nêu được:
+ Sự phức tạp về tổ chức cơ thể, bộ phận nâng đỡ 
+ Có loài sống bay lượn (có cánh), loài sống ở nước (có vây), sống nơi khô cằn (dự trữ nước).
+ Quay lại sống ở môi trường của tổ tiên.
VD: cá voi sống ở nước.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung. HS rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2 trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS dựa vào nội dung của bảng 2 trả lời.
- HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Ôn lại nội dung trọng tâm đã học.
- GV vấn đáp tái hiện theo hệ thống câu hỏi sau:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừ ở nước vừa ở cạn?
 Câu 2 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn? Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào?
Câu 3 : Trình bày đặc đểm chung của lớp lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 4 : Trình bày lợi ích và tác hại của lớp lưỡng cư, lớp bò sát,lớp chim.
Câu 5 : Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của ếch đồng, thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu.
Câu 6 : Hãy chú thích tên các bộ phận mô tả cấu tạo trong của chim bồ câu, ếch đồng.
Câu 7: Sự tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính của động vật được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 8 : Trình bày đặc điểm cấu tạo thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh, đới nóng.
Câu 9 : Đấu tranh sinh học là gì? Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? Ưu điểm và hạn chế của đấu tranh sinh học?
Câu 10 : Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
- HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời.
 - HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét, bổ sung xác nhận câu trả lời đúng.
4. Kết luận bài: 
- Dựa vào bảng 1 trình bày sự tiến hóa của giới động vật.
- Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật.
5. Kiểm tra đánh giá: GV ra bài tập trắc nghiệm.
6. Hướng dẫn hoạt động về nhà: 
- Học bài, trả lời câu theo gợi ý của GV
- Chuẩn bị tiết sau: “Kiểm tra học kì II”.
Ngày soạn: 04/05/2014
Ngày thi: 06/05/2014
Tuần: 34 Tiết 68
THI HỌC KỲ I
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố và hoàn thiện kiến thức trọng tâm đã học trong học kì II.
- Trình bày được những đặc điểm tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính của động vật.
- Trình bày được khái niệm về đấu tranh sinh học . Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học, ưu điểm và hạn chế của đấu tranh sinh học.
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Mô tả được sự di chuyển của thằn lằn bóng đuôi dài.
- Trình bày đặc đểm chung của lớp lưỡng cư.
- Chú thích tên các bộ phận mô tả cấu tạo trong của chim bồ câu qua hình vẽ phóng to. 
- Đánh giá nhận thức của HS, có hướng khắc phục trong năm sau.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tư duy tổng hợp, trình bày bài. 
3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử kiểm tra.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án.
2. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Hoạt động dạy học: GV nhắc nhở các yêu cầu trong tiết kiểm tra.
 Thống kê chất lượng:
Lớp/SS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A :
7B :
3. Kết luận bài: Nhắc nhở học sinh kiểm tra lại bài. Giáo viên thu bài.
4. Hướng dẫn hoạt động về nhà:
- Xem lại nội dung bài kiểm tra.
- Chuẩn bị trước bài sau: “Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế của địa phương (tt)”.
Ngày soạn: 06/05/2014
Ngày dạy: 08/05/2014
Tuần 34	Tiết 65
BÀI 61,62: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM
QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG (TT)
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể được tên một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương từ thông tin sách báo, thực tiễn sản suất ở địa phương.
- Nêu được vai trò của động vật trong đời sống con người, tầm quan trọng của một số động vật đối với nền kinh tế ở địa phương và trên thế giới.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin theo chủ đề và hoạt động nhóm. Tìm hiểu thực tế nuôi các loài động vật ở địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản suất của gia đình.
II. Phương tiện dạy và học:
1. Giáo viên: Sách báo viết về động vật ở địa phương 
2. Học sinh: Sưu tầm thông tin về 1 số loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: KTSS
2. Bài cũ: GV kiểm tra phần thu hoạch tiết trước.
3. Hoạt động dạy - học: Địa phương chúng ta là vùng nông nghiệp và chăn nuôi cũng là một ngành phát triển. Vậy chúng ta cần thiết phải hiểu rõ về các động vật có tại địa phương chúng ta trong bài hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thu thập thông tin.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS:
+ Hoạt động theo nhóm 6 người.
+ Xếp lại nội dung các thông tin cho phù hợp với yêu cầu:
c/ Cách chăm sóc:
+ Lượng thức ăn, loại thức ăn.
+ Cách chế biến: phơi khô, lên men, nấu chín 
+ Thời gian ăn: Thời kì vỗ béo. 
 Thời kì sinh sản. 
 Nuôi dưỡng con non.
+ Vệ sinh chuồng trại. Giá trị tăng trọng.
+ Số kg trong một tháng.
VD: Lợn: 20kg/1 tháng Gà: 2kg/1 tháng.
d/ Giá trị kinh tế:
- Gia đình:
+ Thu nhập từng loài.
+ Tổng thu nhập xuất chuồng.
+ Giá trị VND/1 năm.
- Địa phương: 
+ Tăng nguồn thu nhập kinh tế địa phương nhờ chăn nuôi động vật.
+ Ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
+ Đối với quốc gia.
- GV nhận xét, bổ sung và giải thích thêm.
- HS rút ra kết luận.
- HS tiến hành theo yêu cầu của GV. 
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nuôi: Gà, lợn, bò, cá
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Hình thức chăn nuôi hộ gia đình
+ Điều kiện sống khá tốt
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS tự rút ra kết luận.
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Báo cáo của học sinh.
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho các nhóm lần lược báo cáo kết quả của mình trước cả lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét, bổ sung và giải thích thêm.
+ Để tạo điều kiện tốt cho việc phát triển chăn nuôi chúng ta cần phải làm gì?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức.
- HS tự rút ra kết luận.
4. Kết luận bài: 
- Nhận xét chuẩn bị của các nhóm.
 - Nhận xét thái độ học tập của các nhóm.
5. Kiểm tra, đánh giá: 
- Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm.
6. Hướng dẫn hoạt động về nhà: 
- Học bài trả lời câu hỏi SGK .
- Chuẩn bị trước bài: “Ôn tập toàn bộ chương trình sinh học 7”.
- Kẻ bảng 1, 2 SGK trang 200, 201 vào vở bài tập.
Ngày soạn: 10/05/2014
Ngày dạy: 12/05/2014
Tuần 34	Tiết 66
ÔN TẬP 
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nêu được sự tiến hóa của giới động vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
 - Thấy rõ được đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống.
 - Chỉ rõ giá trị nhiều mặt của giới động vật.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong tiết ôn tập, yêu thích bộ môn. Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật.
II. Phương tiện dạy và học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về động vật đã học. Bảng thống kê về cấu tạo và tầm quan trọng.
2. Học sinh: Kẻ bảng 1, 2 SGK. Ôn tập toàn bộ chương trình. 
III. Các hoạt động dạy – học:	
1. Ổn định: KTSS
2. Bài cũ: Lồng trong bài.
3. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Ôn lại sự tiến hóa và tầm quan trọng của giới động vật: 
 - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin. 
 - HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi và hoàn thành các bảng trong bài.
 - HS đại diện các nhóm trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét, bổ sung xác nhận câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Sự tiến hóa và tầm quan trọng trong thực tiễn của giới động vật: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 “Sự tiến hóa của giới động vật”.
- GV kẻ sẵn bảng 1 để HS chữa bài.
- GV cho HS tự ghi kết quả của nhóm.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm.
- GV cho HS quan sát bảng 1 đã hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu theo dõi bảng 1, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Sự tiến hóa của giới động vật được thể hiện như thế nào?
+ Sự thích nghi của động vật với môi trường sống thể hiện như thế nào?
+ Thế nào là hiện tượng thứ sinh? Cho ví dụ cụ thể.
+ Hãy tìm trong các loài bò sát, chim có loài nào quay trở lại môi trường nước?
- GV cho HS rút ra kết luận.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng 2 “những động vật có tầm quan trọng trong thực tiễn”.
- GV treo bảng 2 để HS chữa bài.
- GV nên gọi các nhóm chữa bài. 
+ Động vật cóvai trò gì?
+ Động vật gây những tác hại như thế nào?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK trang 200 thu nhập kiến thức.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời lựa chọn. Yêu cầu nêu được:
+ Tên ngành.
+ Đặc điểm tiến hóa liên tục từ thấp đến cao.
+ Con đại diện phải điển hình.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1. Nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Các nhóm sữa chữa nếu cần.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu nêu được:
+ Sự phức tạp về tổ chức cơ thể, bộ phận nâng đỡ 
+ Có loài sống bay lượn (có cánh), loài sống ở nước (có vây), sống nơi khô cằn (dự trữ nước).
+ Quay lại sống ở môi trường của tổ tiên.
VD: cá voi sống ở nước.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung. HS rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu nội dung trong bảng 2 trao đổi nhóm tìm tên động vật cho phù hợp với nội dung.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS dựa vào nội dung của bảng 2 trả lời.
- HS rút ra kết luận.
Tiểu kết:
- Giới động vật đã tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. Động vật thích nghi với môi trường sống. Một số có hiện tượng thích nghi thứ sinh.
- Đa số động vật có lợi cho tự nhiên và cho đời sống con người. Một số động vật gây hại.
4. Kết luận bài: GV nhận xét tiết học.
5. Kiểm tra đánh giá: GV ra bài tập trắc nghiệm.
6. Hướng dẫn hoạt động về nhà: 
- Học bài, trả lời câu theo gợi ý của GV
- Chuẩn bị tiết sau: “Tham quan thiên nhiên”.
Ngày soạn: 11/05/2014
Ngày dạy: 13, 15/05/2014
Tuần 35 Tiết 69+70
Bài 64, 65, 66 : 
THAM QUAN THIÊN NHIÊN 
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết sử dụng các phương tiện quan sát động vật ở các cấp độ khác nhau tùy theo mẫu vật cần nghiên cứu.
 - Tìm hiểu đặc điểm môi trường, thành phần và đặc điểm của động vật sống trong môi trường.
 - Quan sát đặc điểm hình thái và đặc điểm của chúng thích nghi với đời sống (di chuyển, dinh dưỡng, nguỵ trang, quan hệ giữa động vật với thực vật).
 - Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của động vật trong những điều kiện sống cụ thể của môi trường.
 - Giáo dực lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích thông qua các hành vi để BVMT sống của chúng.
- Quan sát đa dạng sinh học trong thực tế thiên nhiên tại địa phương. Biết cách sưu tầm mẫu vật.
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng thu thập mẫu vật để quan sát tại chỗ và trả lại tự nhiên.
3. Thái độ: 
- Có lòng yêu thích thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật đặc biệt là những động vật có ích.. 
- Có ý thức nghiêm túc trong tiết thực hành.
II. Phương tiện dạy và học:
1. Giáo viên: Chuẩn bị địa điểm + Dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, dự kiến nhóm trưởng.
2. Học sinh: 
- Ôn tập các kiến thức có liên quan (như SGK) 
- Kẻ sẵn bảng theo hướng dẫn của SGK
III. Các hoạt động dạy – học:	
1. Ổn định (10 phút): KTSS
- GV tập trung toàn lớp và nêu nội dung cần thực hiện trong buổi tham quan thiên nhiên.
 + GV chia lớp thành các nhóm (Mỗi nhóm 10 HS), chỉ định trưởng nhóm.
 + Chia địa điểm quan sát của từng nhóm, nêu rõ nhiệm vụ của từng nhóm.
 + Yêu cầu các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Tất cả HS khi quan sát đều ghi chép, khi được phân công phải thu thập mẫu vật, khi hái nhớ buộc ngay nhãn để khỏi phải nhầm lẫn.
2. Bài cũ: 
3. Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm quan sát ngoài tiên nhiên và thu thập mẫu vật (25 phút).
 - Các nhóm đều thực hiện 3 nội dung sau:
 + Quan sát phân bố của động vật theo môi trường: Ghi được tên động vật phát hiện vào vở.
 + Quan sát sự thích nghi di chuyển của động vật ở các môi trường
 + Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật 
 + Quan hệ giữa động vật với thực vật, giữa động vật với môi trường sống.
 + Quan sát hiện tượng nguỵ trang của động vật 
 + Quan sát về số lượng, thành phần của động vật trong thiên nhiên 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đến địa điểm được phân công và thực hiện các yêu cầu của GV.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cách thực hiện nếu cần.
- GV lưu ý: 
+ Mỗi nhóm quan sát ở một loại môi trường được phân công.
+ Song song với việc quan sát và hoàn thiện các nội dung trong bảng.
- HS theo nhóm tiến hành các công việc của nhóm mình.
- Trưởng nhóm có thể phân những việc cụ thể cho từng nhóm nhỏ 3 - 4 HS
- Nhóm nào có thắc mắc gì thì hỏi GV để được hướng dẫn thêm.
- Khi quan sát HS điền các thông tin vào bảng đã chuẩn bị sẵn theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm xử lí mẫu (10 phút).
 - GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một trong các nội dung sau:
 + Ở nước và ven bờ: Dùng vợt thuỷ sinh. Sau khi vợt xong dùng chổi lông gà quét nhẹ chúng vào hộp chứa mẫu.
 + Ở trên đất và trên cây: Dùng vợt bướm, rung cây cho rơi xuống báo trải trên mặt đất.
 + Với động vật có xương sống: Đựng trong hộp chứa mẫu sống.
 + Với các sâu bọ còn lại: Đựng trong túi nhựa và kháy men.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS thực hiện các nội dung đã được phân công.
- Các nhóm cần quan sát các hiện tượng như:
+ Quan sát và thu thập mẫu vật theo hướng dẫn.
- GV theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm yêu thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình.
- HS theo nhóm tiến hành các công việc của nhóm mình.
- Trưởng nhóm có thể phân những việc cụ thể cho từng nhóm nho.û 
- Các nhóm thảo luận, cùng quan sát để hoàn thành công việc.
Hoạt động 3: Tập trung toàn lớp (45 phút).
 GV tập trung toàn lớp yêu cầu:
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát được, các bạn HS trong lớp bổ sung.
 + GV giải đáp các thắc mắc của HS.
 + GV nhận xét, đánh giá các nhóm, tuyên dương các HS tích cực học tập, tham gia ý kiến.
 + Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch về những thực vật đã quan sát được trong thiên nhiên theo mẫu:
STT
Tên động vật quan sát thấy
Môi trường
Vị trí phân loại động vật
Ở nước
Ở ven bờ
Ở đất
Ở tán cây
ĐVKXS (Tên lớp, ngành)
ĐVCXS
(Tên lớp)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 + Yêu cầu mỗi nhóm làm bộ mẫu vật các loài động vật quan sát được 
3. Kết luận bài: 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài thực hành
 - Các HS độc lập hoàn thành bài thu hoạch
 - Nêu môi trường xung quanh của chúng ta bị ô nhiễm, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người và các loài động vật? Lấy ví dụ minh họa? 
 - GV lồng ghép giáo dục ý thức BVMT cho HS. GV giới thiệu sơ lược công việc của các nhà bảo tồn động vật, kiểm lâm, các nhà nghiên cứu.
4. Kiểm tra, đánh giá: GV thu một số bài thu hoạch, nhận xét và cho điểm 
5. Hướng dẫn hoạt động về nhà: 
 - Hoàn thành bài thu hoạch 
 - Hoàn thành bộ mẫu vật.
 - Tự ôn lại toàn bộ nội dung chính trong chương trình sinh học lớp 7 để làm cơ sở cho việc học tốt bộ môn này ở lớp 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_56_den_70_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc