Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27, Bài 24: Hô hấp và vệ sinh hô hấp (Tiếp) - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27, Bài 24: Hô hấp và vệ sinh hô hấp (Tiếp) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

a. Kiến thức

+ Môn sinh học:

- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hoạt động hô hấp.

- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.

+ Môn hoá học:

- Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2

+ Môn thể dục:

- Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tay – ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.

+ Môn GDCD:

- Biết được sức khoẻ là vốn quý nhất của con người nên con người phải biết trân trọng và bảo vệ sức khoẻ.

- Vai trò của môi trường trong đời sống con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường.

+ Môn tin học:

- Biết cách tra cứu các trang mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin.

- Biết sử dụng CNTT để trình chiếu slide khi báo cáo kết quả của nhóm mình (có thể có sự hướng dẫn của GV tin học )

b.Kĩ năng:

+Môn sinh học:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng giải thích các vấn đề thực tế.

- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.

- Kĩ năng phán đoán.

- Kĩ năng đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.

+ Môn hoá học:

- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.

- Kĩ năng giải thích hiện tượng thực tế.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 27, Bài 24: Hô hấp và vệ sinh hô hấp (Tiếp) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/12/2020
Ngày giảng:08/12/ 2020
Tiết 27 - Bài 24. HÔ HẤP VÀ VỆ SINH HÔ HẤP (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
+ Môn sinh học:
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hoạt động hô hấp.
- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
+ Môn hoá học:
- Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2
+ Môn thể dục:
- Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tay – ngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
+ Môn GDCD:
- Biết được sức khoẻ là vốn quý nhất của con người nên con người phải biết trân trọng và bảo vệ sức khoẻ.
- Vai trò của môi trường trong đời sống con người, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi trường.
+ Môn tin học:
- Biết cách tra cứu các trang mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin.
- Biết sử dụng CNTT để trình chiếu slide khi báo cáo kết quả của nhóm mình (có thể có sự hướng dẫn của GV tin học )
b.Kĩ năng:
+Môn sinh học:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng giải thích các vấn đề thực tế.
- Kĩ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng phán đoán.
- Kĩ năng đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
+ Môn hoá học:
- Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng giải thích hiện tượng thực tế.
+ Môn thể dục:
- Kĩ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
+ Môn GDCD:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng giải thích vấn đề thực tế.
- Rèn kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống.
- Kĩ năng hình thành ra quyết định.
+Môn tin học:
- Kĩ năng sử dụng máy tính.
c. Thái độ:
- HS có trách nhiệm với bản thân, yêu quý bản thân, tự chăm sóc bản thân để có một cơ thể khoẻ mạnh.
- Luôn có ý thức tập luyện và bảo vệ hệ hô hấp.
- Biết bảo vệ môi trường, có thái độ chống thói quen hút thuốc lá của những người xung quanh.
- Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn, thái độ học tập nghiêm túc.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường.
c. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới, làm bài báo cáo bằng powerpoint.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Khởi động:
CTHĐTQ cho các bạn đứng dậy vươn vai – hướng dẫn hít thở sâu
- Khi hít vào bụng phình ra, thở ra bụng hóp lại. Thực hiện động tác 3 lần
- GV đặt câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào sau hoạt động hít thở đó (tinh thần thoải mãi, giảm bớt căng thẳng)
GV: Mọi hoạt động sống của chúng ta đều cần khí ôxi, mà khí ôxi lấy từ không khí. Như các em đã biết thành phần của không khí qua môn hóa học: khí ôxi chiếm khoảng 21%; Nito 78% còn 1% là hơi nước và các khí khác. Nếu trong không khí xuất hiện các thành phần khác ngoài các thành phần trên tức là không khí đó đã bị ô nhiễm. Vậy khi không khí bị ô nhiễm nó có ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại đó?
3. Bài mới
Hoạt động 1.
Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp. 
- Nêu được các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính cần chuẩn bị cho tiết học:
HS trả lời:
1. Nguyên nhân gây hại cho hệ hô hấp?
2. Đề xuất các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp?
3. Liên hệ thực tế và rút ra bài học cho bản thân?
GV: đó cũng là 3 nội dung chÝnh cần phải thể hiện trong bài báo cáo của các bạn. 
GV cho HS bốc thăm lên trình bày và chia sẻ.
- Đại diện 1-2 nhóm báo cáo và chia sẻ các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ xung và vấn đáp.
(tích điểm cho các nhóm báo cáo, đặt câu hỏi và giải quyết được vấn đề).
- GV, nhận xét tinh thần, thái độ học tập, sự hợp tác của học sinh; nhận xét nội dung bài báo của nhóm chia sẻ.
- GV chiếu 1 số hình ảnh HS quan sát (nếu cần).
GV hỏi HS nhắc lại các biện pháp và chốt kiến thức:
- GV: 
+ Trồng nhiều cây xanh nơi ở, nơi làm việc, công cộng, 
+ Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người đặc biệt là nơi có nhiều người mắc bệnh.
+ Khi tiếp xúc với gia xúc, gia cầm cần mặc quần áo bảo hộ 
-> Đây là những biện pháp chúng ta phải làm thường xuyên mỗi ngày.
Trong cuộc sống đôi khi gặp phải những trường hợp nguy hiểm ví dụ như không may rơi vào đám cháy. Để bảo vệ hệ hô hấp tránh bị ngạt khí và thoát khỏi đám cháy an toàn thì chúng ta cần có biện pháp gì? -> chiếu video.
- HS: Thấp người, bò men theo tường, (không di chuyển theo phương thẳng đứng vì khi nhiệt độ cao thì khói trong không khí lan tỏa rất nhanh và rất nhiều khí độc hại. Nếu di chuyển theo hướng thẳng đứng sẽ hít phải khí độc gây ngạt khí. Khoảng cách 30 – 60 cm trên sàn nhà ngta gọi là không khí sạch nên ta cúi thấp người bò men theo tường có thể dung thêm khăn ẩm bịt mũi, miệng.
? Nơi em sống có những tác nhân nào gây hại cho hệ hô hấp? Em đã có biện pháp gì để bảo vệ hệ hô hấp của mình tránh các tác nhân có hại?
HS trả lời:
- Tác nhân: bụi, các chất khí độc, các chất độc.
- Biện pháp:
+ Đeo khẩu trang
+ Không vứt rác, giấy.
+ Không khạc nhổ bừa bãi
+ Không bẻ cây 
+ Chăm sóc bồn hoa ,cây cảnh, quét dọn vệ sinh 
+ Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.
+ giữ ấm cơ thể
+ vệ sinh trường, lớp
+ Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia, 
+ Khám sức khỏe định kì
+ Tập luyện thể dục thể thao
GV: Ngoài ra chúng ta còn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lí
Tiêm phòng 1 số bệnh có hại cho hệ hô hấp: Lao phổi, cúm, tuyệt đối không tiếp xúc với gia xúc, gia cầm bị bệnh
=>Mỗi chúng ta phải đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất và việc làm này không phải của riêng 1 người nào cả mà là của tất cả mọi người.
Cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác những bài hát mà mỗi khi giai điệu cất nên thì khi nghe giai điệu đó mỗi người lại có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. 
- GV mở nhạc cả lớp cùng hát bài: Ngôi nhà chung của chúng ta.
- GV: Ngoài các biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp thì chúng ta cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và giảm nhịp thở để tăng hiệu quả hô hấp.
Qua tiết học ngày hôm nay các bạn đã tiếp thu được những gì?
5. Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp
+ Trồng cây xanh.
+ Không xả rác bừa bãi, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Nên đeo khẩu trang khi lao động dọn vệ sinh, ở những nơi có bụi.
+ Không hút thuốc và vận động mọi người không nên hút thuốc.
+ Xây dựng hệ thống xử lý khí thải. Hạn chế sử dụng thiết bị thải ra khí độc.
+ Thăm khám sức khỏe định kì.
4. Củng cố
Bản thân em đã làm gì để bảo vệ hệ hô hấp của mình?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: 
+ Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp? Là HS em đã làm gì để bảo vệ hệ hô hấp?
- Chuẩn bị bài: 
+ Tìm hiểu một số bệnh đường hô hấp và biện pháp phòng tránh.
+ Dụng cụ thực hành theo nhóm (4-5 hs) chiếu cá nhân, gối.
+ Tìm hiểu về 1 số biện pháp hô hấp nhân tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_27_bai_24_ho_hap_va_ve_sinh_ho_hap_t.doc