Giáo án Sinh học 7 - Tiết 40, Bài 28: Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 40, Bài 28: Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

a. Kiến thức

- Nêu được vai trò của HTK và giác quan đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với sự thay đổi của môi trường sống.

- Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh (HTK), kể tên được các giác quan và chức năng của chúng.

- Xác định được vị trí, cấu tạo, chức năng của não bộ và tủy sống và cung phản xạ.

b. Kỹ năng

- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để nêu được đặc điểm cấu tạo của HTK, xác định được vị trí cấu tạo của não bộ, các thành phần của cung phản xạ.

- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.

thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến chức năng của hệ thần kinh.

c. Thái độ

- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học.

- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học.

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác nhóm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.

 

doc 4 trang Trịnh Thu Thảo 4630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 40, Bài 28: Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 01/ 2021
Ngày thực hiện: 02/02/2021
Tiết 40 - Bài 28.
THẦN KINH, GIÁC QUAN VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA CƠ THỂ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
- Nêu được vai trò của HTK và giác quan đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với sự thay đổi của môi trường sống.
- Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh (HTK), kể tên được các giác quan và chức năng của chúng.
- Xác định được vị trí, cấu tạo, chức năng của não bộ và tủy sống và cung phản xạ.
b. Kỹ năng
- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để nêu được đặc điểm cấu tạo của HTK, xác định được vị trí cấu tạo của não bộ, các thành phần của cung phản xạ.
- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.
thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến chức năng của hệ thần kinh.
c. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học.
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.
Ổn định tổ chức lớp
 Khởi động
? Em hãy nêu vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy?
- HS trả lời
- GV nhận xét.
Đặt vấn đề: Cơ thể thường xuyên tiếp nhận và trả lời các kích thích bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường, dưới dự chỉ đạo của hệ thầnkinh. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó?
3.Bài mới
Hoạt động 1. Vai trò của hệ thần kinh và giác quan
*Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của HTK và giác quan đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với sự thay đổi của môi trường sống.
- Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh (HTK), kể tên được các giác quan và chức năng của chúng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV y/c cá nhân HS chú thích vào H 28.1 và mô tả cấu tạo của HTK.
- Đại diện 1 HS chia sẻ.
- GV nhận xét
- HS HĐ CĐ hoàn thành y/c 2,3:
Nêu được chức năng của 5 giác quan và giải thích tại sao chúng được gọi là cơ quan phân tích?
- Đại diện cặp đôi chia sẻ.
Chúng là cơ quan phân tích vì: gồm 3 bộ phận: Thụ quan, DTK, bộ phận phân tích ở TW.
- Đại diện 1 cặp đôi chia sẻ phần BT điền từ.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
? HTK và giác quan có vai trò gì?
- GV nhận xét, chốt KT.
1. Vai trò của hệ thần kinh và giác quan 
* Cấu tạo của hệ thần kinh
- HTK gồm: Bộ phận TW và bộ phận ngoại biên. 
+ Bộ phận TW: Gồm não bộ và tuỷ sống
+ Bộ phận ngoại biên: Gồm DTK và các hạch thần kinh.
* Chức năng của các giác quan
Gồm 5 giác quan:
- Thị giác: Nhận biết h.ả của vật trong không gian (nhìn).
- Thính giác: Cảm nhận về âm thanh
- Vị giác: Cảm nhận về vị
- Khứu giác: Cảm nhận về mùi hương
- Xúc giác: Cảm giác khi tiếp xúc bằng da (chân, tay,...).
* Chức năng của HTK và giác quan
- Nội dung (Sách HDH - tr 236)
Hoạt động 2. Cấu tạo của não bộ
* Mục tiêu: Xác định được vị trí, cấu tạo, chức năng của não bộ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV chiếu hình 28.4,28.5 y/c HS lên xác định vị trí của não bộ, xác định các thành phần cấu tạo bên ngoài và bên trong của não bộ.
- Đại diện HS chia sẻ trên tranh hình:
+ Vị trí và cấu tạo ngoài của não bộ:
1. Đại não, 2. Hộp sọ, 3. Đồi thị, 4. Hành não, 5. Tủy sống, 6. Tiểu não.
+ Cấu tạo trong của não bộ:
1. Thể chai, 2. Dưới đồi thị, 3. Đồi thị, 4. Củ não sinh tư, 5. Tiểu não, 6. Tủy sống, 7. Hành não, 8. Cầu não, 9. Cuống não, 10. Tuyến yên. 
- HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt KT.
2. Cấu tạo của não bộ
- Não bộ nằm trong xương hộp sọ, phía trên của tủy sống.
- Não bộ kể từ dưới lên trên gồm:
+ Trụ não: Củ não sinh tư, cuống não, , cầu não, hành não.
+ Não trung gian: Gồm đồi thị và vùng dưới đồi.
+ Tiểu não nằm phía sau trụ não.
+ Đại não
Hoạt động 3. Cấu tạo và chức năng của tủy sống
* Mục tiêu: Xác định được vị trí, cấu tạo, chức năng của tủy sống.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV chiếu H 28.6 y/c cá nhân HS điền chú thích vào tranh hình.
- Đại diện HS chỉ trên tranh hình.
- HS khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét.
? Xác định vị trí, cấu tạo ngoài của tủy sống?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV cung cấp thêm: Tủy sống dài 50 cm, nặng khoảng 30g, đường kính 1cm. Có hai phần phình là phình cổ và phình thắt lưng. Màu trắng bóng. Màng tủy: 3 Lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi à Bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống.
- GV cho HS quan sát TN tìm hiểu chức năng của tủy sống, rễ tủy, DTK tủy và HĐN hoàn thành bài tập 2 phần luyện tập.
- HS quan sát TN thấy được các chi co khác nhau khi kích thích với cường độ khác nhau.
- Đại diện HS chia sẻ
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
3. Cấu tạo và chức năng của tủy sống
a. Cấu tạo
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II 
- Hình dáng: hình trụ dài, có hai phần phình là phình cổ và phình thắt lưng.
b. Chức năng
- Tủy sống gồm chất xám ở giữa và bao quanh là chất trắng.
+ Chất xám là trung khu của của các PXKĐK
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
- Chức năng của DTK tủy:
+ Rễ trước: Dẫn truyền xung TK vận động từ TWTK đi tới CQ phản ứng (cơ)
+ Rễ sau: Dẫn truyền xung TK cảm giác từ các cơ quan thụ (da) về TWTK.
Hoạt động 4. Cấu tạo của cung phản xạ
* Mục tiêu: Nêu được thế nào là cung phản xạ, thành phần và chức năng của cung phản xạ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của HTK.
- GV y/c HS HĐN chú thích vào H 28.7. Cho biết 1 cung phản xạ gồm mấy thành phần? Đó là những thành phần nào? Lấy ví dụ về cung phản xạ?
- Đại diện nhóm chia sẻ.
* Nêu điểm khác biệt giữa phản xạ rụt tay lại ở người khi trạm vào vật nóng và hiện tượng cụm lá ở cây trinh nữ?
- GV giải thích sự cụm lá ở cây trinh nữ do cử động trương nước khi bị kích thích tính thấm của tế bào đối với nước thay đổi đột ngột, khiến nước bị thấm nhanh ra ngoài gian bào, làm cho các tế bào ở đây mất sức căng và gây ra sự cử động. 
* Sản phẩm của hoạt động: Báo cáo của cá nhân, cặp đôi, nhóm.
4. Cấu tạo cung phản xạ
- Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh nhằm thực hiện một phản xạ.
- Cung phản xạ gồm 5 thành phần:
+ Cơ quan thụ cảm (nhận cảm)
+ Nơron hướng tâm (dẫn truyền hướng tâm)
+ Nơron trung gian (phân tích ở TW).
+ Nơron li tâm (dẫn truyền li tâm)
+ Cơ quan phản ứng (trả lời)
Củng cố
1 vài HS lên xác định trên hình cấu tạo của não bộ và tủy sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: 
+ Nêu vai trò của HTK và giác quan đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với sự thay đổi của môi trường sống.
+ Mô tả cấu tạo của hệ thần kinh (HTK), kể tên được các giác quan và chức năng của chúng.
+ Mô tả cấu tạo và chức năng của đơn vị cấu tạo nên HTK.
+ Nêu vị trí, cấu tạo và chức năng của não bộ, tủy sống và cung phản xạ.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu cấu tạo của HTK sinh dưỡng, cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích, chức năng của tổ chức thần kinh.
* Tuyên truyền tới HS thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID – 19, thực hiện tốt khẩu hiệu ‘‘5K” và thực hiện ATGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_40_bai_28_than_kinh_giac_quan_va_su.doc