Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 45: Thỏ - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ
- HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống
2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học - Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học
3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, mẫu mổ thỏ (mô hình)
2. HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức.
Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú (Sĩ số )
7B
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay?
3. Bài mới :
3.1. Hoạt động 1: Mở đầu:
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học:
Giáo viên giới thiệu lớp thú là lớp động vật có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới động vật và đại diện là con thỏ
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
a) Mục tiêu: - Đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ) Ngày soạn: 25/02/2021 TIẾT 45 : THỎ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ - HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống 2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, mẫu mổ thỏ (mô hình) 2. HS: Kẻ phiếu học tập vào vở III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức. Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú (Sĩ số ) 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay? 3. Bài mới : 3.1. Hoạt động 1: Mở đầu: a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học: Giáo viên giới thiệu lớp thú là lớp động vật có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nhất trong giới động vật và đại diện là con thỏ c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: a) Mục tiêu: - Đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ,ghi bảng I. Tìm hiểu đời sống của thỏ *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H46.1, thảo luận: + Trình bày các đặc điểm về đời sống của thỏ? + Trình bày đặc điểm sinh sản của thỏ? *Đánh giá kết quả thực hiện NV - GV nhận xét và chốt kiến thức II. Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển + Tìm hiểu cấu tạo ngoài *GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát H46.2, H46.3, đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng trong SGK + Tìm hiểu di chuyển - GV yêu cầu HS quan sát H46.4- 5 SGK kết hợp quan sát phim ảnh thảo luận trả lời câu hỏi: + Thỏ di chuyển bằng cách nào ? + Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? + Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? Vì sao? *Đánh giá kết quả thực hiện NV - GV hoàn thiện kiến thức - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung I. Đời sống *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện học sinh trình bày trước lớp * Kết luận. - Sống ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu kẻ thù trong hang hoặc chạy trốn bằng cách nhảy hai chân sau - Kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm, thức là cỏ lá cây bằng cách gặmh nhấm - Là động vật hằng nhiệt - Sinh sản: - Thụ tinh trong - Thai phát triển trong tử cung của mẹ - Có hiện tượng thai sinh, con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài - Học sinh theo dõi yêu cầu . *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng trong SGK *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận - Đại diện học sinh trình bày trước lớp * Kết luận : -Bộ lông dày, xốp để che chở và giữ nhiệt cho cơ thể - Chi thỏ có vuốt sắc, chi trước ngắn dùng để đào hang, chi sau dài, khỏe giúp thỏ chạy trốn kẻ thù - Mũi thính, có các lông xúc giác giúp thỏ thăm dò thức ăn và môi trường - Mắt thỏ có mi cử động được, có lông mi, vừa giữ nước mắt vừa bảo vệ mắt - Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, cử động theo các hướng phát hiện sớm kẻ thù 2. Di chuyển Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập. a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. Câu 1: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi? A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai. Câu 2: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp A. thăm dò thức ăn. B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. thỏ giữ nhiệt tốt. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai? A. Con đực có hai cơ quan giao phối. B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm. C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù. D. Là động vật hằng nhiệt. Câu 4: Hiện tượng thai sinh là A. hiện tượng đẻ con có nhau thai. B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai. C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn. D. hiện tượng đẻ con có dây rốn. Câu 5: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi? A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau. B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật. C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà. D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc. Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ (1) và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi (2) đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì (3) lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h. A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Trước khi đẻ, thỏ mẹ nhổ lông ở đuôi để lót ổ. B. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. C. Thỏ kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày. D. Thỏ đào hang bằng vuốt của chi sau. Câu 8: Vai trò của chi trước ở thỏ là A. thăm dò môi trường. B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù. C. đào hang và di chuyển. D. bật nhảy xa. Câu 9: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là A. lông vũ. B. lông mao. C. lông tơ. D. lông ống. Câu 10: Trong các giác quan sau ở thỏ, giác quan nào không nhạy bén bằng các giác quan còn lại? A. Thị giác. B. Thính giác. C. Khứu giác. D. Xúc giác. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B A A C D B C B A 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng: a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. Câu hỏi: 1.Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. 2. Vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64 km/h, chó săn 68 km/h, chó sói 69,23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên 3. Tại sao, con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song tròn một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi Trả lời: 1. Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. Con non được nuôi bằng sữa mẹ, không lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên. 2. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt. 3. Thỏ khi bị rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được nó. Lúc này kẻ thù lao lên một hướng khác nên thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. * Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà - Học bài và trả lời câu hỏi sgk . Đọc mục: “Em có biết” KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày 26 tháng 02 năm 2021
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_45_tho_nam_hoc_2020_2021.doc