Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống được các kiến thức đã học về các lớp động vật có xương sống: Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

- Trình bày đề cương ôn tập khoa học theo đúng yêu cầu.

- Yêu thiên nhiên. Chăm chỉ học tập bộ môn. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình

- Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản sự tiến hóa về đặc điểm cấu tạo từ lớp Lưỡng cư -> lớp thú.

 2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Chọn lọc các câu hỏi, bài tập nâng cao kiến thức cho HS.

2. HS: Xem lại kiến thức, bài tập đã học.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 

doc 3 trang sontrang 5580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Ôn tập giữa học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/3/2021
Tiết 52 : ÔN TẬP GIỮA KỲ II
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống được các kiến thức đã học về các lớp động vật có xương sống: Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
- Trình bày đề cương ôn tập khoa học theo đúng yêu cầu.
- Yêu thiên nhiên. Chăm chỉ học tập bộ môn. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình
- Giúp HS củng cố những kiến thức cơ bản sự tiến hóa về đặc điểm cấu tạo từ lớp Lưỡng cư -> lớp thú.
 2. Năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Chọn lọc các câu hỏi, bài tập nâng cao kiến thức cho HS.
2. HS: Xem lại kiến thức, bài tập đã học.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú( Sỹ số, KT miệng)
7B
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi ôn tập
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, sự sinh sản, vai trò về các lớp động vật đã học.
- HS nhớ lại kiến thức cũ vận dụng làm bài tập.
- GV đưa ra một số bài tập yêu cầu HS hoàn thành.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét chốt lại đáp án đúng
- Học sinh theo dõi yêu cầu .
*Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS nghiên cứu theo nhóm và rút ra kết luận .
*Báo cáo kết quả và thảo luận 
- Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: 
I. Lí thuyết: 
- Nội dung đã học
II. Bài tập
Bài 1: Đánh dấu vào ô tương ứng về đặc điểm cấu tạo của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước, ở cạn 
TT
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
Thích nghi
Ở nước
Ở cạn
1
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
x
2
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
x
3
Da trần ,phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí
x
4
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
x
5
Chi năm phần có ngón chia đốt ,linh hoạt
x
6
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
x
Bài 2: Hãy lựa chọn những mục tương ứng của cột A ứng với cột B trong bảng
Cột A
Cột B
1- Da khô, có vảy sừng bao bọc
2- Đầu có cổ dài
3- Mắt có mí cử động 
4- Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ trên đầu
5- bàn chân 5 ngón có vuốt
a- tham gia sự di chuyển trên cạn
b- bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
c- ngăn cản sự thoát hơi nước 
d- phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
e- bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
Bài 2:
1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – e, 5 - a.
Hoàn chỉnh các thông tin sau:
1/Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay thể hiện ở những đặc điểm sau:
Thân được phủ bằng nhẹ xốp, hàm không có có bao bọc, chi trước biến đổi , chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có , ba ngón trước và sau
2/Đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay:
Hệ hô hấp có thêm thông với phổi. Tim 4 ngăn nên máu không bị phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim, không có ở chim mái chỉ có một và bên trái phát triển
Bài 4 - câu hỏi 3tr151/SGK.
- GV gọi HS đọc to câu hỏi.
Bài 5: Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng
1, Cách cất cánh của dơi là?
a, Nhún mình lấy đà từ mặt đất.
b, Chạy lấy đà rồi vỗ cánh
c, Chân rơì vật bám buông mình từ trên cao
2, Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với dời sống ở nước 
 a, Cơ thể hình thoi, cổ ngắn 
 b, Vây lưng to giữ thăng bằng 
 c, Chi trước có màng nối các ngón
 d, Chi trước dạng bơi chèo
 e, Mình có vảy trơn
 f, Lớp mỡ dưới da dày
Bài tập 6: Chọn phương án trả lời đúng phù hợp với đặc điểm chung của lớp thú:
1.Là động vật biến nhiệt 
2.Bộ răng phân hóa thành: răng cửa, răng nanh và răng hàm.
3.Có lông mao bao phủ cơ thể 
4.Tim có 3 ngăn 
5.Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa.
6.Là động vật hằng nhiệt 
7.Hô hấp bằng phổi và da 
8.Tim có 4 ngăn ,bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não 
9.Có đời sống hoàn toàn ở cạn
10.Phổi có nhiều vách ngăn.
Bài tập 3.
Đáp án phần 1
1.hình thoi 2.lông vũ
3.răng 4.mỏ sừng
5.thành cánh 6.vuốt 
7.một ngón.
* Thực hiện phần 2 của bài tập 3 
Đáp án phần 2.
1.hệ thống túi khí 2.pha trộn
3 bóng đái 4.buồng trứng
5.ống dẫn trứng
Bài 4: 
- Thai sinh không phụ thuộc vào noãn hoàng có trong trong trứng như ĐVCXS đẻ trứng. 
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
 - Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vài thức ăn ngoài tự nhiên.
Bài 5:
1 - c, Chân rơì vật bám buông mình từ trên cao
2- a, Cơ thể hình thoi, cổ ngắn 
 d, Chi trước dạng bơi chèo
 f, Lớp mỡ dưới da dày
Bài tập 6
Đáp án:các ý đúng là 2,3,5,6,8 
4. Củng cố bài học:
- GV nhận xét ý thức học tập của HS 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà. 
- Về nhà xem lại kiến thức, giờ sau kiểm tra giữa kỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_52_on_tap_giua_hoc_ky_ii_nam_hoc.doc