Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 và Tiết 2 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 và Tiết 2 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người;

- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

2. Kĩ năng:

- Lấy ví dụ thông tin về thế giới xung quanh và về chính con người và hoạt động hàng ngày.

- Lấy ví dụ hoạt động thông tin bao gồm: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin.

3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học, ham học hỏi.

4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 * Giáo viên giới thiệu chương trình học môn tin của lớp 6.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thông tin là gì?

(1) Mục tiêu: HS biết được khái niệm thông tin.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy chiếu, bài giảng điện tử.

 (5) Sản phẩm: Trình bày được khái niệm thông tin.

 

doc 6 trang bachkq715 3500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1 và Tiết 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/08/2019
Ngày dạy:27/08/2019
Tuần: 1
Tiết: 1
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người;
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
2. Kĩ năng: 
- Lấy ví dụ thông tin về thế giới xung quanh và về chính con người và hoạt động hàng ngày.
- Lấy ví dụ hoạt động thông tin bao gồm: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học, ham học hỏi.
4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	* Giáo viên giới thiệu chương trình học môn tin của lớp 6.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thông tin là gì? 
(1) Mục tiêu: HS biết được khái niệm thông tin.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy chiếu, bài giảng điện tử.
 (5) Sản phẩm: Trình bày được khái niệm thông tin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+ GV: Hằng ngày em được tiếp nhận những thông tin gì?
+ GV: Lấy thêm ví dụ cho HS.
+ GV: Việc tiếp nhận những thông tin đó mang lại cho em những gì?
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 1: 
 Thông tin là gì?
+ GV: Đưa ra cho HS một số ví dụ về các nguồn thông tin khác nhau.
- Sách, báo, loa phát thanh, thời sự, bảng tin, 
+ GV: Yêu cầu HS liệt kê thêm một số thông tin khác.
+ GV: Nhận xét bổ sung nội dung các câu trả lời của HS.
+ GV: Từ những ví dụ theo em thông tin là gì?
+ GV: Cho HS nghiên cứu thêm trong SGK và rút ra từ ví dụ. Yêu cầu một HS trả lời.
+ GV: Yêu cầu một số HS nhắc lại câu trả lời.
+ GV: Cho HS nhắc lại một số ví dụ về thông tin.
+ GV: Cho HS thực hiện ghi bài.
+ HS: Thông tin từ đài phát thanh xã, thông tin ở trường học, từ bạn bè, cha mẹ, 
+ HS: Chú ý lắng nghe.
+ HS: Đem lại cho các em sự hiểu biết về các sự vật sự việc trong cuộc sống của các em.
+ HS: Đọc SGK, tìm hiểu về nội dung mục 1.
+ HS: Chú ý lắng nghe, tìm hiểu và liên hệ với thực tế tại địa phương.
+ HS: Bản tin dự báo thời tiết, thời khóa biểu, kế hoạch Đội, thông tin cá nhân của một bạn trong lớp, .
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và tìm hiểu thêm.
+ HS: Rút ra kết luận từ các ví dụ trên trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
+ HS: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
+ HS: Một số em học sinh nhắc lại câu trả lời.
+ HS: Một số em thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.
1. Thông tin là gì?
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
(1) Mục tiêu: HS biết được hoạt động thông tin của con người.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy chiếu, bài giảng điện tử.
(5) Sản phẩm: Hiểu được hoạt động thông tin của con người và mô hình xử lý thông tin.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+ GV: Yêu cầu HS đọc mục 2.
Hoạt động thông tin của con người
+ GV: Thuyết trình và giải thích về hoạt đông thông tin của con người.
+ GV: Yêu cầu HS nêu một số ví dụ về hoạt động thông tin của con người.
+ GV: Như vậy hoạt động thông tin của con người là gì?
+ GV: Yêu cầu một HS trả lời.
+ GV: Yêu cầu một số HS nhắc lại câu trả lời.
+ GV: Chốt nội dung cho HS thực hiện ghi bài.
+ GV: Thuyết trình và minh họa về quá trình xử lý thông tin.
+ GV: Trình bày và giải thích mô hình quá trình xử lý thông tin.
Thông tin vào
Thông tin ra
Xử lí
+ GV: Yêu cầu HS tìm một số ví dụ về mô hình xử lý thông tin.
+ GV: Yêu cầu HS chỉ ra mô hình xử lý thông tin trong ví dụ đưa ra.
+ GV: Nhận xét bổ sung nội dụng cho HS qua ví dụ.
+ GV: Trình bày mô hình xử lý thông tin.
+ GV: Yêu cầu HS trình bày lại mô hình xử lý thông tin.
+ GV: Cho HS ghi bài.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài.
+ HS: Đọc SGK, tìm hiểu về nội dung mục 2.
+ HS: Chú ý lắng nghe, hiểu về các hoạt động thông tin của con người trong cuộc sống.
+ HS: Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Ví dụ: Trao đổi thông tin về bài học hôm nay, thời tiết, 
+ HS: Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
+ HS: Một số em nhắc lại câu trả lời.
+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở nội dung bài học.
+ HS: Chú ý lắng nghe hiểu về quá trình xử lí thông tin.
+ HS: Tập trung quan sát, chú ý lắng nghe giải thích của GV à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Liên hệ thực tế nêu một số ví dụ theo yêu cầu của GV.
+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Chú ý lắng nghe và hiểu về ví dụ.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, tìm hiểu bài.
+ HS: Một số em dựa trên ví dụ đã tìm hiểu trình bày nội dung.
+ HS: Ghi bài vào vở.
+ HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Mô hình quá trính xử lý thông tin
Thông tin vào
Thông tin 
ra
Xử lí
4. Củng cố: 
- Thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người?
5. Hướng dẫn về nhà:	
- Học bài và xem trước nội dung bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 1
Tiết: 2
Ngày soạn: 26/08/2019
Ngày dạy: 28/08/2019 
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
2. Kĩ năng: Lấy ví dụ về hoạt động thông tin và tin học
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác trong học tập, có ý thức và yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Em hãy cho biết thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người là gì?
Câu 2: Em hãy trình bày mô hình quá trình xử lý thông tin?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin và tin học.
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm ban đầu về tin học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, tranh ảnh, máy tính kết nối mạng,...
 (5) Sản phẩm: Biết máy tính là công cụ hổ trợ con người trong hoạt động tin học, nhiệm vụ chính của tin học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+ GV: Trò chơi 1: Tổ chức cho các em chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ để các em thực hiện tư duy não bộ.
+ GV: Trò chơi 2: Ghi nhớ, yêu cầu các em nhớ càng nhiều chi tiết trong một đoạn phim lịch sử.
+ GV: Từ hai trò chơi hướng dẫn HS tìm hiểu: 
Hoạt động thông tin và tin học
+ GV: Thuyết trình và hướng dẫn về hoạt động thông tin và tin học cho HS.
+ GV: Đưa ra một số ví dụ về việc tiếp nhận và xử lí thông tin của con người.
+ GV: Yêu cầu HS đưa ra một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.
+ GV: Từ những vấn đề trên, theo em hoạt động thông tin của con người trước hết được tiến hành nhờ đâu? 
+ GV: Đưa ra các ví dụ mà khả năng các giác quan và bộ não có thể thực hiện được.
+ GV: Tăng dần mực độ mà khả năng các giác quan và bộ não không thể thực hiện được.
+ GV: Trình bày và minh họa lấy ví dụ cho HS thấy và biết được khả năng các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn?
+ GV: Hãy nêu những hạn chế các giác quan của bộ não.
+ GV: Yêu cầu một HS trả lời.
+ GV: Yêu cầu một số HS khác tìm thêm các hạn chế khác.
+ GV: Đưa ra các ví dụ minh họa để các em thấy rõ hơn.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung về hạn chế của con người.
+ GV: Giới thiệu về sự ra đời của máy tính và sự phát triển của ngành tin học.
+ GV: Đưa ra các ví dụ cụ thể về các hoạt động liên quan đến Tin học trong xã hội hiện nay.
+ GV: Từ những ví dụ trên em hay nêu nhiệm vụ chính của tin học, của máy tính?
+ GV: Nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành tin học và vai trò của máy tính trong xã hội hiện nay.
+ GV: Đưa ra các ví dụ mà máy tính và ngành tin học thực hiện được mà con người khó có thể thực hiện được để so sánh.
+ GV: Yêu cầu một số HS nhắc lại bài học.
+ GV: Củng cố các nội dung bài học em đã được học.
+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài.
+ HS: Thực hiện trò chơi theo nhóm trả lời các câu hỏi.
+ HS: Nhận biết khả năng ghi nhớ khác nhau của mỗi em.
+ HS: Đọc SGK, tìm hiểu về nội dung mục 3.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và tìm hiểu kết hợp trong SGK.
+ HS: Tìm hiểu về ví dụ để hiểu được quá trình hoạt động thông tin của con người được tiến hành là nhờ não bộ.
+ HS: Trong quá trình làm bài tập, bộ não phải suy nghĩ và điều khiển tìm ra lời giải.
+ HS: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan của bộ não.
+ HS: Tìm hiểu qua các ví dụ để hiểu rằng khả năng của các giác quan và bộ não người.
+ HS: Nhận biết được khả năng của các giác quan và bộ não có những việc không thể thực hiện được.
+ HS: Tâp trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.
+ HS: Chú ý lắng nghe câu hỏi.
- Không thể nhìn quá xa một vật.
- Không thể tính nhẩm nhanh một bài toán với con số rất lớn.
+ HS: Một HS trả lời câu hỏi.
+ HS: Lắng nghe, quan sát các ví dụ của GV đưa ra.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và hiểu bài.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe để biết được nhiệm vụ của tin học trong xã hội hiện nay.
+ HS: Lắng nghe và tìm hiểu thêm tropng SGK.
+ HS: Nghiên cứu các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
+ HS: Tâp trung chú ý lắng nghe và nhận biết.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, quan sát và nhận biết được tầm quan trong của máy tính nói riêng và ngành tin học nói chung.
+ HS: Một số HS nhắc lại bài.
+ HS: Củng cố lại các kiến thực đã được tìm hiểu.
+ HS: Tập trung chu ý lắng nghe.
3. Hoạt động thông tin và tin học.
- Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
4. Củng cố: 
 	- Hoạt đông thông tin và tin học là gì?
5. 5. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài đầy đủ.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_1_va_tiet_2_nam_hoc_2019_2020.doc