Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 16

Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 16

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

- Biết được chức năng của các thiết bị vào ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin

- Thực hiện đúng các thao tác với cá thiết bị thông dụng của máy tính

- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho thiết bị và hệ thống xử lí

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề

3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi

- Kiến thức đã học.

 

docx 122 trang phuongtrinh23 27/06/2023 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO - RA
Môn học: Tin Học; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- Biết được chức năng của các thiết bị vào ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin
- Thực hiện đúng các thao tác với cá thiết bị thông dụng của máy tính
- Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho thiết bị và hệ thống xử lí
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
 Ở lớp 6, các em đã biết, máy tính cần phải có bốn thành phần để hỗ trợ con người xử lí thông tin. Đó là thiết bị vào, thiết bị ra, bộ xử lí và bộ nhớ, trong đó thiết bị vào – ra đóng vai trò quan trọng, giúp máy tính trao đổi dữ liệu với thế giới bên ngoài.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị vào - ra
- Mục Tiêu: Nắm được thế nào là thiết bị vào – ra và các loại thiết bị vào ra
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
1. THIẾT BỊ VÀO - RA
- Thiết bị vào được dùng để đưa thông tin vào máy tính như bàn phím, chuột, micro, 
- Thiết bị ra được dùng để đưa dữ liệu từ máy tính ra bên ngoài như màn hình, máy in, loa, 
- Thực tế, thiết bị vào – ra được thiết kế rất đa dạng đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người sử dụng: máy chiếu, bộ điều khiển game, màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng (touchpad)
- Một số thiết bị vào – ra còn thực hiện cả chức năng lưu trữ, xử lí dữ liệu. Chẳng hạn: loa thông minh, máy ảnh hay máy ghi hình kĩ thuật số
Ghi nhớ:
- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính.
- Thiết bị ra gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được
- Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau
Vận dụng
Câu 1. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
A. Con số B. Văn bản
C. Hình ảnh D. Âm thanh
Câu 2. Thiết bị nào chuyển âm thanh từ máy tính ra bên ngoài?
A. Máy ảnh B. Micro
C. Màn hình D. Loa
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: đưa ra các hoạt động
HĐ1
? Em hãy quan sát Hình 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng thông tin nào?
2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển vào máy tính?
3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra bên ngoài?
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
GV: đưa ra các hoạt động
HĐ2
1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2 làm việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào có cả hai chức năng vào và ra?
2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? Máy chiếu làm việc với dạng thông tin nào?
3. Bộ điều khiển game (Hình 1.3.a) là thiết bị vào hay thiết bị ra?
4. Màn hình cảm ứng (Hình 1.3.b) là thiết bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng vào và ra?
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌
Hoạt động 2: Tìm hiểu an toàn thiết bị 
a) Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng máy tính một cách an toàn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
2. AN TOÀN THIẾT BỊ
- Khi sử dụng máy tính, em cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây ra lỗi.
- Bảng 1.1. Một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính 
Nên làm
Không nên làm
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị
Thao tác tùy tiện, không theo hướng dẫn
Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính
Để đồ uống gần chuột, bàn phím, thẻ nhớ, 
Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng
Tác động lên màn hình bằng các vật sắc nhọn
Sử dụng chức năng Shutdown để tắt máy
Tắt máy tính bằng cách ngắt điện đột ngột
Rút điện trước khi lau dọn máy tính
Chạm vào phần kim loại của máy tính
Đóng mọi tài liệu và ứng dụng trước khi tắt máy.
Nối máy tính với máy in khi một trong hai máy đang bật nguồn
Ghi nhớ:
- Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị
- Kết nối các thiết bị đúng cách
- giữ gìn nơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
Vận dụng
1. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của windows
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của windows
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm
2. Tại sao không nên vừa ăn vừa sử dụng máy tính?
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: tổ chức các hoạt động
HĐ3
Một máy tính để bàn có các cổng kết nối như Hình 1.5
1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng cổng của nó bằng cách ghép mỗi chữ cái với số tương ứng:
a) Bàn phím
b) Dây mạng
c) Chuột
d) Màn hình
e) Tai nghe
2. Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện trước hay sau các kết nối trên? Tại sao?
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
Luyện tập
Bài 1. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào	B. Thiết bị ra
C. Thiết bị vừa vào vừa ra	C. Không phải thiết bị vào - ra
Bài 2. Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu.
a) Chọn nút lệnh Shutdown để tắt máy tính 
b) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ
c) Chọn “Safe To Remove Hardware” để ngắt kết nối với thẻ nhớ. 
d) Lưu lại nội dung của tệp
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Bài 1. Trên màn hình theo dõi, em thấy một người đứng trước camera an ninh. Người đó có biết em đang theo dõi không? Tại sao?
Bài 2. Máy in của em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này là do virus gây ra. Em cần phải diệt virus ở máy in hay máy tính? Tại sao?
Bài 3. Hãy đề xuất một số quy tắc để giúp các bạn sử dụng phòng máy tính an toàn và hiệu quả.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 2 
PHẦN MỀM MÁY TÍNH 
Môn học: Tin Học; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành
- Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng 
- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng
- Giải thích được phần mở rộng của tên tệp, cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh họa
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ điều hành 
- Mục Tiêu: Biết thế nào là hệ điều hành, kể tên được các hệ điều hành cho máy tính và điện thoại
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
1. HỆ ĐIỀU HÀNH 
- Hệ điều hành là phần mềm đóng vai trò kết nối giúp người sử dụng khai thác khả năng xử lí của máy tính.
- Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là:
+ Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau
+ Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin (giao diện) giữa người sử dụng và máy tính.
+ Cung cấp, quản lí môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
Ghi nhớ:
- Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
- Có những hệ điều hành dành cho máy tính như: Windows, Mac OS, Linux, và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như IOS, Android, 
Vận dụng
1. Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7 
B. Windows 10
C. Windows Explorer
D. Windows Phone
2. Chức năng nào say đây không phải của hệ điều hành?
A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh
C. Điều khiển các thiết bị vào – ra
D. Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Tổ chức các hoạt động
HĐ1
Trong dự án Sổ lưu niệm, bạn An đóng vai trò trưởng nhóm. Em hãy chọn ba công việc thể hiện chức năng điều hành nhóm của bạn An trong những công việc sau đây:
Mô tả nội dung sổ lưu niệm bằng phần mềm sơ đồ tư duy
Quản lí công việc của cả nhóm, theo dõi thời gian thực hiện
Định dạng và sắp xếp các đoạn văn trong sổ lưu niệm
Phân công nhiệm vụ và kết nối các hoạt động của các thành viên
Thiết kế bài giới thiệu sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu
Thay mặt cả nhóm, trao đổi thông tin với cô giáo và các nhóm khác
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần mềm ứng dụng 
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm phần mềm ứng dụng và các loại phần mềm ứng dụng 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
2. PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 
- Phần mềm ứng dụng giúp con người thực hiện những công việc cụ thể, thể hiện được lợi ích của máy tính.
- Một số phần mềm ứng dụng: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm sơ đồ tư duy, phần mềm lập trình trực quan Scratch, trình duyệt, 
- Phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ phần mở rộng.
- Phần mở rộng gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp
- Ví dụ: TapLamVan.docx
Ghi nhớ:
- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể
- Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó.
Vận dụng
1. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng dụng trong các phương án sau:
A. Linux B. Gmail C. UnikeyNT
D. Windows 8 E. Zalo F. Windows Media Player
2. Em hãy chỉ ra các loại tệp có thể sử dụng được với Windows Media Player?
A. .mp3 B. .jpg C. .avi
D. .mp4 E. .txt
- Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng 
Tiêu chí
Hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
Tương tác với phần cứng
Trực tiếp quản lí và vận hành phần cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in, 
Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
Sự cần thiết
Phải cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng 
Có thể cài đặt hoặc không tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Phụ thuộc
Tạo môi trường để cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng.
Chạy trong môi trường hệ điều hành. Được lựa chọn phù hợp với hệ điều hành 
Ví dụ
Windows, Linux, MacOS, (cho máy tính), Android, IOS, (cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng)
Mind Maple, Mind Manager, (phần mềm sơ đồ tư duy), MS Word, Writer, (phần mềm soạn thảo văn bản), MS Paint, Draw, Photoshop (phần mềm xử lí ảnh), 
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: tổ chức HĐ2
Em hãy ghép mỗi loại tệp ở cột bên trái với một phần mở rộng tệp phù hợp ở cột bên phải
Loại tệp
Phần mở rộng
Tài liệu
.jpg .png .bmp
Chương trình Scratch
.exe .com .bat .msi
Hình ảnh
.sb .sb2 .sb3
Ứng dụng 
.ppt .pptx
Trang web
.htm .html
Bài trình bày PowerPoint
.doc .docx
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
LUYỆN TẬP
Bài 1. Em hãy nêu các chức năng của hệ điều hành?
Bài 2. Phát biểu nào sau đây là sai
Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành 
Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
- Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em?
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 3 
QUẢN LÍ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH 
Môn học: Tin Học; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Thao tác thành thạo với tệp và thư mục: tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa tệp và thư mục
- Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.
- Nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu, phòng chống virus, 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu tên tệp và thư mục trong máy tính 
- Mục Tiêu: 	+ Biết ý nghĩa của tệp và thư mục
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
1. TÊN TỆP VÀ THƯ MỤC TRONG MÁY TÍNH 
Ghi nhớ:
- Tên tệp và thư mục cần được đặt sao cho dễ nhớ, cho ta biết trong đó chứa những gì. Điều đó sẽ giúp cho công việc thuận lợi hơn.
- Chương trình máy tính được lưu trữ trên thiết bị nhớ giống như một tệp dữ liệu. Tệp chương trình máy tính trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng .exe, .com, .bat, .msi.
Vận dụng
1. Để việc tìm kiếm dữ liệu trong máy tính được dễ dàng và nhanh chóng, khi đặt tên thư mục và tệp em nên:
A. Đặt tên theo ý thích như tên người thân hay tên thú cưng
B. Đặt tên sao cho dễ nhớ và để biết trong đó chứa gì
C. Đặt tên giống như trong ví dụ của sách giáo khoa
D. Đặt tên tùy ý, không cần theo quy tắc gì
2. Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này.
B. Tệp chương trình máy tính 
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Microsoft Word
D. Tệp dữ liệu video
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Tổ chức các hoạt động
HĐ1
Trong một chuyến du lịch cùng gia đình, em đã ghi chép lại thông tin và chụp nhiều ảnh kỉ niệm. Các hình ảnh và thông tin đó cần được lưu trữ. Hãy vẽ sơ đồ cây thư mục để chứa các tệp dữ liệu và đặt tên cho các thư mục đó sao cho dễ tìm kiếm và truy cập
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ dữ liệu 
a) Mục tiêu: Nắm được các biện pháp bảo vệ dữ liệu 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ DỮ LIỆU 
a) Sao lưu dữ liệu 
- Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên. Sao lưu dữ liệu là tạo ra bản sao các tệp và thư mục rồi lưu chúng lên một thiết bị lưu trữ.
+ Sao lưu cục bộ là bản sao được đặt trên cùng máy tính chứa bản gốc hoặc trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng ngoài, USB, 
+ Sao lưu từ xa là bản sao được đặt bên ngoài máy tính chứa bản gốc. bản sao có thể lưu ử một máy tính khác hoặc đưa lên Internet nhờ công nghệ đám mây.
- Ưu và nhược điểm của một số thiết bị lưu trữ
b) Tài khoản người sử dụng và mật khẩu
- Để bảo vệ dữ liệu, tránh người khác truy cập trái phép => nên đặt mật khẩu cho tài khoản của mình trên máy tính.
- Mật khẩu mạnh thường là dãy:
+ Dài ít nhất 8 kí tự
+ Bao gồm cả chữ số, chữ in hoa, chữ thường và các kí hiệu đặc biệt như @, #, 
+ Không phải là một từ thông thường
c) Phần mềm chống virus
Ghi nhớ:
Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc hỏng dữ liệu
Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép
Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm chống virus
Vận dụng
1. Mật khẩu nào sau đây là mạnh nhất?
A. 12345678 B. AnMinhKhoa C. matkhau
D. 2n#M1nhKh0a
2. Hãy chọn những phát biểu sai?
A. Lưu trữ bằng công nghệ đám mây tránh được rơi, mất, hỏng dữ liệu.
B. Lưu trữ bằng đĩa CD cần phải có đầu ghi đĩa nhưng dung lượng rất lớn
C. Lưu trữ bằng đĩa cứng ngoài vừa nhỏ gọn vừa có dung lượng rất lớn
D. Lưu trữ bằng thẻ nhớ, USB dễ bị rơi, mất dữ liệu nhưng thuận tiện
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: tổ chức HĐ2
Máy tính của em có nhiều dữ liệu quan trọng. Em muốn bảo vệ dữ liệu trong máy tính của mình thì:
Em sẽ chọn cách bảo vệ dữ liệu nào?
Tại sao em chọn cách đó
HS: Thảo luận, trả lời
HS: Lấy các ví dụ trong thực tế.
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
Hoạt động 3: Thực hành 
a) Mục tiêu: Nắm được cách quản lí dữ liệu trong máy tính 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ: Em hãy tạo cây thư mục như hình 3.3 và thực hiện:
- Đổi tên thư mục “HoangHon” thành “ChieuToi”
- Di chuyển các tệp và thư mục con của thư mục “BinhMinh” sang thư mục “BanNgay”
- Xóa thư mục “BinhMinh”
GV. Hướng dẫn HS thực hành
Tạo thư mục
Đổi tên, di chuyển, sao chép, xóa thư mục và tệp
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
LUYỆN TẬP
Bài 1. Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục?
A. Internet Explorer	B. Help
C. Microsoft Word	D. File Explorer
Bài 2. Đâu là phần mềm bảo vệ máy tính tránh được virus máy tính?
A. Windows Defender	B. Mozilla Firefox
C. Microsoft Windows	D. Microsoft Word
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung:.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi về nhà: 
Câu 1. Hãy lựa chọn một thiết bị lưu trữ để sao lưu thư mục “DuLich”. Ggiair thích tại sao em lựa chọn cách sao lưu đó.
Câu 2. Sau khi học xong bài này và có thêm các kiến thức về sao lưu, bảo vệ dữ liệu, em có thay đổi cách bảo vệ dữ liệu mà em đã chọn trong Hoạt động 2 không? Tại sao?
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: 
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
..........................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 2. 
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN 
BÀI 4
MẠNG XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Môn học: Tin Học; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó
- Nêu được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.
- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.
- Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên 
- Chuẩn bị bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, vở ghi 
- Kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra 
- Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng xã hội – kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet 
- Mục Tiêu: 	+ Biết thế nào là mạng xã hội, cách tổ chức mạng xã hội
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiều kiến thức
- Tổ chức thực hiện: 
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
1. MẠNG XÃ HỘI – KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN PHỔ BIẾN TRÊN INTERNET 
a) Các kênh trao đổi thông tin trên Internet
- Thư điện tử, diễn đàn (Forum), mạng xã hội, 
- Thông tin trên Internet được liên tục cập nhật, chúng tồng tại với nhiều dạng khác nhau như dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, phần mềm, 
b) Mạng xã hội
- Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau. 
- Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất để người sử dụng tham gia là dưới dạng các website.
- Ví dụ:
Ghi nhớ:
- Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet
- Tham gia mạng xã hội là tham gia một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách
- Mạng xã hội thường được tổ chức dưới dạng các website. Mạng xã hội thường có mục đích nhất định như: thảo luận, chia sẻ ảnh, video, 
- Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm
- Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Vận dụng
1.Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè 
B. Học hỏi kiến thức
C. Bình luận xấu về người khác
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình
2. “Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật”. Theo em điều đó là:
A. Đúng
B. Sai
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: Tổ chức các hoạt động
HĐ1
1. Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet để nhận và gửi thông tin. Đó là cách nào?
2. Em có biết cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất không? Tại sao?
HS: Thảo luận, trả lời
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
 ‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌
nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ ‌ 
Hoạt động 2: Thực hành: Sử dụng mạng xã hội 
a) Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng mạng xã hội
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động của GV và HS
2. THỰC HÀNH: SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
Nhiệm vụ
Tạo tài khoản trên một trang mạng xã hội phù hợp với lứa tuổi của em
Sử dụng một số chức năng như: xem, chia sẻ thông tin dạng văn bản, hình ảnh, trên mạng xã hội đó.
Kết nối với ít nhất một bạn cùng lớp
Hướng dẫn
Tạo tài khoản Facebook
Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com
Bước 2. Lựa chọn ngôn ngữ (Tiếng Việt)
Bước 3. Chọn ô Tạo tài khoản mới
Bước 4. Nhập đầy đủ thông tin vào các ô
Bước 5. Chọn nút Đăng kí
Sử dụng một số chức năng của tài khoản vừa tạo
Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com
Bước 2. Đăng nhập vào tài khoản
Bước 3. Cập nhật ảnh đại diện và các thông tin cá nhân (nếu muốn)
Bước 4. Chia sẻ nội dung trên rang Facebook của mình
Kết nối với một bạn cùng lớp
Bước 1. Tìm trang Facebook của bạn
Bước 2. Nháy chuột vào ảnh đại diện để mở
Bước 3. Nháy chuột vào nút Thêm bạn bè để gửi yêu cầu kết bạn đến người đó
*‌ ‌Bước‌ ‌1:‌ ‌Chuyển‌ ‌giao‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌
GV: tổ chức các hoạt động, đưa ra nhiệm vụ cho học sinh
HS: Thảo luận, thực hành
*‌ ‌Bước‌ ‌2:‌ ‌Thực‌ ‌hiện‌ ‌nhiệm‌ ‌vụ:‌ ‌ ‌
‌+‌ ‌HS:‌ ‌Suy‌ ‌nghĩ,‌ ‌tham‌ ‌khảo‌ ‌sgk‌ ‌trả‌ ‌lời‌ ‌câu‌ ‌hỏi‌ ‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌ ‌giúp‌ ‌các‌ ‌cặp.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌3:‌ ‌Báo‌ ‌cáo,‌ ‌thảo‌ ‌luận:‌ ‌ ‌
+‌ ‌HS:‌ ‌Lắng‌ ‌nghe,‌ ‌ghi‌ ‌chú,‌ ‌một‌ ‌HS‌ ‌phát‌ ‌
biểu‌ ‌lại‌ ‌các‌ ‌tính‌ ‌chất.‌ ‌ ‌
+‌ ‌Các‌ ‌nhóm‌ ‌nhận‌ ‌xét,‌ ‌bổ‌ ‌sung‌ ‌cho‌ ‌nhau.‌ ‌ ‌
*‌ ‌Bước‌ ‌4:‌ ‌Kết‌ ‌luận,‌ ‌nhận‌ ‌định:‌ ‌‌GV‌ ‌chính‌ ‌xác‌ ‌hóa‌ ‌và‌ ‌gọi‌ ‌1‌ ‌học‌ ‌sinh‌ ‌nhắc‌ ‌lại‌ ‌kiến‌ ‌thức‌ 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv Cho HS nhắc lại KT:
Hs: Nhắc lại các vấn đề đã học
LUYỆN TẬP
Bài 1. Em hãy nêu tên 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1_den_16.docx