Giáo án Toán Lớp 7 - Chương 2 - Bài: Ôn tập cuối chương II
I. MỤC TIÊU:
1. Về Kiến thức:
- Hệ thống lại cho học sinh các khái niệm về số vô tỉ, số thực, căn bậc hai số học, giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối, ước lượng và làm tròn số.
- Củng cố các kiến thức về số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn, tập hợp số hữu tỉ, số vô tỉ và số thực, thứ tự trong tập số thực.
- Củng cố cho hs cách tìm căn bậc hai số học, mối liên hệ giữa các phần tử và các tập hợp số, tìm giá trị tuyệt đối, số đối,.
- Vận dụng các kiến thức đã được học để giải các bài toán thực tế về làm tròn số, bài toán tìm x.
2. Về Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được khái niệm về căn bậc hai số học của một số nguyên dương, quy tắc làm tròn số.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay giải quyết các bài toán thực hiện phép tính và tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
-Tích hợp: Toán học và cuộc sống
3. Về phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
Chương 2: SỐ THỰC ÔN TẬP CUỐI CHƯƠNG II (Thời gian thực hiện: 04 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Về Kiến thức: - Hệ thống lại cho học sinh các khái niệm về số vô tỉ, số thực, căn bậc hai số học, giá trị tuyệt đối của một số thực, số đối, ước lượng và làm tròn số. - Củng cố các kiến thức về số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn, tập hợp số hữu tỉ, số vô tỉ và số thực, thứ tự trong tập số thực. - Củng cố cho hs cách tìm căn bậc hai số học, mối liên hệ giữa các phần tử và các tập hợp số, tìm giá trị tuyệt đối, số đối,... - Vận dụng các kiến thức đã được học để giải các bài toán thực tế về làm tròn số, bài toán tìm x. 2. Về Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: Nêu được khái niệm về căn bậc hai số học của một số nguyên dương, quy tắc làm tròn số. - Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay giải quyết các bài toán thực hiện phép tính và tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. -Tích hợp: Toán học và cuộc sống 3. Về phẩm chất - Yêu nước, nhân ái: Biết giúp đỡ bạn bè trong học tập. - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng có chia đơn vị, bảng phụ, máy chiếu, phiếu bài tập (các bài tập bổ sung), máy tính cầm tay. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, máy tính cầm tay. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 1. Hoạt động: (10 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục đích: - Củng cố lại các kiến thức trọng tâm của chương II. b) Nội dung: - Quan sát sơ đồ tư duy chương II và trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá sơ đồ tư duy của từng nhóm. c) Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy của chương II về tập hợp số thực, các phép tính tìm giá trị tuyệt đối, tìm số đối, căn bậc hai số học, d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân nhớ lại các nội dung đã học. - GV nêu yêu cầu Các nội dung đã học của chương II là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát sơ đồ tư duy ôn tập chương II và trả lời các câu hỏi của GV. * Báo cáo, thảo luận: - Mỗi hình ảnh GV yêu cầu khoảng 2 HS trả lời miệng. - HS cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV treo sơ đồ tư duy mà HS các nhóm chuẩn bị sẵn ở nhà lên bảng để HS nhóm khác nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của HS 2. Hoạt động 2: Luyện tập Hoạt động 2.1: Dạng 1: Các dạng toán về tập hợp (7 phút) a) Mục đích: Hệ thống lại cho học sinh các dạng toán về tập hợp. b) Nội dung: - Thực hiện Bài tập 4 trong SGK trang 45 và làm một số bài toán bổ sung. c) Sản phẩm: - Kết quả Bài tập 4 trong SGK trang 45 và bài toán bổ sung. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu mỗi cá nhân đọc đề và làm bài tập sau Bài toán về tập hợp: Bài tập 4: Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Cho HS lần lượt lên bảng làm bài tập 4. - Hướng dẫn, hỗ trợ - Yêu cầu phát biểu lại câu sai. * Báo cáo kết quả nhiệm vụ 1: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phản biện. - HS quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: - GV chính xác hóa kết quả của bài tập 4. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động của lớp, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. Bài tập 4: Giải: Phát biểu lại câu c) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - GV yêu cầu hai bạn cùng bàn một nhóm đọc bài toán (bảng phụ) Bài toán: Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống: * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS thực hiện bài toán - Thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét hoạt động của nhóm, chuẩn hóa kết quả nhóm - GV củng cố lại các cách viết của một tập hợp. Hoạt động 2.2: Dạng 2: Tìm giá trị căn bậc hai số học của một số nguyên dương: (15 phút) a) Mục đích: - Củng cố các phép tính để tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương - Sử dụng thành thạo máy tính để tìm căn bậc hai số học. b) Nội dung: - Thực hiện nội dung bài tập 3 trong SGK trang 45. - Làm bài tập tự luận 3 trong SGK trang 45 và một số bài tập thêm. c) Sản phẩm: - Kết quả bài tập 3 trong SGK trang 45 và một số bài tập thêm. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Hoạt động nhóm 2 bạn cùng bàn một nhóm. - Đọc bài tập 3 trong SGK trang 45 và thực hiện * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện đọc bài tập 3 trong SGK trang 45 vào phiếu học tập Bài tập 3: Tính - Thảo luận nhóm và rút ra câu trả lời. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét hoạt động nhóm, chuẩn hóa kết quả. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài toán về tìm căn bậc hai số học của một số nguyên dương HS thực hiện theo cá nhân. Bài toán : Tìm căn bậc hai số học của các số sau: 36, 81, 9 Giáo viên gọi 3 HS lên bảng làm bài tập Hỏi: Hãy nêu cách tìm bằng máy tính cầm tay và trả lời. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS trả lời câu hỏi GV. - 3 Hs lên bảng thực hiện bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các bài tập trong vở. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác, đánh giá mức độ thực hiện của HS. - Căn bậc hai số học của 36 là 6 - Căn bậc hai số học của 81 là 9 - Căn bậc hai số học của 9 là 3 Hoạt động 2.3: Dạng 3: Tìm giá trị tuyệt đối, số đối của một số thực: (10 phút) a) Mục đích: - Củng cố các phép tính để tìm giá trị tuyệt đối, số đối của một số thực b) Nội dung: - Làm một số bài tập thêm. c) Sản phẩm: - Kết quả một số bài tập thêm. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Hoạt động cá nhân. - Đọc bài toán và thực hiện * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS thực hiện Bài tập: Tìm giá trị tuyệt đối của các số sau: - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 2 HS nêu kết quả. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét hoạt động, chuẩn hóa kết quả. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: Bài toán về tìm số đối của các số thực HS thực hiện theo cá nhân. Bài toán : Tìm số đối của các số sau Giáo viên gọi 3 HS lên bảng làm bài tập * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS trả lời câu hỏi GV. - 3 Hs lên bảng thực hiện bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - HS quan sát, nhận xét và tự kiểm tra lại các bài tập trong vở. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác, đánh giá mức độ thực hiện của HS. - Số đối của – 9 là 9 - Số đối của - Số đối của 7 là – 7 - Số đối của Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút): - Xem lại các bài tập đã sửa, ôn lại các cách viết tập hợp, các tính chất của các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. - Làm bài tập sau: Đọc trước các bài tập còn lại SGK trang 45. - Chuẩn bị bài mới: Ôn lại các phép tính về số thập phân, làm tròn số và ước lượng. Tiết 2 Hoạt động 2.4: Dạng 4: Viết các phân số dưới dạng số thập phân, thứ tự trong tập hợp số thực (20 phút) a) Mục đích: Củng cố cho học sinh cách viết phân số dưới dạng số thập phân, thứ tự trong tập hợp số thực. b) Nội dung: - Thực hiện bài tập tự luận 1và một số bài tập bổ sung. c) Sản phẩm: - Kết quả bài tập tự luận 1 và một số bài tập bổ sung. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận 1 sgk/45 (a, b) vào vở. Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm bài tập (nhóm 1, 2, 3 làm câu 1a ; nhóm 4, 5, 6 làm câu 1b) * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS hoạt động nhóm 6. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các bài tập. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu đại diện 6 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 1: Giáo viên nhận xét và đánh giá. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS GV chốt lại kiến thức * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận GV ra đề vào vở. Bài tập 1: Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động nhóm làm bài tập (nhóm 1, 2, 3 làm câu a ; nhóm 4, 5, 6 làm câu b) * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS hoạt động nhóm 6. - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các bài tập. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu đại diện 6 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu các câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 2: Giáo viên nhận xét và đánh giá. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS GV chốt lại kiến thức Hoạt động 2.5: Dạng 5: Áp dụng quy tắc làm tròn số để giải các bài tập liên quan. (23 phút) a) Mục đích: Củng cố quy tắc làm tròn số. b) Nội dung: - Thực hiện bài tập tự luận 2,7 sgk/45 và một số bài tập bổ sung. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện bài tập tự luận 2,7 sgk/45 và một số bài tập bổ sung. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập 2/sgk 45 vào vở Gọi 1 hs lên bảng trình bày. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 2/sgk 45 vào vở * Báo cáo, thảo luận 1: Hs lên bảng trình bày bài làm, các hs còn lại kiểm tra chéo bài làm của nhau. GV trình chiếu kết quả đúng trên bảng. * Kết luận, nhận định 1: - GV nhận xét tính chính xác bài làm của hs. * GV giao nhiệm vụ học tập 2: GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập 7/sgk 45 vào vở Gọi 2 hs lên bảng trình bày theo 2 cách. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 7/sgk 45 vào vở * Báo cáo, thảo luận 2: Hs lên bảng trình bày bài làm, các hs còn lại kiểm tra chéo bài làm của nhau. GV trình chiếu kết quả đúng trên bảng. * Kết luận, nhận định 2: - GV nhận xét tính chính xác bài làm của hs. * GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận vào vở. - Gọi 4 Hs lên bảng trình bày bài tập bổ sung. Bài tập 2: Làm tròn các số thập phân sau đến hàng phần trăm: * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - 4 HS lên bảng trình bày bài tập 2 . * Báo cáo, thảo luận 3: - Yêu cầu HS nhận xét trên bảng, kiểm tra chéo bài 2 trong vở của nhau. - GV chiếu kết quả đúng lên bảng. * Kết luận, nhận định 3: - GV nhận xét tính chính xác của HS. * GV giao nhiệm vụ học tập 4: - Yêu cầu HS làm bài tập tự luận vào vở. - Gọi 2 Hs lên bảng trình bày bài tập bổ sung. Bài tập 3: Hãy ước lượng kết quả phép tính sau: * HS thực hiện nhiệm vụ 4: - 2 HS lên bảng trình bày bài tập 3 . * Báo cáo, thảo luận 4: - Yêu cầu HS nhận xét trên bảng, kiểm tra chéo bài 2 trong vở của nhau. - GV chiếu kết quả đúng lên bảng. * Kết luận, nhận định 4: - GV nhận xét tính chính xác của HS. Nên Nên Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Ghi nhớ quy tắc làm tròn số. - Xem lại các bài tập đã giải. - Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 5, 6; 8 SGK trang 45. Tiết 3 Hoạt động 2.6: Dạng 6: Các bài toán tìm x (43 phút) a) Mục đích: Hs áp dụng kiến thức đã học của chương II để giải bài toán tìm x b) Nội dung: Làm bài tập tự luận 5 sgk/45 và một số bài tập bổ sung c) Sản phẩm: - Kết quả bài tập tự luận 5 sgk/45 và một số bài tập bổ sung d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 5 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS đọc đề tự luận 5 trong SGK trang 45 và suy nghĩ cách thực hiện. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng trình bày. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Bài tập tự luận 5/SGK/45. hoặc hoặc Vậy ; * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận bổ sung 1 vào vở. Bài tập 1: Tìm x biết: - 3 hs lên bảng trình bày sau khi thực hiện xong trong vở. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS đọc, phân tích đề tự luận bài tập bổ sung và làm vào vở. - 3 hs lên bảng trình bày bài giải, hs còn lại quan sát, theo dõi. * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu 3 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. hoặc Vậy ; Vậy hoặc hoặc Vậy ; * GV giao nhiệm vụ học tập 3: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi bài tập bổ sung 2 trên phiếu học tập. Bài tập 2: Tìm x biết: * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS hoạt động nhóm nhóm cặp đôi bài tập bổ sung 2 trên phiếu học tập - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện chính xác các thao tác. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định 3: - GV chính xác hóa kết quả của hoạt động của bài tập bổ sung 2. - GV đánh giá, nhận xét thái độ hoạt động nhóm, mức độ đạt được của sản phẩm nhóm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS. hoặc hoặc Vậy ; hoặc hoặc Vậy Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Xem lại các bài tập đã giải. - Tìm hiểu trước nội dung các bài tập 6; 8 SGK trang 45. Tiết 4 Hoạt động 2.7: Dạng 7: Các bài toán thực tế (37 phút) a) Mục đích: - Vận dụng được các kiến thức trọng tâm của chương II vào giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. b) Nội dung: Làm bài tập tự luận 6; 8 sgk/ 45 và một số bài tập bổ sung. c) Sản phẩm: - Kết quả bài tập tự luận 6; 8 sgk/ 45 và một số bài tập bổ sung. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động * GV giao nhiệm vụ học tập 1: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 6 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - HS đọc, phân tích đề tự luận 6 trong SGK trang 46 và tìm lời giải. * Báo cáo, thảo luận 1: - GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài - HS dưới lớp quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 1: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Dân số TP Hồ Chí Minh tính đến tháng 1 năm 2021 được làm tròn đến hàng nghìn là: (người) * GV giao nhiệm vụ học tập 2: - Yêu cầu HS thực hành bài tập tự luận 8 trong SGK trang 45. * HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS đọc, phân tích đề tự luận 8 trong SGK trang 46 và tìm lời giải. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Tổng điểm kiểm tra thường xuyên của Bích? Tính điểm trung bình môn Toán của Bích được tính như thế nào? Làm tròn số đến hàng phần mười? * Báo cáo, thảo luận 2: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 2: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Bài tập tự luận 8/SGK/45. Giải Tổng điểm kiểm tra thường xuyên của Bích: Điểm trung bình môn Toán của Bích là: Điểm trung bình môn Toán của bạn Bích xấp xỉ 8,3 * GV giao nhiệm vụ học tập 3: - Yêu cầu HS thực hành bài tập bổ sung: Bài tập: Tính bán kính của một cái bàn tròn có chu vi 26 dm. Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm. * HS thực hiện nhiệm vụ 3: - HS đọc, phân tích đề tự luận bài tập bổ sung và tìm lời giải. * Báo cáo, thảo luận 3: - GV yêu cầu khoảng 2 HS nêu cách làm bài, 1 HS lên bảng viết lời giải. - HS dưới lớp lắng nghe, quan sát, nhận xét. * Kết luận, nhận định 3: - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. Bán kính của cái bàn tròn có chu vi 26 dm là: Vậy bán kính của cái bàn tròn xấp xỉ 4,14 dm. 3. Hoạt động 3: Vận dụng (6 phút) a) Mục đích: - Vận dụng các kiến thức để giải bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. - Giao nhiệm vụ tự học cho HS. b) Nội dung: - Giải quyết bài toán thực tiễn. - Thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân. c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên. d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ 1: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 ngoài giờ học giải quyết bài toán thực tiễn: Cho biết chỉ số BMI của một người được tính như sau: (m là khối lượng cơ thề tính theo kg, h là chiều cao tính theo mét). Hãy tính chỉ số BMI của bạn An biết bạn An cao 163cm và nặng 58kg. Hãy cho biết với chỉ số BMI của bạn An, bạn An có bị thừa cân không? - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Xem lại các bài tập đã làm trong các tiết học. - Ghi nhớ các dạng bài tập, cách thực hiện. - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước nội dung bài:” Thu thập và phân loại dữ liệu”.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_lop_7_chuong_2_bai_on_tap_cuoi_chuong_ii.docx