Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 7+8, Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Năm học 2022-2023 - Lê Phùng Thịnh

Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 7+8, Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Năm học 2022-2023 - Lê Phùng Thịnh

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

 - Học sinh nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

 - HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thước, máy chiếu, BP, SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.

- Dụng cụ học tập, bảng nhóm, phiếu học tập.

 

docx 6 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 7 - Tiết 7+8, Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Năm học 2022-2023 - Lê Phùng Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04	 	 Ngày soạn: 26/09/2022
Tiết 7, 8 Ngày dạy: 29/09/2022
 Bài 4. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA 
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
 - Học sinh nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
 - HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thước, máy chiếu, BP, SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.
 Dụng cụ học tập, bảng nhóm, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: HS củng cố, nhớ lại kiến thức bài cũ. Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
 b) Nội dung: GV phát phiếu bài tập cho HS tự hoàn thành trong vòng 3 phút.
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện đúng bài tập trong phiếu
d) Tổ chức thực hiện: GV 
PHIẾU BÀI TẬP.
Họ và tên:...................................................................................Lớp: ................................................
? Quan sát hình và hoàn thành các bài tập sau 
Bài 1. Tìm số thích hợp điền vào ô trống trong bảng sau:
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Số mặt
Số đỉnh
Số cạnh
Số mặt đáy
Số mặt bên
Bài 2. Chọn chữ Đ (đúng), S (Sai) thích hợp cho ô trống trong bảng sau:
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Các mặt đáy song song với nhau
Các mặt đáy là tam giác
Các mặt đáy là tứ giác
Các mặt bên là hình chữ nhật
Thể tích bằng diện tích đáy nhân với độ dài cạnh bên
Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS quan sát hình và hoàn thành các bài tập sau trong 3 phút 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và hoàn thành vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV thu phiếu học tập và gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để trả lời được tính được chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay”: Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
2. 1: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng 
a) Mục tiêu: HS hiểu và ghi nhớ công thức tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát và hoạt động 6 nhóm thực hiện HĐKP1
 GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, sau đó dẫn dắt giới thiệu công thức tổng quát tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
- GV chú ý thêm cho HS về công thức tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng:
Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
- GV cho HS tìm hiểu đề bài và cách giải như Ví dụ 1 rồi trình bày lại.
- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 1 vào vở cá nhân, sau đó trao đổi cặp đôi kiểm tra chéo đáp án:
+ GV yêu cầu HS phát biểu chỉ ra mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ trong Hình 2.
+ GV cho HS áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm 4 HĐKP1: các thành viên trao đổi, viết kết quả vào bảng nhóm. Các nhóm khác nhận xét.
- GV bao quát, hỗ trợ các nhóm.
- HS làm thực hành 1 vào vở và kiểm tra chéo kết quả với bạn ngồi bên cạnh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 - HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình qua bảng nhóm.
- HĐ cá nhân/cặp đôi: HS hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng/ trình bày bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, nhắc nhở HS hoàn thành vở đầy đủ, mời 1 -2 HS phát biểu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tính toàn phần của hình lăng trụ đứng.
- GV nhận xét tinh tham gia hoạt động trả lời của HS, chốt lại kiến thức.
- GV ghi nhận điểm cho nhóm trả lời đúng để khuyến khích HS.
- Giúp HS ghi nhớ lại kiến thức
1. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng:
Kết luận: 
-Cách tính: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Công thức: dfSxq = Cđáy . haa
 (Sxq: diện tích xung quanh, 
 Cđáy: chu vi đáy, h: chiều cao)
* Chú ý: Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Thực hành 1: 
 Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là:
 Sxq = Cđáy . h = (4 + 4 + 5 + 7) . 6 
 = 120 (cm2)
2. 2: Thể tích của hình lăng trụ đứng
a) Mục tiêu: HS hiểu và ghi nhớ công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác và biết áp dụng công thức vào bài toán thực tế.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát và hoạt động nhóm 4 thực hiện HĐKP2
 GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, sau đó dẫn dắt giới thiệu công thức tổng quát tính thể tích của hình lăng trụ đứng:
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
- GV cho HS tìm hiểu đề bài và cách giải như Ví dụ 2 rồi trình bày lại.
- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 2 và thực hành 3 vào vở cá nhân.
+ GV yêu cầu HS phát biểu chỉ ra mặt bên, mặt đáy của hình lăng trụ trong hình 4, hình 5.
+ GV cho HS áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng.
+ GV cho HS áp dụng công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm 4 HĐKP2: các thành viên trao đổi, viết kết quả vào bảng nhóm.
- HS làm thực hành 2 và 3 vào vở.
- GV bao quát, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
- HĐ cá nhân: HS hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng/ trình bày bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, nhắc nhở HS hoàn thành vở đầy đủ, mời 1 -2 HS phát biểu lại công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV ghi nhận điểm cho nhóm trả lời đúng để khuyến khích cho HS.
2. Thể tích của hình lăng trụ đứng
Kết luận:
- Cách tính: Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
- Công thức: dfV = Sđáy . haa
 (V: thể tích, Sđáy: diện tích đáy, h: chiều cao)
Thực hành 2: 
 Diện tích xung quanh của cột bê tông đó là:
Sxq = Cđáy . h = (0,5 + 0,5 + 0,5). 2 = 3 (m2)
Thực hành 3: 
Diện tích đáy của lăng trụ là:
Sđáy = (5+8).4:2 = 26 (cm2)
Thể tích hình lăng trụ đứng trong Hình 5 là: V = Sđáy . h = 26 . 12 = 312 (cm3)
 2.3: Diện tích xung quanh và thể tích một số hình khối trong thực tiễn:
a) Mục tiêu: HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV cho HS tìm hiểu đề bài và cách giải như Ví dụ 3, ví dụ 4 rồi trình bày lại.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành Thực hành 4.
+ GV cho HS áp dụng công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
- HS thảo luận nhóm 4 làm vận dụng: các thành viên trao đổi, viết kết quả vào bảng nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân làm thực hành 4 vào vở.
- HS hoạt động nhóm 4 làm vận dụng.
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài vận dụng của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV bao quát, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 - HĐ cá nhân: HS hoàn thành vở, giơ tay trình bày miệng/ trình bày bảng.
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức của HS, nhắc nhở HS hoàn thành vở đầy đủ, mời 1 -2 HS phát biểu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tính toàn phần của hình lăng trụ đứng
- GV chốt lại kiến thức diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng.
- GV ghi nhận điểm cho nhóm trả lời đúng để khuyến khích cho HS.
3. Diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn.
Thực hành 4: 
 Thể tích khối bê tông là: 
V = Sđáy . h = 7 . 24 : 2 . 22 
 = 1848 (m3)
Vận dụng: 
Diện tích xung quanh chiếc hộp là:
Sxq = Cđáy . h 
 = (6+4+8+4+10).3 = 96 (cm2)
Diện tích đáy là:
 Sđáy = (10+4).8 : 2 = 56 (cm2)
Diện tích toàn phần của chiếc hộp là:
96 + 2. 56 = 208 (cm2)
Diện tích phần cần sơn trừ mặt bên dưới là
208 – 8 . 3 = 184 (cm2)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học là tính được diện tích xung quanh, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV lần lượt giao các nhiệm vụ giải bài tập 1, 2, 3, 4 SGK bằng HĐ nhóm nhỏ.
- Yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động nhóm nhỏ lần lượt giải các bài tập 1, 2, 3, 4.
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài vận dụng của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV bao quát, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại đáp án của các bài tập, nhận xét tình hình tham gia hoạt động nhóm của HS.
- GV ghi nhận điểm cho nhóm trả lời đúng để khuyến khích cho HS.
 Luyện tập
Bài 1/62_SGK:
Diện tích xung quanh của chiếc hộp là: 
Sxq = Cđáy . h 
 = (20+12+16). 25 
= 1200 (cm2)
Bài 2/62_SGK:
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ tam giác là: 
 Sxq = Cđáy . h = (4 + 2,5 + 2,5). 6 = 54 (m2)
Diện tích đáy lăng trụ đứng tam giác là:
 1,5 . 4 : 2 = 3 (m2)
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ tam giác là: 
Stp = Sxq + 2. Sđáy = 54 + 2. 3 = 60 (m2)
Diện tích mặt tiếp giáp với đất là:
 4 . 6 = 24 (m2)
Tổng diện tích tấm bạt có thể phủ kín toàn bộ lều (không tính mặt tiếp giáo với đất) là: 60 – 24 = 36 (m2)
Thể tích của chiếc lều là: V = Sđáy . h = 3 . 6 = 18 (m3)
Bài 3/62_SGK:
Diện tích xung quanh của cái bục là:
Sxq = Cđáy . h 
= (4+5+5+8). 12 
= 264 (dm2)
Diện tích đáy của cái bục là: (5 + 8) . 4 : 2
 = 26 (dm2)
Diện tích phải sơn cả cái bục là:
Stp = Sxq + 2. Sđáy = 264 + 2. 26 = 316 (dm2)
b) Thể tích cáí bục là:V = Sđáy . h = 26. 12 = 312 (dm3)
Bài 4/63_SGK:
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng là:
(4 + 8) . 3 : 2 = 18 (cm2)
Thể tích lăng trụ đứng có đáy là hình thang cân là: V = Sđáy . h = 18. 9 
 = 162 (cm3)
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
 HS thấy sự gần gũi toán học trong cuộc sống. 
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV lần lượt giao các nhiệm vụ giải bài tập 5, 6 SGK bằng HĐ nhóm nhỏ.
+ Để tính chi phí đúc khối bê tông trong bài 5 cần phải tính cái gì?
+ Để tính diện tích đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác trong bài 6 em cần phải làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động nhóm nhỏ lần lượt giải các bài tập 5, 6.
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài vận dụng của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV bao quát, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HĐ nhóm: Đại diện HS trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại đáp án của các bài tập, nhận xét tình hình tham gia hoạt động nhóm của HS.
- GV ghi nhận điểm cho nhóm trả lời đúng để khuyến khích cho HS.
- GV chốt lại kiến thức toàn bài, sau bài học em làm được những gì?
Bài 5 SGK/63
Diện tích đáy của khối bê tông là:
(2 +2+9). 4 : 2 
= 26 (m2)
Thể tích của khối bê tông là:
V = Sđáy . h = 26 . 6 = 156 (m3)
Chi phí để đúc khối bê tông là: 
156 . 1,2 = 187,2 (triệu đồng)
Bài 6 SGK/63
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác là:
(3 . 6 : 2) + (4 . 6 : 2) = 21 (cm2)
Thể tích của hình lăng trụ đứng là:
V = Sđáy . h 
= 21 . 7 = 147 (cm3)
5. HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, 
 hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Làm bài tập 1, 2, 3 SBT trang 63.
- Chuẩn bị giờ sau: Hoạt động thực hành và trải nghiệm “Các bài toán về đo đạc và gấp hình”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_lop_7_tiet_78_bai_4_dien_tich_xung_quanh_va.docx