Giáo án Vật lí 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Vật lí 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết gọi tên các dụng cụ điện,

- Biết các bước vận dụng kiến thức vào thực tế.

2. Kỹ năng:

- HS biết xây dựng sơ đồ cây cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.

II. Chuẩn bị

1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, các dụng cụ điện

2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.

3. Kiến thức tinh giảm, bổ sung.

 

doc 103 trang Trịnh Thu Thảo 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2018
Ngày giảng: 25/8/2018
Tiết 1: Bài 1 MỞ ĐẦU 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết gọi tên các dụng cụ điện, 
- Biết các bước vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Kỹ năng:
- HS biết xây dựng sơ đồ cây cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, các dụng cụ điện
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Kiến thức tinh giảm, bổ sung.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐGV 
HĐHS&NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 4 phút)
Mục tiêu: HS biết nội dung chương trình học phân môn KHTN 7.
- GV giới thiệu nội dung chương trình KHTN 7 phân môn vật lý.các chủ đề cần nghiên cứu.
- HS nghe GV giới thiệu, ghi nhớ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút)
HĐ 1: Tìm hiểu tên gọi , các thông tin, ký hiệu của các dụng cụ điện.
Mục tiêu : HS biết được tên gọi , các thông tin, ký hiệu của các dụng cụ điện.
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm chia sẻ, thảo luận tên gọi, các thông tin, ký hiệu của các dụng cụ điện ở trên hình 1.1 ( TL/6).
 GV quan sát, trợ giúp ( nếu cần ).
 - Mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả . bằng cách điền thông tin vào bảng phụ.
- Các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, bổ xung, chốt đáp án, y/c học sinh hoàn thiện bảng vào vở.
3.Tìm hiểu tên gọi , các thông tin, ký hiệu của các dụng cụ điện.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận, chia sẻ tên gọi, các thông tin, ký hiệu của các dụng cụ điện ở trên hình 1.1 ( TL/6).
 - HS báo cáo kết quả.
Tên gọi
Các thông tin
Kí hiệu
Pin con thỏ
Tích chữ năng lượng
 Bãng ®Ìn Pin
Chiếu ánh sáng
 Lăng kính thuỷ tinh
 Tán sắc ánh sáng
 Nguồn sáng Laze
 Chống chộm, soi vào vật nhỏ
 Đèn pin
 Soi sáng một lượng nhỏ
Bóng đèn dây tóc
 Nối dài bóng đèn chiếu sáng
 Bóng đèn compact
 Thắp sáng và tiết kiệm điện.
Ổ cắm, công tắc
 Tắt, mở khi cần thiết
 Cầu dao tự động
 Ngắt mạch khi tăng điện
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
C. Hoạt động luyện tập ( 17 phút)
HĐ 2: Tìm hiểu các bước vận dụng kiến thức và thực tế.
Mục tiêu : HS biết lập sơ đồ vận dụng kiến thức vào thực tế.
*Cách tiến hành: 
-Y/c hs quan sát hình 1.2, thảo luận, chia sẻ các bước vận dụng kiến thức đã học vào thực tế( 5 phút)
? Em đã vận dụng kiến thức vào thực tế như thế nào.
C. Tìm hiểu các bước vận dụng kiến thức và thực tế.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả.
- HS trả lời miệng tai chỗ : Các bước vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4 phút)
1. Tổng kết:
- GV củng cố lại kiến thức toàn bài .
2. HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ cách gọi tên, ký hiệu các dụng cụ điện mà em đã học.Sưu tầm thêm các dụng cụ điện khác.
- Xây dựng 1 kế hoạch thực hiện việc vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Nghiên cứu và tham khảo mục D,E.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước bài “ Sự truyền ánh sáng”.
Ngày soạn 15/09/2020
Ngày dạy: 16/09/2020 (Lớp 7B, C)
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
Tiết 2: Bài 13 SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG (t1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - Biết được hiện tượng truyền thẳng ánh sáng.
 - HS biết nguồn sáng, vật sáng và cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng. Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
 2. Kỹ năng
 - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
 3.Thái độ
 Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
* Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, gương phẳng, tấm thủy tinh, ba tấm bìa cứng đục lỗ, đánh dấu các lỗ A,B,C, 1 chiếc đũa ăn, đèn pin. Máy tính, máy chiếu
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Kiến thức tinh giảm, bổ sung: Không
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV & HS
 NỘI DUNG
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
HĐ 1: Tìm hiểu sự giống và khác nhau trong truyền ánh sáng.
Mục tiêu : HS biết được sự giống và khác nhau trong truyền ánh sáng.
- GV y/c học sinh hoạt động cặp đôi quan sát hình 13.1, thảo luận, chia sẻ, trả lời câu hỏi mục A.
- Gọi đại diện 1 cặp đôi đứng tại chỗ trả lời, chia sẻ.
- HS cặp đôi khác nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét.
*. Sự giống và khác nhau trong truyền ánh sáng.
+ Đường truyền của ánh sáng từ ngọn hải đăng vào ban đêm, ánh sáng truyền qua bản thủy tinh, và ánh sáng truyền đến mặt gương có sự giống và khác nhau:
- Giống nhau: Đều là sự truyền ánh sáng.
- Khác nhau : Môi trường ánh sáng truyền qua ( Ở anh sáng truyền từ ngọn hải đăng là truyền qua không khí, truyền qua bản thủy tinh và tấm kính là môi trường chất rắn).
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 35 phút )
HĐ 2: Tìm hiểu nguồn sáng, vật sáng và cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
Mục tiêu : Biết được hiện tượng truyền thẳng ánh sáng. HS biết nguồn sáng, vật sáng và cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng. Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
- Y/ c học sinh hoạt động nhóm đọc thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi sau:
? Thế nào là nguồn sáng, lấy VD.
? Thế nào là vật sáng
? Có mấy loại chùm sáng, đó là các loại nào?
- GV trợ giúp các nhóm yếu.
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ xung.
 Em hãy mô tả cách biểu diễn đường truyền của tia sáng và chùm sáng khi ánh sáng truyền trong suốt.
- GV y/c học sinh hoạt động nhóm thực hiện mục 2a. 
GV quan sát các nhóm, hướng dẫn, trợ giúp các nhóm còn gặp khó khăn.
- Gọi đại diện một nhóm chia sẻ kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Dựa vào kết quả thí nghiệm em hãy hoạt động cặp đôi hoàn thiện mục 2b ( Dùng bút chì điền khuyết)
1. Nguồn sáng, vật sáng và cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
+Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng.VD : bóng đèn, đèn pin, Mặt trời.
+ Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
+ Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng.
+ Chùm sáng song song:
+ Chùm sáng phân kỳ:
+ Chùm sáng hội tụ:
2. Sự truyền thẳng ánh sáng.
a,Thí nghiệm :
+ Khi 3 lỗ A,B,C không thẳng hàng thì mắt ta không nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin chiếu tới mắt.
+ Khi 3 lỗ A,B,Cthẳng hàng thì mắt ta nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin chiếu tới mắt.
- Khi 3 lỗ thẳng hàng thì chiếc đũa xuên qua được 3 lỗ.
b, Định luật truyền thẳng ánh sáng:
HS hoạt động cặp đôi hoàn thiện kết luận:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài.
2. HDVN:
a) Hướng dẫn học bài cũ:
- Ghi nhớ khái niệm nguôn sáng, vật sáng, các loại chùm sáng
- Cách biểu diễn đường truyền tia sáng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước mục sự truyền thẳng của ánh sáng.
Ngày soạn: 18/09/2020
Ngày dạy: 21/09/2020 (Lớp 7A); 23/9/2020(Lớp 7 B,C)
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
Tiết 2: Bài 13 SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG (t1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - Biết được hiện tượng truyền thẳng ánh sáng.
 2. Kỹ năng
 - Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm.
 3.Thái độ
 Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
* Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, gương phẳng, tấm thủy tinh, ba tấm bìa cứng đục lỗ, đánh dấu các lỗ A,B,C, 1 chiếc đũa ăn, đèn pin. Vedeo thực hành
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Kiến thức tinh giảm, bổ sung: Không
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV và HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 4 phút)
Mục tiêu : Kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà của HS. Nhớ lại biết được đặc điểm của ba loại chùm ánh sáng.
KTBC : Em hãy nêu khái niệm nguồn sáng, vật sáng, có mấy loại chùm sáng, đó là những loại nào.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS lên bảng trả lời.
+Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng.VD : bóng đèn, đèn pin, Mặt trời.
+ Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
+ Có 3 loại chùm sáng : Chùm sáng song song,chùm sáng phân kỳ, chùm sáng hội tụ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 35 phút )
HĐ 2: 2. Sự truyền thẳng ánh sáng.
Mục tiêu:
 - Biết được hiện tượng truyền thẳng ánh sáng.
 Em hãy mô tả cách biểu diễn đường truyền của tia sáng và chùm sáng khi ánh sáng truyền trong suốt.
- GV y/c học sinh hoạt động nhóm thực hiện mục 2a. 
GV quan sát các nhóm, hướng dẫn, trợ giúp các nhóm còn gặp khó khăn.
- Gọi đại diện một nhóm chia sẻ kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV cho HS xem video TN
? Dựa vào kết quả thí nghiệm em hãy hoạt động cặp đôi hoàn thiện mục 2b ( Dùng bút chì điền khuyết)
1. Sự truyền thẳng ánh sáng.
a,Thí nghiệm :
+ Khi 3 lỗ A,B,C không thẳng hàng thì mắt ta không nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin chiếu tới mắt.
+ Khi 3 lỗ A,B,Cthẳng hàng thì mắt ta nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin chiếu tới mắt.
- Khi 3 lỗ thẳng hàng thì chiếc đũa xuên qua được 3 lỗ.
b, Định luật truyền thẳng ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài.
2. HDVN:
a) Hướng dẫn học bài cũ:
 Cách biểu diễn đường truyền tia sáng. Hiện tượng truyền thẳng của as
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước mục sự phản xạ, khúc xạ ánh sáng
.
Ngày soạn: 25/09/2020
Ngày dạy: 28/09/2020 (Lớp 7A); 30/9/2020(Lớp 7 B,C)
Tiết 4
Bài 13 SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG (t3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nhớ lại Hiện tượng truyền thẳng của as.
 - Qua TN nhận biết được sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng. 
2. Kỹ năng:
 - Giải thích , mô tả được thí nghiệm thông qua quan sát thí nghiệm.
HS giỏi: Định hướng tìm ra được định luật khúc xạ ánh sáng
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, ba tấm bìa cứng đục lỗ, đánh dấu các lỗ A,B,C, 1 chiếc đũa ăn, đèn pin.
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập
3. Kiến thức tinh giảm, bổ sung.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 4 phút)
Mục tiêu : Kiểm tra việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà của HS. Nhớ lại Hiện tượng truyền thẳng của as
KTBC : Em hãy nêu Hiện tượng truyền thẳng của as.
- GV nhận xét, cho điểm.
-
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
HĐ 3: Tìm hiểu sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng( 15 phút)
Mục tiêu : Biết vẽ tia phản xạ và khúc xạ.
- Y/c học sinh hoạt động cá nhân đọc mục 3.
- GV vẽ hình, giới thiệu điểm tới, pháp tuyến, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, góc khúc xạ.
3. Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng.
- Điểm tới ( Điểm phản xạ ) I.
- Pháp tuyến của mặt phân cách giữa hai môi trường IN.
- Tia tới SI. Tia phản xạ IS’. Tia khúc xạ IR.
- Góc tới I; góc phản xạ i’ và góc khúc xạ r.
HĐ 4: Thí nghiệm chứng minh quy luật phản xạ và khúc xạ (22)
Mục tiêu : Làm được thí nghiệm chứng minh quy luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Qua TN nhận biết được sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng. 
- Y/c học sinh hoạt động nhóm thực hiện mục 4a. 
-GV quan sát các nhóm, hướng dẫn, trợ giúp các nhóm còn gặp khó khăn.
- Gọi đại diện một nhóm chia sẻ kết quả thí nghiệm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Vị trí cẩu pháp tuyến IN so với tia tới và tia phản xạ như thế nào.
? Hoạt động cặp đôi chia sẻ, vẽ hình khi góc tới bằng 00.
GV yêu cầu hs quan sát thí nghiệm mô phỏng của giáo viên bằng slide điền vào bảng 13.2.
4. Thí nghiệm chứng minh quy luật phản xạ và khúc xạ.
a,Thí nghiệm :
. 
Góc tới (i)
150
300
450
600
750
Góc phản xạ (i’)
150
300
450
600
750
HS : IN là tia phân giác của tia tới và tia phản xạ.
HS vẽ hình khi góc tới bằng 00
Khi góc tới bằng 00 ta có hình minh họa 
Kết luận : Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng góc tới bằng góc phản xạ ( i = i’)
.
i
00
300
450
600
r (KK đến thủy tinh)
r (Thủy tinh ra KK)
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (3 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài
2.HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Học thuộc định luật phản xạ ánh sáng.
- Cách vẽ tia phản xạ, tia khúc xạ
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước mục sự truyền thẳng của ánh sáng.
.
Ngày soạn: 2/10/2020
Ngày dạy: 5/109/2020 (Lớp 7A);7/10/2020(Lớp 7 B,C)
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
Tiết 5: Bài 13 SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG(t4) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhớ lại hiện tượng khúc xạ ánh sang, 
- Tìm quy luật về sự phản xạ và khúc xạ ánh sang; nêu được định luật khúc xạ ánh sáng
2. Kỹ năng:
- Phân tích kiến thức từ thí nghiệm đã học, tìm ra được định luật khúc xạ ánh sang. Luyện tập vẽ tia Px, khúc xạ
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, Bảng phụ vẽ hai hình 13.6(a,b)
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Tinh giảm, bổ sung.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu : Củng cố lại quả thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
? Nên kết quả thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Hs trả lời miệng trên bảng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 35 phút)
HĐ 5: Hệ thống kiến thức về sự truyền thẳng, sự khúc xạ, phản xạ ánh sáng.
Mục tiêu: Tìm quy luật về sự phản xạ và khúc xạ ánh sang; nêu được định luật khúc xạ ánh sang. Luyện tập
- Y/c học sinh hoạt động cặp đôi thảo luận điền khuyết và chỗ trống ( Sử dụng bút chì )
- Y/c đại diện 3 cặp đôi trình bày( mỗi cặp đôi thực hiện bằng cách 1 bạn đọc phần có sẵn còn 1 bạn đọc phần điền khuyết sau đó đổi chéo vai trò cho nhau) ứng với 3 phần a,b,c.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ xung hoàn thiện các định luật.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- Y/c hs hoàn thiện bài C1 cá nhân.
- Gọi 2 hs lên bảng vẽ hình, HS khác vẽ vào tài liệu dưới lớp để nhận xét.
- GV nhận xét, chốt hình vẽ đúng.
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
a,Định luật truyền thẳng ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
b, Định luật phản xạ ánh sáng : 
Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở lại môi trường ban đầu khi gặp bề mặt nhẵn của một vật. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới ( i = i’)
c, Sự khúc xạ ánh sáng :
.......giữ hai môi trường ........ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- ............ bên kia pháp tuyến ......
- ........... giảm. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Khi ánh sáng truyền từ các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau sang không khí thì góc phản xạ lớn hơn góc tới.
Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng truyền thẳng.
C. Hoạt động luyện tập 
Bài 1 ( TL/79)
a,
 b. S1 S2 
 gương
 I J 
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài
2.HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Học thuộc định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, nắm được sự khúc xạ ánh sáng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước bài tập2, 3.
Ngày soạn: 8/10/2020
Ngày dạy: 12/10/2020 (Lớp 7A);13/10/2020(Lớp 7B,C)
Tiết 6
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
Bài 13 SỰ TRUYẾN ÁNH SÁNG(t4)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhớ lại hiện tượng khúc xạ ánh sang, quy luật về sự phản xạ và khúc xạ ánh sang; nêu được định luật khúc xạ ánh sáng
2. Kỹ năng:
- Luyện tập ứng dụng ĐL truyền thẳng của ánh sang
HS hệ thống được các kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng. Rèn kỹ năng vẽ tia khúc xạ.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, Bảng phụ vẽ hai hình 13.7(a,b),ống nhựa cong, ống nhựa thẳng.
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Tinh giảm, bổ sung.
4. Tích hợp ATGT
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu : Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
? Nên định luật khúc xạ ánh sáng.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Hs trả lời miệng trên bảng.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động luyện tập ( 35 phút)
Mục tiêu: Luyện tập ứng dụng ĐL truyền thẳng của ánh sang. HS hệ thống được các kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng. Rèn kỹ năng vẽ tia khúc xạ.
*Cách tiến hành:
GV nêu bài tập TL -79
-GV yêu cầu cá nhân hs hoàn thiện bài 2 (TL-79) trong 5ph, sau đó gọi 2 hs lên báo cáo vẽ hình và tổ chức thảo luận, HS khác vẽ vào vở. 
-GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
-GV chốt lại nội dung bài tập.
*GV tích hợp:
- Các chất khí NO;NO2;CO2.. 
khi được tạo sẽ bao bọc Trái đất. Các khí này gây cản sự khúc xạ của ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất. Do vậy chúng là các tác nhân làm cho Trái đất nóng lên....
Bên cạnh đó hiện tượng phản xạ as từ đèn ô tô, xe máy gây lóa mắt khi đi trời nắng hoặc trời tối, có thể gây ảnh hưởng thị giác khi tham gia giao thông. Vì vậy để đèn thấp khong chiếu trực tiếp vào người đi ngược chiều, tránh để gương phản chiếu as vào người khác
Bài 2 (TL-79)
-Cá nhân hs hoàn thiện bài 2 (TL-79) trong 5ph, sau đó gọi 2 hs lên báo cáo vẽ hình và tổ chức thảo luận, HS khác vẽ vào vở. 
H13.7a
 N 
 S
kk
nước I 
 K 
 N’
H13.7b
 N 
 S
Nước
kk I K
-GV yêu cầu cá nhân HS đọc thông tin bài tập 3(TL-79), nêu dụng cụ và cách tiến hành TN H13.8.
-GV chốt lại các dụng cụ và cáh tiến hành TN.
-GV yêu cầu HS làm TN H13.8 theo nhóm trong 5ph, ghi kết quả TN ra nháp.
-GV giúp đỡ HS nếu cần.
-GV ghi nhận kết quả TN của HS.
Bài 3.
+ Ta nhìn thấy ánh sáng khi ta dùng ống thẳng.
+Ta không nhìn thấy ánh sáng khi ta dùng ống cong.
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài
2.HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Ôn lại định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng, nắm được sự khúc xạ ánh sáng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước bài tập 3(b), bài 4.
Ngày soạn 16/10/2020
Ngày dạy : 19/10/2020(7a) ; 21/10/2020 (7B,C)
Tiết 7
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
 Bài 14 MÀU SẮC ÁNH SÁNG (t1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết KN ánh sáng trắng, sự phân tích as
2. Kỹ năng:
HS nắm được sự phân tích as trắng
- Rèn kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi, khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu hướng dẫn học, l;ăng kính, nguồn sang hẹp, một số mẫu vật có màu sắc khác nhau,màn chắn,các đèn phát ra ánh sang màu khác nhau, các tấm lọc màu, Máy chiếu. Vedeo thí nghiệm
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Tinh giảm, bổ sung.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra: Không
Bài mới
HĐGV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 7 phút)
Mục tiêu : Tạo hứng thú học tập cho HS.
GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn”
Luật chơi: Gv chọn ra 3 nhóm hs, mỗi nhóm 3 thành viên, các thành viên trong nhóm lần lượt thay phiên nhau viết lên bảng các màu sắc của đồ vật trong lớp mà em quan sát được trong vòng 1 phút, nhóm nào viết được nhiều màu của đồ vật hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV nhận xét, trao quà.
? Quan sát hình 14.1 em hãy kể tên các màu có trong từng bức tranh.
- Y/c Hs hoạt động, chia sẻ cặp đôi trả lời phần 2 
? Ban ngày ls cây có mầu gì, ban đêm lá cây có ,mầu gì.
- Khi đóng kín cửa, tắt đèn không nhìn thấy các màu của vật vì không có ánh sáng chiếu tới nó.
- Ban ngày lá cây có màu xanh, về đêm có màu đen trùng với màu của bong đêm vì không có ánh sang chiếu vào lá cây.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.( 30 phút)
 HĐ 1: Tìm hiểu ánh sang trắng và ánh sáng màu.
Mục tiêu : HS biết được thế nào là ánh sang trắng, thế nào là ánh sang màu.
- Y/c hs hoạt động cá nhân trong 3ph, đọc thông tin mục 1, trả lời câu hỏi :
?Ánh sáng là gì? Kể một số nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu đơn sắc là gì? Kể tên nguồn một số nguồn sáng màu đơn sắc.
? Ánh sáng ,màu không đơn sắc.
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo, trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét chốt câu trả lời, ghi bảng.
-GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trong 4ph, trả lời câu hỏi , báo cáo chia sẻ.
?Có thể làm thí nghiệm để kiểm tra xem sáng sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có mầu biến thiện không ? Nếu được cần dụng cụ gì.
? Có thể tạo ra ánh sáng mầu từ ánh sáng trắng không ?
? Có thể tạo ra ánh sáng trắng từ ánh sáng mầu không. Nếu có nêu cách làm.
I.ÁNH SÁNG TRẮNG, ÁNH SÁNG MÀU.
1. Ánh sang trắng và ánh sang màu:
+ Ánh sang trắng là tập hợp vô số ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
VD : Ánh sang mặt trời.
+ Ánh sang màu đơn sắc là ánh sang không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
VD : Đèn LED, laze..
+ Ánh sang màu không đơn sắc là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc.
+Có thể làm thí nghiệm để kiểm tra xem sáng sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có mầu biến thiên.
Dụng cụ : Đĩa CD, lăng kính .
+ Có thể tạo ra ánh sáng mầu từ ánh sáng trắng.
Dụng cụ : Mảnh giấy bóng mầu, tấm lọc mầu.
+ Có thể tạo ra ánh sáng trắng từ ánh sáng mầu 
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (7 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài
2.HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Học hiểu ánh sáng trắng, ánh sáng màu, ánh sáng màu đơn sắc và ánh sáng màu không đơn sắc.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước mục II.
Ngày soạn 23/10/2020
Ngày dạy : 26/10/2020(7a) ; 28/10/2020 (7B,C)
Tiết 8
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
 Bài 14 MÀU SẮC ÁNH SÁNG (t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Nhớ lại KN ánh sáng trắng, as màu đơn sắc, không đơn sắc
Trình bày được cách phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính
TB và giải thích được sự trộn ánh sáng màu ở một số trường hợp
Giải thích được tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu trong một số ứng dụng thực tế
2. Kĩ năng
HS nắm được sự phân tích as trắng
3. Thái độ : Chăm chú, tìm tòi, chăm chỉ
Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học
II. Chuẩn bị
1.GV: Tài liệu, hình ảnh, vedeo trình chiếu 
2.HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập.
3. Tinh giảm, bổ sung.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ổn định tổ chức(1p)
Kiểm tra 10 p: GV trình chiếu đề
Đề 1:Ánh sang trắng là gì? Kể một số nguồn phát ra ánh sáng trắng, ánh sáng màu đơn sắc là gì? Kể tên nguồn một số nguồn sáng màu đơn sắc. 
Đề 2. Ánh sáng màu không đơn sắc là gì ? Kể tên nguồn một số nguồn sáng màu không đơn sắc. Có thể tạo ra ánh sáng mầu từ ánh sáng trắng không ?
Đáp án:
Đề 1
Thang điểm
Đáp án
Đề 1
+ Ánh sang trắng là tập hợp vô số ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. 
VD : Ánh sang mặt trời 
+ Ánh sang màu đơn sắc là ánh sang không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
VD : Đèn LED, laze..
3đ
2đ
3đ
2đ
+ Ánh sang màu không đơn sắc là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc.
VD : Chùm ánh sáng từ đèn màu 
+ Có thể tạo ra ánh sáng mầu từ ánh sáng trắng.
Dụng cụ : Mảnh giấy bóng mầu, tấm lọc mầu.
Bài mới
HĐGV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 khởi động ( 10 phút)
Mục tiêu : Tạo hứng thú học tập cho HS.
Quan sát vedeo
GV trình chiếu và đặt câu hỏi: Có điều gì đặc biệt trong veodeo? 
HĐ2 : Thí nghiệm.(20)
Mục tiêu : HS làm được thí nghiệm phát hiện ra ánh sang trắng, ánh sang màu, ánh sang màu đơn sắc, ánh sang màu không đơn sắc,.
- GV thực hiện bố trí thí nghiệm như hình 14.2. Y/c hs quan sát, đưa ra dự đoán.
- GV y/c học sinh hoạt động nhóm thực hiện đọc mục 1a, tiến hành thí nghiệm theo các bước trong tài liệu hướng dẫn.
- GV thực hiện thí nghiệm mô phỏng, y/c học sinh quan sát, dung bút chì điền vào chỗ trống mục b.
- GV chiếu slide thí nghiệm về trộn các ánh sáng màu.Y/c HS quan sát, thảo luận và hoàn thiện phần chỗ trống.
- GV y/c hs thu dọn đồ thí nghiệm.
2. Thí nghiệm:
a) Thí nghiệm 1: Phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính.
- Khi thay bằng một khe sáng hẹp thì màu ánh sáng thu được là màu trắng.
b) Thí nghiệm 2: Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
+ Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta thu được ánh sáng có màu của tấm lọc màu.Vì trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đó.Tấm lọc màu cho ánh sáng trắng đi qua.Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu. Ánh sáng màu thu được bằng cách này là ánh sáng màu không đơn sắc.
+ Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta thu được ánh sáng màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Vì tấm lọc màu nào thì ít hấp thụ ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
c) Thí nghiệm 3: Thí nghiệm trộn ánh sáng.
+ ánh sáng màu Cần sử dụng.
+ Màu ..
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4 phút)
1. Tổng kết:
- GV y/c PCT hội đồng TQ lên củng cố kiến thức toàn bài
2.HDVN:
a)Hướng dẫn học bài cũ:
- Học hiểu ánh sáng trắng, ánh sáng màu, ánh sáng màu đơn sắc và ánh sáng màu không đơn sắc.
b) Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Nghiên cứu trước phần tiếp theo và làm BT ý C
Ngày soạn 30/10/2020
Ngày dạy : 2/11(7A) ; 3/11 (7B) ; 5/11 (7C)
CHỦ ĐỀ 4: ÁNH SÁNG
Tiết 9: Bài 14 MÀU SẮC ÁNH SÁNG ( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được sự trộn các ánh sáng màu ở một số trường hợp.
2. Kỹ năng:
 - Giải thích được sự nhìn thấy các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
- Rèn kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi, khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
II. Chuẩn bị
1. Tinh giản, bổ xung: Không
2. Chuẩn bị:
GV: Tài liệu hướng dẫn học, nguồn sáng trắng, tấm lọc màu xanh, đỏ, bi màu, giấy nền trắng, xanh. Máy chiếu.
HS: Tài liệu hướng dẫn học, dụng cụ học tập
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động ( 5 phút)
Mục tiêu : Tạo tình huống thực tê cần nghiên cứu tìm hiểu kiến thức liên quan
- GV nêu câu hỏi kiểm tra: Thế nào là ánh sáng trắng, ánh sáng màu đơn sắc, ánh sáng mầu không đơn sắc.
-GV yêu cầu HS nhận xét, cho điểm,
-GV nhận xét, vào bài.
-Cá nhân HS trình bày lại được các kiến thức liên quan;
+ Ánh sang trắng là tập hợp vô số ánh sang đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
+ Ánh sang màu đơn sắc là ánh sang không thay đổi màu sắc khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
+ Ánh sang màu không đơn sắc là tập hợp của một số chùm sáng màu đơn sắc.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.( 20 phút)
Mục tiêu:Trình bày và giải thích được sự trộn các ánh sáng màu ở một số trường hợp.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS hoạt động cá nhân đọc thông tin trong phần 1 của hoạt động II (TL –T87) trong 5ph, trả lời các câu hỏi ở phần 2, sau đó báo cáo chia sẻ.
GV cho HS hoạt động cặp đôi dự đoán lại màu sắc của các viên bi màu khi chiếu ánh sáng đỏ vào chúng trong 4ph, sau đó báo cáo.
Thống nhất lại phương án thí nghiệm và chuyển giao nhiệm vụ thí nghiệm thực hành cho HS
Cho HS hoạt động nhóm thực hiện TNvà hoàn thành phần nhận xét (TL-88) trong 6ph. 
– GV đề nghị các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét và xác nhận ý kiến đúng.
II. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU.
1.Thông tin (TL-T87) 
2. Trả lời câu hỏi.
+Nếu thấy vật màu trắng, đỏ, xanh lục thì có ánh sáng trắng, đỏ, xanh lục truyền từ vật vào mắt ta.
+ Nếu thấy vật màu đen thì không có ánh sáng nào truyền từ vật vào mắt ta.
=>Không thấy đc vật màu đen 
3. Thảo luận câu trả lời và P/A kiểm tra dự đoán.
- Đặt các viên bi màu trên tấm nền trắng và chiếu ánh sáng đỏ vào chúng
- Quan sát màu sắc các viên bi màu dưới ánh sáng đỏ 
- So sánh với dự đoán
4. Thí nghiệm kiểm tra. 
 (TL- T88).
*Nhận xét: 
- Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác.
- Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các a/s màu.
- Vật màu đen không tán xạ bất kì a/s màu nào.
- Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta ( trừ vật mầu đen)-> Ta gọi vật đó là vật màu.
C. Hoạt động luyện tập ( 15ph)
Mục tiêu: Giải thích được sự nhìn thấy các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
-GV cho học sinh HĐ cá nhân làm BT 1 phần trả lời câu hỏi bài tập 1 trong 5ph, sau đó báo cáo, chia sẻ.
-Gv quan sát, giúp đỡ HS nếu cần.
- GV yêu cầu HS báo cáo.
- GV chốt lại nội dung bài tập 1
-GV cho cá nhân HS quay trở lại phần trả lời (Dự đoán) ở y/c 2 mục A- Khởi động
Bài 1
* Yêu cầu 1.
-A/s trắng.
-A/s màu (Trắng)
-A/s màu hồng.
* Yêu cầu 2.
- Ta thấy tờ giấy trắng có màu đỏ vì ánh sáng chiếu vào nó là ánh sáng đỏ.
- Ta thấy tờ giấy xanh có màu đen vì nó tán xạ kém ánh sáng đỏ.
* Yêu cầu 3.
 Vì vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó nên mắt ta nhìn thấy ánh sáng có màu là màu của vật.
+Ta nhìn thấy các đồ vật có màu như vậy là vì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta ( trừ vật mầu đen)-> Ta gọi vật đó là vật màu. Nếu đóng kín cửa ,tắt đèn -> Không nhìn thấy các vật màu đó nữa vì không có ánh sáng đi từ vật đến mắt ta.
+Ban ngày lá cây ngoài đường có màu xanh vì nó tán xạ tốt ánh sáng màu xanh. Trong đêm tối lá cây có màu đen vì không có ánh sáng.
+Lần lượt chiếu a/s trắng, đỏ, xanh lên quả bóng bàn màu vàng-> quả bóng bàn lần lượt có màu vàng , màu xanh lục, màu khác.
+Lần lượt chiếu a/s trắng, đỏ, xanh lên quả bóng bàn màu đỏ -> quả bóng bàn lần lượt có màu đỏ , màu đỏ, màu khác (Vàng, hồng nhạt).
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà (3 phút)
1. Tổng kết:
- GV yêu cầu HS lên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc