Giáo án Vật lí 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 a) Kiến thức:

-Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

-Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích .

- Giải thích được và sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

b) Kĩ năng:

-Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (Tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tếvà hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền rhẳng ánh sáng

c. Thái độ :

 - Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.

 - Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm

 

doc 12 trang Trịnh Thu Thảo 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 2+3: Sự truyền ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2-3 
Tiết: 2- 3 
Chủ đề: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
(2 tiết)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết
BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG 
BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, hai bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :
II. Mục tiêu bài học
 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	a) Kiến thức: 
-Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
-Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích .
- Giải thích được và sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
b) Kĩ năng:
-Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (Tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tếvà hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền rhẳng ánh sáng 
c. Thái độ :
	- Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.
	- Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm
d. GD bv mt: *Tích hợp giáo dục môi trường ( ô nhiễm ánh sáng)
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
a. Định hướng các năng lực được hình thành 
Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên. Bảng phụ và phấn màu.
- Ống ngắm, đèn pin, màn chắn có đục lỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh. 
- Đèn pin, các miếng bìa có lỗ, đinh ghim, tờ giấy
IV. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
	Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học.
Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
Khởi động
5 phút
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Nghiên cứu qui luật về dường truyền ánh sáng
10 phút
Hoạt động 3
Thông báo tia sáng và chùm sáng
10 phút
Hoạt động 4
Hình thành khái niệm bống tối, bóng nữa tối
10 phút
Hoạt động 5
Hình thành khái niệm nhật thực nguyệt thực
10 phút
3
Luyện tập
Hoạt động 6
- Hệ thống hóa kiến thức;
- Giải bài tập
25 phút
4
Vận dụng
Hoạt động 7
Hướng dẫn về nhà 
20 phút
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV tổ chức cho các nhóm thi trả lời nhanh vào phiếu số 1
- Có thể cho hs chọn đội (1 hoặc 2 bàn) 
Hs chọn đội thi đấu
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv đọc câu hỏi phiếu học tập số 1.
- Gv đo thời gian (tối đa 2 phút) 
hs thảo luận trả lời (hs nào biết đứng lên tra lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày câu trả lời ngắn gọn chính xác
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
Câu 1: Vậy ánh sáng đi từ đường nào đến mắt ta ?
Câu 2: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào?
Câu 3Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
 A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy
 C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng
Bước 2:Hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Nghiên cứu qui luật về dường truyền ánh sáng (10 phút)
Mục tiêu: -Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
-Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
- Nhận biết được bóng tối , bóng nửa tối và giải thích .
- Giải thích được và sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Phương pháp dạy học: nhóm, thuyết trình, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho học sinh dự đoán xem ánh sáng đi theo đường nào? Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc?Cho HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm như hình 2.1, 2.2
Học sinh trao đổi.
Học sinh chuẩn thí nghiệm 2.1, 2.2
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Chiếu phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
Hs làm thí nghiệm 
HS quan sát phiếu học tập số 2 và thảo luận trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Cho học sinh điền vào chỗ trống trong phần kết luận và đọc lên cho cả lớp nghe và nhận xét.
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 2
Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong? 
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường .có hướng gọi là tia 
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo 
Hoạt động 3: Thông báo tia sáng và chùm sáng (10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Qui ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng gọi là tia sáng.
Yêu cầu học sinh quan sát hình 2. 3 và cho biết đâu là tia sáng.
Hs lắng nghe
Hs quan sát hình 2.3
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
b
a
Gv giới thiệu cho hs nhận biết về chùm tia sáng: song song, hội tụ, phân kì
c
Phát phiếu học tập số 3 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
Hs lắng nghe và nhận biết trên bảng
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 3 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Thông báo: Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên.
- Yêu cầu HS trình bày và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của
Hs lên bảng
a. song song
b. Hội tụ
c. phân kì
đại diện nhóm trả lời phiếu sô 3
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 3
a/ Chùm sáng song song ( hình 2.5) gồm các tia sáng trên đường truyền của chúng.
b/ Chùm sáng hội tụ ( hình 2.5) gồm các tia sáng .trên đường truyền của chúng.
c/ Chùm sáng phân kì (hình 2.5) gồm các tia sáng ..trên đường truyền của chúng. 
Hoạt động 4: Hình thành khái niệm bống tối, bóng nữa tối (10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK phần 1, thí nghiệm1.
- GV giới thiệu dụng cụ , cách tiến hành thí nghiệm và mục đích cần đạt .
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận vụ
Hs quan sát hình 2.3
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tiến hành TN cho HS quan sát - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời 
Hs lắng nghe và nhận biết trên bảng
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 3 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 4
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 4
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ ..tới gọi là ..
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ ..tới gọi là .
Hoạt động 5: Hình thành khái niệm nhật thực nguyệt thực (10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc SGK phần II
Quan sát hình 3.3 và 3.4
Hs lắng nghe nhận vụ
Hs quan sát hình.3.3 và hình 3.4 nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 5
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao trong Phiếu học tập số 5.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 5 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 5
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả hs, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 5
Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt trời, và Trái Đất?
Hãy chỉ ra trên hình 3.4. Mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên trái đất thấy trăng sáng, thấy nguyệt thực?
Thế nào là nhật thực?
Thế nào là nguyệt thực?
Bước 3: Luyện tập ( 25 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 6 cho hs quan sát và hoàn thành
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 6 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 6
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả học tập số 6, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 6
Bài 1: Tại sao trong lớp học lại được lắp nhiều bóng đèn nhỏ mà ta không lắp 1 bóng đèn lơn?
Bài 2: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do ánh sáng?
Bài 3: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm
B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn
D. Màn chắn ở gần nguồn.
Bài 4: Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
Bài 5: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm
B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn
D. Màn chắn ở gần nguồn.
Gv thông tin thêm * Tích hợp môi trường:
- Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì một bóng đèn lớn.
- Ở các thành phố lớn, do có nhiều nguồn ánh sáng (ánh sáng do đèn cao áp, do các phương tiện giao thông, các biển quảng cáo ) khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Ô nhiễm ánh sáng là tình trạng con người tạo ra ánh sáng có cường độ quá mức dẫn đến khó chịu. Ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại như: lãng phí ăng lượng, ảnh hưởng đến việc quan sát bầu trời ban đêm (tại các đô thị lớn), tâm lí con người, hệ sinh thái và gây mất an toàn trong giao thông và sinh hoạt...
- Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng đô thị cần:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
Bước 4: vận dụng ( 15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nhóm
Định hướng phát triển năng lực:Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 7 cho hs quan sát và hoàn thành
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 7 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 7
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả học tập số 7, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 7
* Vận dụng trong thực tế
Câu 1: Làm thế nào để đóng đươc 3 cái cọc cho thẳng hàng mà không cần dùng thước hoặc một vật nào khác để gióng hàng? Tại sao lại có thể làm như vậy?
Câu 2: Dựa vào hình vẽ dưới đây em hãy cho biết mắt ta có thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly (làm bằng sứ) hay không? Tại sao? Muốn nhìn thấy được viên bi đó thì mắt ta phải đặt ở vị trí nào? Hãy vẽ hình để minh họa.
Viên bi
Ly sứ
Mắt
Trả lời
Câu 1
* Để đóng được ba cái cọc thẳng hàng ta có thể làm theo thứ tự dưới đây:
- Đóng cọc thứ nhất và cọc thứ hai tại hai vị trí A và B thích hợp.
- Bịt một mắt, đặt cọc thứ ba trước mắt còn lại và hướng nhìn về phía có cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
- Xê dịch cọc thứ ba sao cho mắt chỉ thấy cọc thứ ba mà không thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai vì bị cọc thứ ba che khuất.
- Đóng cọc thứ ba tại vị trí đó.
Vậy ta đã đóng được ba cái cọc thẳng hàng
* Giải thích:
Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên khi ba cọc được đóng thẳng hàng thì mắt và ba cọc đều nằm trên một đường thẳng. Khi đó ánh sáng truyền từ cọc thứ nhất và cọc thứ hai đến mắt ta đã bị cọc thứ ba chặn lại, kết quả là mắt không nhìn thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
Câu 2:
Ta biết mắt chỉ nhìn thấy viên bi khi ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta. Nhưng trong trường hợp này thì ánh sáng truyền theo đường thẳng đến mắt đã bị thành ly chắn lại. Vì vậy mắt ta không thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly.
Muốn nhìn thấy được viên bi thì mắt ta phải đặt trong khoảng nhìn thấy được biểu diễn trên hình vẽ. Vì khi đặt mắt trong khoảng đó thì ánh sángtừ viên bi truyền thẳng được đến mắt ta.
Khoảng đặt mắt nhìn
Bước 5: Tìm tòi và mở rộng ( 5 phút)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
Hs chia nhóm theo yêu cầu
Hs lắng nghe nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 8 cho hs quan sát và hoàn thành
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 8 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy 
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
Đại diện nhóm trả lời phiếu sô 8
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua kết quả học tập số 8, Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 8 ( không đủ thời gian cho hs về nhà nghiên cứu)
Bài 1: Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.
Gợi ý trả lời: Vào những ngày nắng gắt của mùa hè, mặt đường nhựa rất nóng và làm cho các lớp không khí càng gần với nó càng có nhiệt độ cao. Lúc này môi trường không khí tuy là trong suốt nhưng không đồng tính nữa. Do đó các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đường không còn truyền theo đường thẳng nữa mà bị uốn cong dần và một phần bị hắt lại đi đến mắt ta. Vì vậy ta trông mặt đường lúc đó loang loáng như có vũng nước.
 Học bài kết hợp SGK và vở ghi
- Thuộc phần ghi nhớ , giải thích lại câu C1 đến C6.
- Đọc phần “ Có thể em chưa biêt”
Sưu tầm một số hình ảnh về nhật , nguyệt thực

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_23_su_truyen_anh_sang.doc